Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp liên kết vùng nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm miền trung (Trang 26 - 27)

Sau gần 30 năm Đổi mới, Việt nam đã đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế, tăng trưởng đạt mức cao trong thời gian dài, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, nhiều khu công nghiệp được hình thành, cơ cấu đã có những bước chuyển dịch cơ bản và tích cực,…. Tuy vậy, Việt nam vẫn phải đương đầu với nhiều thách thức. Theo nhiều nhà khoa học, 3 điểm “thắt nút” kìm hãm phát triển của Việt nam là thể chế, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực. Chỉ khi nào những vấn đề trên được cải thiện thì sự phát triển của Việt nam mới có thể nâng cao được cả về chất và lượng.

Cần phải nghiên cứu và vận dụng những lý thuyết mới (như Tân địa kinh tế, lý thuyết lợi thế cạnh tranh…) để có thể khuyến khích hình thành và phát triển những cụm liên kết (cluster) và trung tâm phát triển ở mỗi vùng. Chúng ta đã xác định 3 điểm nghẽn của quá trình phát triển ở Việt Nam hiện nay là: thể chế, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực. Trong 3 điểm nghẽn này thì thể chế là vấn đề không khác nhau mấy giữa các vùng, còn 2

điểm nghẽn còn lại có sự khác biệt rất lớn giữa các vùng, các địa phương. Nếu như chính sách vùng của Việt Nam chưa được quan tâm đúng mức thì việc liên kết phát triển giữa các địa phương lại còn tồi tệ hơn nhiều. Hình ảnh nền kinh tế Việt Nam bao gồm 63 nền kinh tế của các địa phương đã được nhiều chuyên gia nhận định. Việc thiếu liên kết giữa các địa phương không những làm lãng phí nguồn lực đang còn quá hiếm hoi của chúng ta mà thậm chí còn xuất hiện hiện tượng chính sách của địa phương này có thể làm triệt tiêu chính sách của địa phương lân cận. Các địa phương đua nhau trải thảm đỏ thu hút FDI vào địa phương mà không quan tâm tới lợi ích chung của toàn vùng. Điều này là hoàn toàn bất lợi cho việc tạo môi trường đầu tư hấp dẫn để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp liên kết vùng nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm miền trung (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w