Liên kết vùng nhằm nâng cao công tác đàotạo và phát triển nguồn nhân lực nhằm thu hút FD

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp liên kết vùng nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm miền trung (Trang 61 - 62)

KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG

2.3.1.3.Liên kết vùng nhằm nâng cao công tác đàotạo và phát triển nguồn nhân lực nhằm thu hút FD

nhân lực nhằm thu hút FDI

Với tốc độ và yêu cầu phát triển như hiện nay đã đặt ra yêu cầu lớn đối với đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào phát triển kinh tế - xã hội cũng như thu hút FDI vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Có thể nói các khu công nghiệp, khu kinh tế, trung tâm du lịch, dịch vụ ngày càng phát triển thì nhu cầu về nhân lực có trình độ chuyên môn cao, trình độ quản lý và lao động lành nghề càng được chú trọng hơn. Tuy nhiên tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực đã qua đào tạo, đặc biệt là công nhân kỹ thuật lành nghề vẫn đang còn rất phổ biến, nhất là các khu kinh tế như Chu Lai, Dung Quất, Nhơn Hội, …. Vì vậy, muốn thúc đẩy phát triển kinh tế cần phải có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực, trong đó thực hiện liên kết Vùng để đào tạo các ngành đang có nhu cầu lớn như: nguồn nhân lực cho khu kinh tế Nhơn Hội, các khu công nghiệp ven biển; nhân lực cho ngành du lịch sinh thái biển; nhân lực phục vụ nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản trong đó quan tâm đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ cho gần 50 nghìn lao động làm việc trên 8.000 tàu đánh cá; nhân lực phục vụ ngành dịch vụ cảng biển và các ngành liên quan như vận tải biển, giao nhận, kho vận, logistics…

Để đạt mục tiêu nêu trên, tỉnh phải thực hiện liên kết trong đào tạo nhân lực Vùng để đào tạo nguồn nhân lực phục vụ thu hút đầu tư nước ngoài, nhất là FDI. Các hình thức liên kết được thực hiện: liên kết đào tạo đa ngành, đa cấp; trao đổi kinh nghiệm đào tạo, quản lý; trao đổi giáo viên thông qua mời thỉnh giảng, hướng dẫn các luận văn cao học, tiến sĩ; liên kết trong biên soạn giáo trình, xây dựng chương trình; liên kết mở các lớp đào tạo ngắn hạn tại cơ sở sản xuất, doanh nghiệp; liên kết trong dạy nghề. Ví dụ hiện nay tỉnh đang chỉ đạo và cấp ngân sách cho Trường đại học Quy Nhơn liên kết với Đại học Y Dược Huế liên kết đào tạo ngành Y khoa. Đây là mô hình cần được nhân rộng để chủ động đào tạo nhân lực cho địa phương. Bên cạnh đó cũng cần chủ động phối hợp trong việc xây dựng một số đề tài nghiên cứu khoa học liên Vùng bằng ngân sách của các địa phương, quỹ phát triển Vùng và của Trung ương, qua đó sử dụng chung kết quả nghiên cứu của đề tài và tiết kiệm được kinh phí nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp liên kết vùng nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm miền trung (Trang 61 - 62)