Cơ cấu vốn FDI theo lĩnh vực

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp liên kết vùng nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm miền trung (Trang 69 - 70)

KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG

2.3.2.2. Cơ cấu vốn FDI theo lĩnh vực

Hình 4: Cơ cấu vốn FDI toàn vùng theo lĩnh vực lũy tiến tới hết năm 2014

Nguồn: Tổng hợp từ các trang thông tin điện tử của các địa phương

Vốn FDI trên địa bàn vùng KTTĐ Miền Trung tập trung nhiều nhất vào lĩnh vực Công nghiệp chế biến, chế tạo với 258 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký là 6,74 tỷ USD (chiếm 39,3% tổng vốn FDI đăng ký vào vùng KTTĐ Miền Trung). Dự án lớn nhất trong lĩnh vực này là dự án Công ty TNHH Bus Industrial Center của nhà đầu tư Liên bang Nga

tại Bình Định. Dự án cấp phép ngày 12/4/2013, tổng vốn đầu tư đăng ký lên tới 1 tỷ USD, hoạt động trong lĩnh vực lắp ráp và sản xuất phụ tùng xe bus và dịch vụ hỗ trợ khác.

Lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ hai có 43 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký 6,33 tỷ USD (chiếm 37% tổng vốn FDI đăng ký vào vùng KTTĐ Miền Trung) . Đây là lĩnh vực có quy mô vốn/dự án lớn nhất của vùng. Quy mô trung bình một dự án FDI trong lĩnh vực bất động sản là 147,4 triệu USD, cao hơn nhiều so với quy mô trung bình/dự án của toàn vùng là 29,5 triệu USD. Dự án lớn nhất trong lĩnh vực này là Công ty TNHH phát triển Nam Hội An (dự án khu nghỉ dưỡng Nam Hội An), cấp phép ngày 10/12/2010, của CTLD đầu tư Genting VinaCapital (Genting VinaCapital Investment Pte.Ltd), Singapore. Đây cũng là dự án lớn nhất của vùng cũng như của tỉnh Quảng Nam tính đến thời điểm hiện nay với tổng vốn đầu tư lên tới 4 tỷ USD.

Đứng thứ ba là lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn uống, có 44 dự án với 1,83 tỷ USD (chiếm 10,7% tổng vốn FDI đăng ký vào vùng KTTĐ Miền Trung). Dự án FDI lớn nhất trong lĩnh vực này là dự án Công ty TNHH đầu tư và phát triển Lập An, cấp phép ngày 11/1/2008. Dự án do Công ty Lap An Development Pte, Singapore đầu tư 298,4 triệu USD tại tỉnh Thừa Thiên - Huế. Dự án xây dựng phát triển khu du lịch 5 sao; bán cho thuê biệt thự, nhà ở...

Tuy nhiên, đầu tư nước ngoài vào khu vực lại phần lớn hướng vào các ngành thâm dụng lao động, sử dụng tài nguyên, tận dụng chính sách bảo hộ công nghiệp. Đa số dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp như sản xuất thức ăn chăn nuôi, dăm gỗ, cơ khí, may mặc, thương mại…có quy mô nhỏ nên dây chuyền thiết bị, công nghệ cũng thuộc dạng trung bình. Trong khi các ngành sử dụng công nghệ cao, tạo ra nhiều giá trị gia tăng vẫn chưa thu hút được nhiều.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp liên kết vùng nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm miền trung (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w