Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông 1 Thành tựu

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp liên kết vùng nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm miền trung (Trang 44 - 48)

KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG

2.2.2.Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông 1 Thành tựu

2.2.2.1. Thành tựu

* Mạng lưới đường bộ

Nhìn chung mạng lưới đường bộ được phân bổ tương đối hợp lý với 2 trục dọc chính xuyên suốt vùng từ Bắc tới Nam là QL1A và Đường Hồ Chí Minh. Ngoài ra, đang hình thành trục thứ ba là tuyến đường bộ ven biển; 5 trục ngang chính là QL49, QL14B - 14D, QL14E, QL24, QL19 tạo sự kết nối Đông - Tây. Hầu hết các quốc lộ quan trọng đã được mở rộng, nâng cấp, tỷ lệ rải mặt đối với quốc lộ và tỉnh lộ đều đã đạt gần 100%.

QL1A là tuyến giao thông huyết mạch quan trọng nhất cả nước và khu vực miền Trung nói chung và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nói riêng, đi qua địa bàn của cả

05 tỉnh trong Vùng. Đến nay, cơ bản QL1A đoạn đi qua các tỉnh trong Vùng đã hoàn thành với mặt đường được nâng cấp, mở rộng trung bình từ 15 mét lên 25 mét. Riêng những đoạn đi qua các thành phố, thị xã lớn, mặt đường đã được mở rộng từ 30 đến 35 mét với 4 làn xe cơ giới.

Đường Hồ Chí Minh là tuyến đường bộ quan trọng thứ hai trong Vùng, đi qua địa bàn các tỉnh Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam đến nay cơ bản đã hoàn thành gần 80% tiến độ được giao.

Ngoài ra, những năm gần đây các tỉnh trong Vùng quyết tâm mở thêm tuyến đường bộ chạy dọc ven biển. Thành phố Đà Nẵng là địa phương đầu tiên hoàn thành tuyến đường ven biển trên địa bàn và kết nối với hai địa phương giáp ranh là Quảng Nam và Thừa Thiên Huế, với trục đường ven biển Nguyễn Tất Thành - cầu Thuận Phước - Trường Sa - Hoàng Sa - Điện Ngọc - Cửa Đại. Dự kiến, tuyến đường đầy tiềm năng chạy dọc ven biển với chiều dài trên 500km sẽ chính thức khớp nối, tạo nên một trục đường quan trọng chạy song song với quốc lộ 1A, không chỉ cải thiện liên kết cơ sở hạ tầng của Vùng mà còn thúc đẩy liên kết du lịch và giao lưu văn hóa giữa các tỉnh trong vùng. Thêm vào đó, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tiến hành xây dựng tuyến đường ven biển nối từ Lăng Cô đến Chân Mây vượt qua cửa Tư Hiền men theo bờ biển kéo đến cửa Thuận An, thành phố Huế. Tỉnh Quảng Nam, khi cầu Cửa Đại hoàn thành sẽ nối đường ven biển từ Đà Nẵng đến tận Chu Lai. Theo quy hoạch phát triển giao thông vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, sẽ xây dựng tuyến đường cao tốc Huế - Đà Nẵng – Quảng Ngãi – Bình Định, tiếp tục nâng cấp mở rộng các tuyến quốc lộ 1A, 49, 49B, 24… nhằm đảm bảo đến năm 2020, năng lực vận tải trong toàn vùng đạt 101 triệu tấn hàng hóa và 185 triệu lượt khách/năm.

Về hệ thống đường sắt, cả 5 tỉnh thành đều nằm trên trục đường sắt quốc gia với hệ thống các các chuyến tàu xuyên Việt có chất lượng cao và có ga hành khách và hàng hóa riêng. Một vài tỉnh thành đã hình thành được các tuyến chạy tàu du lịch cố định, chất lượng cao.

* Mạng lưới đường thủy

Nhờ hệ thống cảng biển gồm Chân Mây, Liên Chiểu, Tiên Sa, Kỳ Hà, Dung Quất, Quy Nhơn đã phần nào phát huy được ưu thế về phát triển kinh tế biển và dịch vụ cảng, trung chuyển quốc tế, thủy sản.... Cùng với sự phát triển của hệ thống cảng biển, các khu kinh tế lớn ven biển đã hình thành tạo ra những động lực phát triển mới thúc đẩy phát triển công nghiệp phụ trợ, đó là 4 khu kinh tế lớn là KKT Chân Mây - Lăng Cô (Huế), KKT mở Chu Lai (Quảng Nam), KKT Dung Quất (Quảng Ngãi) và KKT Nhơn Hội (Bình Định); cùng với hệ thống chuỗi 24 khu công nghiệp, khu chế xuất, khai thác lợi thế gần cảng; hệ thống kho bãi quốc gia và quốc tế sẽ gắn với hệ thống cảng tổng hợp quốc tế và các đầu mối giao thông liên vùng và xuyên quốc gia.

* Mạng lưới đường hàng không

Hệ thống sân bay nội địa và quốc tế đang được đầu tư nâng cấp gồm sân bay quốc tế Đà Nẵng, sân bay quốc tế Phú Bài (Huế) và sân bay nội địa Chu Lai (Quảng Nam), Phù Cát (Bình Định).

2.2.2.2. Hạn chế

Mặc dù hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đã đảm bảo sự liên kết vận tải giữa các vùng, miền trong cả nước và giữa các địa phương trong Vùng. Tuy nhiên, liên kết hạ tầng giao thông còn lỏng lẻo cũng như chất lượng kết cấu, dịch vụ vận tải còn nhiều hạn chế.

* Mạng lưới đường bộ

Các trục giao thông chính yếu còn hạn chế về kết nối giữa các trục chính; một số tuyến đường tránh đô thị lớn trong Vùng còn chưa được xây dựng… Hệ thống hạ tầng kết nối giữa các địa phương còn yếu, thiếu và hoàn toàn không đồng bộ. Nhìn riêng đường bộ thì các tỉnh miền Trung chỉ dựa vào quốc lộ 1A độc đạo, vá víu, quá tải, tắc nghẽn.

Về đường sắt, mới chỉ có duy nhất đoạn tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua Vùng với tiêu chuẩn kỹ thuật và năng lực vận tải thấp, chủ yếu chỉ phục vụ vận tải hành khách

trong vùng. Mặc dù cả 5 tỉnh thành đều các chuyến tàu du lịch riêng nhưng đều không thể tận dụng hệ thống chạy tàu này phục vụ cho nhu cầu của địa phương do không tác động được đến lịch chạy tàu. Ngay giữa các địa phương cũng không hình thành được đội tàu liên tuyến chất lượng cao phục vụ theo nhu cầu của vùng.

* Mạng lưới đường thủy

Cảng biển tuy nhiều về số lượng với 6 cảng biển nước sâu và một số cảng nhỏ khác nnhưng nhìn chung năng lực còn yếu, liên kết thấp, chưa phát huy được thế mạnh. Cả 5 tỉnh thành đều chưa quy hoạch và xây dựng cảng chuyên dụng đón tàu biển du lịch mặc dù nằm ngay trên đường giao lưu của hệ thống tàu du lịch biển quốc tế. Tình trạng đầu tư cảng biển theo phong trào đã khiến Vùng dù nhiều cảng biển nhưng nếu kể số cảng nước sâu, có thể đón tàu lớn vào làm hàng cũng chỉ có thể nhắc đến vỏn vẹn 2 cảng Tiên Sa, Quy Nhơn.

* Mạng lưới đường hàng không

Các cảng hàng không đã cơ bản đáp ứng nhu cầu vận tải hàng không của Vùng, đã kết nối được các tuyến vận chuyển hành khách, hàng hóa bằng đường hàng không chính yếu trong nội bộ Vùng, liên vùng… Hầu hết sân bay với qui mô nhỏ, tần suất bay thấp, các tuyến đường bay chủ yếu là tuyến nội địa, ít được đầu tư thỏa đáng, khả năng kết nối với các tuyến hàng không quốc tế còn nhiều hạn chế. Hệ thống sân bay mặc dù nhiều nhưng không có sự liên kết hỗ trợ giữa các địa phương, thiếu sự đầu tư cả về nhân lực và vật lực, dẫn tới tình trạng địa phương nào cũng có sân bay nhưng lại không có sự phân chia nhiệm vụ rõ ràng, chưa phân định rõ cảng chính, cảng hỗ trợ của Vùng.

Ngoài ra, do tình hình kinh tế cũng như mức sống của người dân khu vực này nên người dân sử dụng mạng bay để đi lại khá thấp (ngoại trừ khách du lịch) nên đã là tác nhân kìm hãm mạng bay nối giữa các tỉnh thành với nhau trong khi khách du lịch chưa bù đắp được, và đây cũng là một yếu tố tác động ngược lại làm giảm lượng khách đến các khu vực này. Yếu tố trên cũng là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc chưa kết nối được các sân bay tại các tỉnh thành với mạng bay khu vực và quốc tế. Ngay cả đối với

sân bay Đà Nẵng và Nha Trang là 2 sân bay tại 2 khu vực phát triển tốt nhất trong 7 tỉnh miền Trung cũng bị lâm vào tình trạng này vì các chuyến bay quốc tế đến rất thưa thớt.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp liên kết vùng nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm miền trung (Trang 44 - 48)