Trong những năm qua trên tất cả các phương diện đời sống kinh tế, xã hội của huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương có nhiều chuyển biến tích cực góp phần làm cho đời sống cán bộ và nhân dân trong huyện ngày càng được nâng cao. Tuy
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 52
nhiên sự phát triển đó chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của huyện. Trong đó có nhiều nguyên nhân, một trong số đó có nguyên nhân cán bộ, công chức, viên chức trong huyện chưa được quản lý hiệu quả: việc sắp xếp tổ chức bộ máy chưa khoa học; việc phát hiện, đào tạo bồi dưỡng, sử dụng người có đức, có tài còn hạn chế; còn một số cán bộ phẩm chất, năng lực yếu kém, uy tín thấp, không hoàn thành nhiệm vụ; có biểu hiện trạng suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống, … những vấn đề đó là cản trở sự phát triển của huyện, gây khó khăn cho việc thực hiện mục tiêu đưa huyện trở thành huyện công nghiệp vào năm 2020. Với những lý do nêu trên và là một cán bộ công tác tại huyện, tôi chọn huyện Gia Lộc làm địa điểm nghiên cứu với mong muốn góp phần lý luận với Huyện ủy, UBND huyện về việc quản lý đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của huyện trong những năm tới.
Đối với đội ngũ cán bộ, công chức điểm nghiên cứu chủ yếu là các phòng chuyên môn thuộc Uỷ ban Nhân dân huyện và một số xã điển hình để tiến hành nghiên cứu về việc quản lý đội ngũ cán bộ, công chức (UBND xã Gia Tân, UBND xã Gia Xuyên, UBND xã Gia Khánh, UBND thị trấn Gia Lộc...). Đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp thuộc Uỷ ban Nhân dân huyện đội ngũ công chức, viên chức thì điểm nghiên cứu chủ yếu là công chức, viên chức làm việc tại các trường học (Trung tâm Dạy nghề huyện, trung tâm Thể dục - Thể thao huyện, Trung tâm Văn hóa - Thông tin huyện, trường THCS Lê Thanh Nghị....).
Số lượng mẫu nghiên cứu đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thuộc UBND huyện Gia Lộc là 335 mẫu.