Liên kết và phối hợp phát triển nâng cao chất lượng ngành du lịch, dịch vụ.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp liên kết vùng nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm miền trung (Trang 90 - 91)

- Đường hàng không:

4.3.3. Liên kết và phối hợp phát triển nâng cao chất lượng ngành du lịch, dịch vụ.

Thứ nhất, Các địa phương cần có kế hoạch hành động riêng, từ đó xây dựng kế hoạch hành động giữa các địa phương hay cho toàn vùng.

- Tỉnh Bình Định: tập trung phát triển các loại hình du lịch sinh thái, du lịch văn hóa gắn với chuỗi các di tích lịch sử - lễ hội văn hóa Quang Trung - Tây Sơn như lễ hội chiến thắng Ngọc Hồi, Đống Đa, bảo tàng Quang Trung, đền thờ Tây Sơn tam kiệt, festival võ thuật Bình Định.

- Tỉnh Quảng Ngãi: liên kết phát triển con đường du lịch trên biển, mở tuyến du lịch nối kết các đảo như Cù Lao Chàm, Lý Sơn, Phương Mai và các đảo ven bờ…

- Tỉnh Quảng Nam: tập trung phát triển các loại hình du lịch di sản văn hóa, du lịch nghỉ dưỡng; đầu tư kết cấu hạ tầng để kết nối thuận lợi với Đà Nẵng.

- Thành phố Đà Nẵng tập trung phát triển các loại hình du lịch biển, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch MICE; phát triển Đà Nẵng trở thành đô thị du lịch, trung tâm trung chuyển khách và dịch vụ du lịch.

- Tỉnh Thừa Thiên Huế tập trung phát triển các loại hình du lịch văn hóa (di sản, lễ hội, ẩm thực), du lịch sinh thái, du lịch làng nghề; xây dựng Huế trở thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực du lịch cho khu vực.

Thứ hai, Liên kết phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển du lịch:

- Nghiên cứu chính sách và cơ chế chung nhằm thu hút đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, trước mắt là tuyến đường du lịch ven biển; về trung hạn là đường bộ cao tốc nối Thừa Thiên Huế với Khánh Hòa.

- Phối hợp trong chính sách khuyến khích đầu tư kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, đặc biệt là các khu vui chơi giải trí, các khu mua sắm đặc trưng và chất

lượng cao, trên cơ sở có sự thống nhất trong quy hoạch sản phẩm du lịch dựa vào lợi thế của mỗi địa phương trong Vùng.

Thứ ba, Xây dựng thương hiệu du lịch cho toàn Vùng:

- Xây dựng thương hiệu du lịch cho toàn Vùng, tập trung hướng hình ảnh du lịch của Vùng ra quốc tế; xác định tour du lịch mẫu, điển hình cho du lịch toàn Vùng.

- Kết nối các sự kiện, lễ hội riêng của từng tỉnh/ thành phố để tạo ra chuỗi sự kiện du lịch nhằm thu hút và tận dụng tối đa các nguồn khách.

Thứ tư, Phối hợp xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch toàn Vùng

- Thường xuyên tổ chức các diễn đàn xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch toàn vùng nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài, nhất là đầu tư từ các Tập đoàn kinh doanh xuyên quốc gia.

- Xúc tiến thành lập cổng thông tin điện tử, xây dựng cơ sở dữ liệu kinh tế - xã hội, xác lập thương hiệu (biểu tượng, khẩu hiệu), hình thành tờ báo chuyên ngành (song ngữ Anh - Việt)… dùng chung cho toàn Vùng nghiên cứu nhằm xây dựng và định vị hình ảnh toàn Vùng trước công chúng và các nhà đầu tư.

- Phối hợp giữa các ngành du lịch, doanh nghiệp, hiệp hội du lịch của các địa phương để quảng bá trực quan, cung cấp thông tin cho du khách tại các điểm đến; hỗ trợ nhau để xúc tiến đưa các sản phẩm du lịch của từng địa phương đến với đông đảo du khách trong và ngoài nước.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp liên kết vùng nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm miền trung (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w