Các website điện tử:

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp liên kết vùng nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm miền trung (Trang 98 - 100)

- Đường hàng không:

Các website điện tử:

1. http://www.vietrade.gov.vn/ (Cục xúc tiến thương mại Việt Nam)

2. http://www.danang.gov.vn/ (Cổng thông tin điện tử thành phố Đà Nẵng)

3. https://www.thuathienhue.gov.vn/ (Cổng thông tin điện tử Thừa Thiên Huế)

4. http://www.binhdinh.gov.vn/ (Cổng thông tin điện tử Bình Định)

5. http://quangnam.gov.vn/ (Cổng thông tin điện tử Quảng Nam)

6. http://www.quangngai.gov.vn/ (Cổng thông tin điện tử Quảng Ngãi)

7. http://www.gso.gov.vn/ (Tổng cục thống kê Việt Nam)

8. http://moj.gov.vn/ (Bộ Tư pháp Việt Nam)

9. http://www.mpi.gov.vn/ (Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam)

10. http://www.pcivietnam.org/ (Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh tại Việt Nam)

11. http://fia.mpi.gov.vn/Home (Cục Đầu tư nước ngoài Việt Nam)

Liên kết, hợp tác trong phát triển kinh tế là chủ trương hết sức đúng đắn, góp phần thúc đẩy thu hút đầu tư nước ngoài vào vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Thông qua liên kết, các địa phương trong vùng sẽ khai thác và phát huy được các tiềm năng, thế mạnh của mình và toàn vùng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng nhanh và bền vững.

Trong những năm đầu sự liên kết giữa các tỉnh, thành phố trong vùng tuy còn lỏng lẻo, “ mạnh ai người đó làm” , “ cờ tới tay ai người ấy phất”, mỗi địa phương đồng loạt đầu tư tạo một chuỗi giá trị riêng cho mình, trong khi khả năng chỉ có thể tối ưu hóa từ một đến hai giá trị, gây nguy cơ lãng phí nguồn lực, năng lực cạnh tranh với các vùng khác sẽ bị ảnh hưởng đáng kể. Chính điều đó đã hạn chế năng lực huy động FDI để phát triển kinh tế xã hội của toàn Vùng. Nhưng hiện nay sự liên kết đã có khởi sắc, các địa phương đã liên kết mang lại những hiệu quả nhất định, các tỉnh, thành phố đã ưu tiên tập trung vào một số lĩnh vực như xây dựng đồng bộ hạ tầng giao thông, kinh tế du lịch, kinh tế biển và phát triển nguồn nhân lực .Trong các năm tới, các tỉnh cần tăng cường liên kết hơn nữa. . Liên kết theo tinh thần bình đẳng, các bên cùng có lợi và tinh thần chủ động, tự nguyện của các địa phương, tổ chức, doanh nghiệp, có lộ trình, mục tiêu cụ thể. Đà Nẵng với vị thế là trung tâm kinh tế - xã hội của khu vực miền Trung, thành phố Đà Nẵng cần thể hiện sức lan tỏa và vai trò trong chiến lược phát triển chung của khu vực. Để đảm bảo quá trình hợp tác liên kết phát triển đạt hiệu quả rất cần sự quán triệt và quan tâm chỉ đạo của chính quyền các địa phương; sự tạo điều kiện hỗ trợ của các bộ ngành trung ương, và đặc biệt là sự đồng tâm hiệp lực của cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức hoạt động trong các lĩnh vực liên kết, hợp tác.

Có như vậy trong thời gian tới, nguồn vốn FDI vào vùng kinh tế trọng điểm miền Trung sẽ tiếp tục tăng mạnh. Vùng kinh tế miền Trung sẽ là điểm sáng để hút vốn đầu tư. Sự liên kết sẽ tạo ra một môi trường đầu có: cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại; nguồn nhân lực chất lượng cao, điều kiện kinh tế phát triển …..Đây thực sự là một môi trường đầu tư hấp dẫn. Định hướng trong tương lai, nguồn vốn FDI thu hút vào Vùng kinh tế trọng

điểm miền Trung sẽ quan tâm hơn tới chất lượng nguồn vốn, thu hút FDI “sạch”. mỗi địa phương không nên trải thảm đỏ mời gọi nhà đầu tư đến với riêng tỉnh mình bằng các dự án trùng lắp, mà cần cùng nhau xây dựng một không gian kinh tế thống nhất nhằm phát huy lợi thế so sánh của từng địa phương, tạo sự phối hợp và hỗ trợ lẫn nhau có hiệu quả, hạn chế sự cạnh tranh bất hợp lý, tạo ra sự phát triển hài hòa, bền vững vì lợi ích của từng địa phương, của toàn vùng và cả nước cũng như việc thu hút có chọn lọc nguồn vốn FDI.Việc liên kết nội vùng để tìm ra những điểm chung nhất cho quá trình hoạch định chiến lược thu hút đầu tư là điều phải nghĩ đến đầu tiên. Trong đó, mỗi địa phương phải nhìn nhận những dự án đầu tư nào mang tính lan tỏa cao nhất cho cả vùng, đặc biệt là thu hút đầu tư vào những dự án kết cấu hạ tầng giao thông huyết mạch kết nối cho cả vùng... Đó là điều mà nhà đầu tư trong và ngoài nước cần để phát triển bền vững tại vùng đó chứ không chỉ co cụm tại một tỉnh, thành nào.

Với sự liên kết càng ngày càng chặt chẽ, cùng với các chính sách, kế hoạch thu hút FDI hiệu quả, hoàn toàn có thế tin tưởng rằng Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, kì vọng tương lai tươi sáng, phồn vinh của vùng đất này. Vùng Kinh tế trọng điểm Miền Trung sẽ trở thành khu vực phát triển năng động với tốc độ nhanh và bền vững, là vùng động lực phát triển cho toàn vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, là cửa ngõ ra biển quan trọng của các tỉnh vùng Tây Nguyên, khu vực Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam và tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây (Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2020, định hướng đến năm 2030).

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp liên kết vùng nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm miền trung (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w