Phối hợp để phát triển nguồn nhân lựcchất lượng cao.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp liên kết vùng nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm miền trung (Trang 91 - 95)

- Đường hàng không:

4.3.4. Phối hợp để phát triển nguồn nhân lựcchất lượng cao.

Thứ nhất, Hoàn thiện mạng lưới các trường đại học, cao đẳng trong vùng

Trước mắt ưu tiên phát triển các cơ sở đào tạo Đại học, Cao đẳng đa ngành chất lượng cao của Vùng đạt trình độ quốc gia và quốc tế tại các trung tâm vùng như Huế, Đà Nẵng. Cụ thể như sau:

- Tỉnh Thừa Thiên Huế: Thành lập thêm trường Đại học Xã hội - Nhân văn và nâng cấp một số khoa, ngành của Đại học Huế thành trường Đại học Khoa học theo định hướng nghiên cứu cơ bản. Đây là 2 lĩnh vực quan trọng, đảm bảo sự phát triển bền vững và chuẩn bị nhân lực cho nền kinh tế tri thức sau năm 2020.

- Thành phố Đà Nẵng: Thành lập thêm trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông, trong đó tập hợp những chuyên ngành về ứng dụng công nghệ thông tin trong kỹ thuật, công nghệ phần mềm, công nghệ truyền thông… và nâng cấp một số khoa, ngành của Đại học Đà Nẵng thành trường đại học nghiên cứu theo định hướng ứng dụng.

- Tỉnh Quảng Nam: Thành lập thêm trường Đại học Tài nguyên và Môi trường bao gồm các chuyên ngành về năng lượng, môi trường, tài nguyên, biến đổi khí hậu… và Trường Đại học Văn hóa - Du lịch dựa trên nền tảng văn hóa địa phương và sự phát triển du lịch trong vùng.

- Tỉnh Quảng Ngãi: Thành lập thêm trường Đại học Công nghệ, đào tạo chuyên ngành rộng trong tất cả các lĩnh vực công nghệ như cơ khí, điện - điện tử, công nghệ lọc hóa dầu và chế biến dầu khí…

- Tỉnh Bình Định: Phát triển Đại học Quy Nhơn thành đại học vùng đa ngành; thành lập thêm trường Đại học Kỹ thuật Giao thông - Vận tải đào tạo các ngành vận tải đường bộ, đường biển, đường không, logistic

Thứ hai, Đẩy mạnh liên kết giữa các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề trong vùng:

- Liên kết đa dạng hóa ngành nghề đào tạo và và liên thông cấp đào tạo: Tập trung phát triển các ngành nghề và đào tạo đa cấp, liên thông đối với các ngành mà Vùng đang có nhu cầu cao như: du lịch, thương mại, tài chính, ngân hàng, logistics, công nghệ lọc hóa dầu và chế biến dầu khí, y - dược - kỹ thuật y tế, cơ điện tử, điện công nghiệp, công nghệ thông tin, công nghệ phần mềm, xã hội - nhân văn, văn hoá - nghệ thuật... trên cơ sở

nhu cầu nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh, thành phố trong Vùng. Đồng thời, phát triển các chương trình đào tạo tiên tiến trên cơ sở các chuyên ngành mũi nhọn thuộc thế mạnh đặc trưng của từng cơ sở đào tạo, dạy nghề.

- Liên kết giữa các trường đại học, cao đẳng với các trường đại học trọng điểm Vùng (Đại học Huế, Đại học Đà Nẵng) về những nội dung:

+ Trao đổi kinh nghiệm đào tạo, kinh nghiệm quản lý giữa các trường thông qua các hội nghị, hội thảo, qua các cuộc trao đổi giữa lãnh đạo các trường.

+ Trao đổi giáo viên có kinh nghiệm giữa các trường thông qua mời thỉnh giảng, mời hướng dẫn luận văn và tham gia Hội đồng bảo vệ luận văn đại học, cao học, luận án tiến sĩ.

- Liên kết khác: Liên kết trong biên soạn giáo trình, xây dựng chương trình khung trong đào tạo đại học, cao học và nghiên cứu sinh; trong việc đào tạo nâng cao trình độ, chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, giảng viên của các trường; mở các khóa đào tạo theo hình thức liên kết, đặt hàng cơ sở đào tạo dựa trên năng lực của từng trường; thường xuyên trao đổi, cung cấp thông tin về năng lực đào tạo của các trường để tìm kiếm cơ hội hợp tác.

Thứ ba, phân tầng chất lượng các trường đại học

Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, chúng ta khó có thể cùng lúc đảm bảo cả về số lượng và chất lượng của tất cả các ngành nghề trong một trường Đại học. Vì vậy cần có sự phân tầng chất lượng các trường đại học, trong đó có những trường làm nhiệm vụ đào tạo cho số đông như hiện nay và những trường làm nhiệm vụ đào tạo đội ngũ nhân lực tinh hoa, chất lượng cao. Cụ thể là:

- Tỉnh Thừa Thiên Huế: Tiếp tục phát triển trở thành một trong những trung tâm đào tạo chất lượng cao của khu vực và cả nước, xây dựng Đại học Huế ngang tầm đại học quốc gia, ưu tiên các chuyên ngành đào tạo thuộc các lĩnh vực khoa học cơ bản, sư phạm, du lịch, y tế, nông lâm, luật, hành chính, văn hóa nghệ thuật…

- Thành phố Đà Nẵng: Tiếp tục phát triển trở thành một trong những trung tâm đào tạo chất lượng cao của khu vực và cả nước, xây dựng Đại học Đà Nẵng ngang tầm đại học quốc gia, ưu tiên các chuyên ngành đào tạo thuộc các lĩnh vực kỹ thuật - công nghệ, kinh tế, ngoại ngữ, kiến trúc, thể dục thể thao, kết hợp với dạy nghề chất lượng cao đối với các lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao, du lịch, logistics, thương mại…

- Tỉnh Quảng Nam: Tập trung dạy nghề chất lượng cao gắn với các ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh như công nghiệp lắp ráp ô tô, điện, điện tử, hóa chất…

- Tỉnh Quảng Ngãi: Phát triển trường Đại học Tài chính - Kế toán kết hợp với tập trung dạy nghề chất lượng cao gắn với các ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh như công nghiệp lọc dầu và hóa dầu, công nghiệp tàu thủy, điện tử…

- Tỉnh Bình Định: Phát triển trường Đại học Quy Nhơn ngang tầm đại học trọng điểm Vùng, kết hợp với tập trung dạy nghề gắn với các ngành kinh tế chủ lực của tỉnh như kinh tế biển, logistics, điện, điện tử,…

Thứ tư, Đẩy mạnh liên kết giữa các cơ sở đào tạo, dạy nghề và các đơn vị sử dụng lao động

- Mở rộng các loại hình liên kết giữa cơ sở đào tạo, dạy nghề với các đơn vị sử dụng lao động thông qua những cam kết, hợp đồng cụ thể. Trong đó các đơn vị sử dụng lao động nêu rõ nhu cầu về nhân lực, bao gồm cả số lượng và chất lượng, cơ cấu chuyên ngành, nghiệp vụ, trình độ chuyên môn, các kỹ năng cần thiết... trong cả thời gian ngắn hạn và dài hạn. Đồng thời cam kết cả nguồn tài chính cung cấp cho quá trình đào tạo cũng như tham gia vào việc quản lý quá trình đào tạo.

- Các cơ sở dạy nghề huy động sự tham gia của các đơn vị sử dụng lao động trong việc xây dựng chương trình, giáo trình và trang thiết bị dạy nghề của các doanh nghiệp để đào tạo nghề.

- Các đơn vị sử dụng lao động phối hợp với các cơ sở đào tạo, dạy nghề, tài trợ cho hoạt động nghiên cứu ứng dụng và triển khai thí điểm tại các đơn vị sử dụng lao

động để từ đó rút ra kinh nghiệm và nhân rộng. Có như vậy mới giảm được sự lãng phí đối với các hoạt động nghiên cứu, đồng thời tự nó sẽ tạo ra sự chuyển dịch quá trình nghiên cứu theo hướng mang tính thực tiễn cao hơn.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp liên kết vùng nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm miền trung (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w