Tình hình kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu quản lý đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thuộc uỷ ban nhân dân huyện gia lộc, tỉnh hải dương (Trang 56 - 60)

3.1.3.1 Dân số, lao động của huyện

Xem bảng Tình hình dân số, lao động, thu nhập và chi tiêu bình quân đầu người/tháng huyện Gia Lộc giai đoạn 2012 - 2014 ta thấy:

- Tổng số hộ gia đình tăng nhanh qua các năm, từ 40.015 hộ (năm 2012) lên 43.800 hộ (năm 2014), tăng 3785 hộ trong vòng 3 năm. Đáng chú ý là năm 2012 - 2013 tăng 3425 hộ trong vòng chỉ một năm trong khi dân số tăng không đáng kể, nguyên nhân là do từ tách hộ hàng loạt từ các gia đình nhiều thế hệ thành các hộ cá thể.

- Qua 10 năm, tỷ lệ dân số nông thôn luôn chiếm trên 90,6% và có dao động lên xuống trong phạm vi nhỏ. Dân số sinh sống chủ yếu ở vùng nông thôn, 3 năm gần đây có xu hướng tăng dần tỷ lệ này.

- Lực lượng lao động ngày càng đông, tạo nguồn nhân lực trẻ cho phát triển nông nghiệp và các ngành nghề khác, trong đó nữ giới luôn chiếm hơn 51%. Xu hướng nguồn lao động tăng dần đều và có sự chuyển dịch cơ cấu lao động mạnh mẽ qua các năm từ nông nghiệp, sang các ngành công nghiệp - dịch vụ theo đúng như chủ trương của Đảng và Nhà nước.

- Nhìn vào các số liệu phản ánh thu nhập và chi tiêu bình quân đầu người một tháng, ta thấy có sự chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Theo yêu cầu của sự phát triển chung của xã hội, nhu cầu chi tiêu ngày càng lớn và việc kiếm đủ tiền chi trả cho cuộc sống ngày ngày càng bức thiết hơn.

Như vậy, ta có thể nhận định huyện Gia Lộc có tiềm năng về nguồn nhân

lực dồi dào phục vụ SXNN và đang có những chuyển biến tích cực trong đời sống kinh tế, xã hội.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 47

Bảng 3.4 Tình hình dân số, lao động, thu nhập và chi tiêu bình quân

TT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh (%) 2013/2012 2014/2013 BQ 1, Dân số - Tổng dân số Người 134,139 134,512 135,744 100,3 100,9 134,8

- Mật độ trung bình Người/km2 1,199 1,197 1,200 99,8 100,3 1,2

- Dân số nông thôn Người 122,194 122,002 123,201 99,8 101,0 122,5

- Tỷ lệ dân số nông thôn % 90,69 90,70 90,76 - - -

- Tổng số hộ Hộ 40,015 43,440 43,800 108,6 100,8 42,4

2, Lực lượng LĐ

Số người trong độ tuổi LĐ trong đó: Người 81,248 81,616 82,246 100,5 100,8 81,7

- Tỷ lệ dân số trong độ tuổi LĐ % 60,33 60,68 60,59 - - -

- Tỷ lệ lao động nữ % 51,02 51,02 51,03 - - -

- LĐ ngành NN - thủy sản Người 38,840 36,821 35,794 94,8 97,2 37,2

3, Thu nhập BQ đầu người/tháng Nghìn đ/tháng 909 999 1127 109,9 112,8 1011,7

4, Chi tiêu BQ đầu người/tháng Nghìn đ/tháng 668 734 876 109,9 119,3 759,3

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 48

3.1.3.2 Tình hình cơ sở hạ tầng

UBND tỉnh Hải Dương và UBND huyện Gia Lộc đã nhận thấy rằng cơ sở vật chất kỹ thuật càng đầy đủ thì hoạt động sản xuất càng phát triển, năng suất lao động càng tăng và kinh tế - xã hội của địa phương càng phát triển nên đã chú trọng đầu tư. Nhìn chung, tình hình cơ sở hạ tầng của huyện khá thuận lợi cho việc phát triển kinh tế huyện trong hiện tại và tương lai.

Bảng 3.5 Tình hình cơ sở hạ tầng nông thôn huyện Gia Lộc năm 2014

TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lượng

1 Giao thông

1.1 - Đường quốc lộ, tỉnh lộ Km 60,4 1.2 - Đường xã, liên xã, đường thôn, liên thôn,

đường xóm, liên xóm Km 549 (429,5)

a

1.3 - Đường bê tông nội đồng Km 388,2(101,5)b

2 Thủy lợi 2.1 Kênh chính và kênh cấp I Km 53,3 2.2 Kênh cấp II Km 46,2 2.3 Kênh cấp III Km 179 3 Số hộ dùng điện % 100 4 Bưu điện và chợ

4.1 Số điểm bưu điện văn hoá xã, huyện Điểm 24 4.2 Số máy di động bình quân trên 100 dân Cái/100 dân 65 4.3 Số chợ trong toàn huyện Cái 67

5 Công trình phúc lợi

5.1 Bệnh viện Cái 2

5.2 Trạm y tế xã Cái 23

5.3 Cơ sở y tế khác Cái 18

5.4 Trường cấp I, II, III Cái 50 5.5 Trường mẫu giáo mầm non Cái 23 5.6 Nhà văn hóa các xã trong huyện Cái 23

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 49

Kết hợp bảng 3.5 và báo cáo của các phòng ban huyện Gia Lộc, ta thấy cơ sở hạ tầng có một số thuận lợi và khó khăn cho phát triển kinh tế và nông nghiệp của huyện như sau:

- Thuận lợi

+ Hệ thống giao thông phân bố khá hợp lý, ngày càng hoàn thiện hơn nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động sản xuất và đời sống của người dân. 78% đường nối các xã, thôn, xóm đã được nhựa hóa và bê tông hóa kiên cố mà các loại xe trọng tải có thể lưu thông tốt.

+ Các công trình thuỷ lợi cũng được đầu tư nâng cấp và xây dựng mới cung cấp nước tưới cho canh tác. Hệ thống điện lưới quốc gia đã có trên toàn huyện.

+ Cơ sở trường học đã được kiên cố và khang trang. Chất lượng giáo dục đã có nhiều chuyển biến rõ nét ở từng ngành học, cấp học. Tỷ lệ giáo viên có trình độ trên chuẩn ngày càng được nâng cao. Đây là điểm mạnh để xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao trong tương lai.

+ Trong những năm qua, công tác y tế - dân số - gia đình và trẻ em đã được quan tâm và cải thiện rõ rệt về nhiều mặt. Hệ thống chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân từ huyện đến cơ sở có bước phát triển.

- Khó khăn

+ Hệ thống đường đồng chủ yếu vẫn là đường đá dăm, gạch, đất đi lại khó khăn. Một số tuyến đường xã, thôn, xóm đã xuống cấp và cần được tu bổ để tạo điều kiện cho thông thương hàng hóa thuận lợi. Hệ thống kênh tiêu chủ yếu tận dụng từ hệ thống kênh rạch cũ nên cũng đã hư hỏng nhiều nên việc tưới tiêu còn gặp khó khăn.

+ Các chất thải trong sinh hoạt và sản xuất (đặc biệt là tại các khu, cụm công nghiệp và làng nghề, khu vực xây dựng cơ sở hạ tầng), việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học, sử dụng với liều lượng không hợp lý… là những nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 50

Một phần của tài liệu quản lý đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thuộc uỷ ban nhân dân huyện gia lộc, tỉnh hải dương (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)