Liên kết phát triển tạo lập không gian kinh tế chung cho phát triển kinh tế của toàn Vùng để phát huy tốt nhất lợi thế so sánh của các tỉnh trong Vùng.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp liên kết vùng nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm miền trung (Trang 85 - 88)

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP LIÊN KẾT VÙNG NHẰM THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀ

4.3.1. Liên kết phát triển tạo lập không gian kinh tế chung cho phát triển kinh tế của toàn Vùng để phát huy tốt nhất lợi thế so sánh của các tỉnh trong Vùng.

Thứ nhất, Phát triển và gắn kết kết cấu hạ tầng giao thông theo các hành lang vận tải:

Cần phát triển 3 hành lang vận tải chủ yếu đi qua và trên địa bàn Vùng gồm:

- Hành lang xương sống quốc gia: là hành lang vận tải Bắc - Nam, gồm hành lang ven biển Bắc Nam và hành lang Bắc Nam phía Tây đoạn đi qua các tỉnh của Vùng.

+ Hành lang ven biển Bắc Nam trong Vùng bao gồm các tuyến cao tốc Bắc Nam, quốc lộ 1A, đường bộ ven biển, đường sắt Thống Nhất và đường ven biển.

+ Hành lang Bắc Nam phía Tây trong Vùng gồm tuyến đường Hồ Chí Minh.

- Hành lang cửa ngõ quốc tế Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung: làhành lang trọng yếu phục vụ và kết nối các đô thị lớn ở Miền Trung, với tuyến đường chính là quốc lộ 1. Đến năm 2030, lưu lượng giao thông dự kiến tăng 5 - 8 lần về vận tải hành khách và 3 - 4 lần về vận tải hàng hóa.

- Các hành lang vùng:

+ Hành lang Đà Nẵng - QL1A - QL9 - Biên giới Việt Lào: đây là hành lang quan trọng, ngoài nhu cầu vận tải của Vùng còn hàng quá cảnh của Lào, Đông Bắc Thái Lan.

+ Hành lang Đà Nẵng - QL14B - 14D - Đường Hồ Chí Minh - Tây Nguyên: đây là hành lang vận tải quan trọng nối cảng biển Đà Nẵng với khu vực Tây Nguyên.

+ Hành lang Dung Quất - QL24 - Tây Nguyên: vận chuyển hàng hóa và hành khách do đường bộ đảm nhận 100%.

+ Hành lang Quy Nhơn - QL19 - Tây Nguyên: đây là hành lang vận tải quan trọng nối cảng biển Qui Nhơn với Tây Nguyên và các nước láng giềng.

Thứ hai, Kết nối thuận lợi hành lang giao thông giữa các địa phương trong Vùng, giữa Vùng với các vùng, Vùng với quốc tế và đảm bảo chất lượng vận tải đạt tiêu chuẩn quốc tế.

- Đường bộ:

Liên kết hình thành các trục giao thông Bắc - Nam và mạng kết nối với nội địa và cảng biển. Xây dựng các đoạn đường bộ cao tốc thuộc tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam. Nhanh chóng triển khai và hoàn thành đường cao tốc Đà Nẵng - Chu Lai - Quảng Ngãi - Quy Nhơn và Đà Nẵng - Huế - Quảng Trị. Nâng cấp, xây dựng các đường thuộc hành lang kinh tế Đông - Tây và các đường ngang nối vùng duyên hải với các tỉnh Tây

Nguyên, nối các cảng biển Việt Nam với các nước láng giềng như Lào, Thái Lan và Campuchia; nối thông và nâng cấp tuyến đường bộ ven biển; đưa vào đúng cấp kỹ thuật các tuyến quốc lộ còn lại; xây dựng đường Trường Sơn Đông từ Đà Nẵng đến Lâm Đồng. Nâng cấp đường sắt đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cấp quốc gia và khu vực, nghiên cứu xây dựng một số đoạn đường sắt cao Bắc - Nam.

- Đường biển:

Phát triển các cảng: Cảng Chân Mây (Thừa Thiên Huế) phục vụ trực tiếp sự phát triển của khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô và tỉnh Thừa Thiên Huế, là một trong các cửa ra biển cho hành lang kinh tế Đông - Tây qua cửa khẩu Lao Bảo; Cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) có vai trò cảng trung tâm của khu vực Trung Bộ, là một trong các cửa ra biển cho hành lang kinh tế Đông - Tây qua cửa khẩu Lao Bảo; Cảng Kỳ Hà (Quảng Nam) phục vụ khu kinh tế mở Chu Lai và Quảng Nam; Cảng Dung Quất (Quảng Ngãi), phục vụ cho khu kinh tế Dung Quất và khu vực Quảng Ngãi; Cảng Quy Nhơn - Nhơn Hội (Bình Định) phục vụ trực tiếp khu kinh tế Nhơn Hội, tỉnh Bình Định và đầu ra của hành lang Đông – Tây. Từ đó nhằm phát triển hệ thống cảng biển của khu vực với tổng công suất đến năm 2020 đạt 40,0- 50 triệu tấn/năm. Trong đó:

- Cảng Đà Nẵng: đảm nhận vai trò cảng cửa ngõ quốc tế ở khu vực miền Trung (cảng loại IA). Tổng công suất đến năm 2020 đạt 9,6 - 12,0 triệu tấn/năm. Khu bến Liên Chiểu từng bước đảm nhận vai trò khu bến chính của cảng cửa ngõ quốc tế Đà Nẵng, tiếp nhận tàu 5 - 8 vạn DWT, tàu container 4.000 -6.000 TEU.

- Cảng Dung Quất: là cảng tổng hợp quốc gia loại I giữ vai trò đầu mối vùng, bao gồm 2 khu bến chính là Dung Quất I (hiện có), Dung Quất II (phát triển mới tại vịnh Mỹ Hàn) và bến vệ tinh Sa Kỳ. Tổng công suất đến năm 2020 đạt 14,7 - 15,8 triệu tấn/năm.

- Cảng Quy Nhơn: là cảng tổng hợp quốc gia đầu mối vùng, loại I trong hệ thống cảng biển Việt Nam. Tổng công suất đến năm 2020 đạt 9,0 - 11,2 triệu tấn/năm, gồm Khu bến Qui Nhơn- Thị Nại có các bến tổng hợp container cho tàu 1 -3 vạn DWT, bến chuyên

dùng cho tàu 5 -7 ngàn DWT; Khu bến Nhơn Hội đảm nhận chức năng chủ yếu là chuyên dùng kết hợp làm hàng tổng hợp phục vụ trực tiếp cho các cơ sở công nghiệp tập trung quy mô lớn sẽ hình thành tại đây, tiếp nhận tàu 2 -5 vạn DWT.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp liên kết vùng nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm miền trung (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w