Thực trạng liên kết vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp liên kết vùng nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm miền trung (Trang 38 - 39)

KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG

2.2. Thực trạng liên kết vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Quá trình phát triển vừa qua cũng cho thấy, nếu chỉ dựa vào “lợi thế tĩnh” về điều kiện tự nhiên mỗi địa phương có được để thực hiện chính sách ưu đãi kêu gọi đầu tư, mà thiếu sự liên kết để tạo ra “lợi thế động” nhằm tối ưu hóa nguồn lực hữu hạn, thì sẽ khó có thể nâng cao sức cạnh tranh của toàn Vùng. Nhận thức được vấn đề trên, lãnh đạo 07 tỉnh, thành phố duyên hải miền Trung nói chung và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nói riêng đã thống nhất về sự cần thiết xây dựng, thực thi các chính sách và cơ chế liên kết phát triển chung của cả Vùng, bảo đảm sự phát triển nhanh và bền vững, để cùng cả nước thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng.

Nhận thức vấn đề đúng, nhưng làm thế nào trong điều kiện mà lợi ích phát triển của mỗi địa phương không chỉ có điểm tương đồng, mà còn chứa đựng cả những dị biệt, thậm chí mâu thuẫn lợi ích. Mặt khác, sự liên kết không làm mất đi động lực cạnh tranh, tính năng động sáng tạo của từng địa phương; đồng thời phải biến sức mạnh kinh tế của Vùng thành “con số nhân”, chứ không phải là “con số cộng” của 5 địa phương hiện nay.

Thật vậy, liên kết phát triển là cần thiết, là tất yếu khách quan, nhưng liên kết thế nào, gồm nội dung gì, cách thức và bước đi ra sao; cơ chế vận hành, lợi ích và trách nhiệm của từng địa phương; vai trò lãnh đạo và hỗ trợ của Trung ương… nhằm biến ý tưởng thành hiện thực của cuộc sống. Hiện nay vấn đề liên kết vùng đang ở trong bước đầu triển khai và thực hiện, tuy rằng thời gian thực hiện chưa nhiều để có thể đưa ra được kết quả chính xác và toàn diện, nhưng với những số liệu hiện nay được thu thập, chúng ta có thể đánh giá được phần nào công tác liên kết vùng hiện nay ở vùng kinh tế trọng điểm này.

Nhìn chung, do đặc điểm phát triển kinh tế của vùng, liên kết kinh tế giữa các tỉnh của Vùng khá thấp và chưa tạo được động lực để thúc đẩy liên kết giữa các doanh nghiệp của vùng, chưa góp phần vào việc khai thác các nguồn lực và lợi thế của vùng. Để xem xét mức độ liên kết giữa các tỉnh và những tác động từ liên kết, bằng các hồi quy giữa tăng trưởng GDP bình quân đầu người của các tỉnh (biến phụ thuộc) với tăng trưởng GDP bình quân đầu người của Đà Nẵng (biến giải thích), cho thấy sự liên kết kinh tế ở phạm vi tổng thể giữa các tỉnh còn rất thấp.

Bảng 2: Kết quả hồi quy tốc độ tăng GDP bình quân đầu người của các tỉnh với tốc độ tăng GDP bình quân đầu người của Đà Nẵng giai đoạn 1996-2006

Thừa Thiên – Huế Quảng Nam Quảng Ngãi Bình Định

Hệ số tương quan 0.48 0.66 0.57 0.58

Nguồn: Tạp chí khoa học và công nghệ đại học Đà Nẵng, số 6(35)-2009

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp liên kết vùng nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm miền trung (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w