Hạn chế và nguyên nhân của liên kết vùng dẫn tới thu hút FDI chưa hiệu quả 1 Hạn chế của liên kết vùng dẫn tới thu hút FDI chưa hiệu quả

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp liên kết vùng nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm miền trung (Trang 72 - 76)

KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG

2.3.3. Hạn chế và nguyên nhân của liên kết vùng dẫn tới thu hút FDI chưa hiệu quả 1 Hạn chế của liên kết vùng dẫn tới thu hút FDI chưa hiệu quả

2.3.3.1. Hạn chế của liên kết vùng dẫn tới thu hút FDI chưa hiệu quả

Môi trường kinh doanh vùng tuy đang được cải thiện nhưng vẫn còn nhiều yếu tố được các doanh nghiệp ngoài nước đánh giá rất thấp. Theo khảo sát PCI đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giai đoạn 2008-2013 của VCCI, các yếu tố như: chi phí gia nhập thị trường, ổn định trong sử dụng đất, chi phí không chính thức, tính minh bạch để tiếp cận tài liệu và cơ sở hạ tầng ngày càng cải thiện. Nhà đầu tư trong Vùng rất hài lòng về sự thuận lợi, nhanh chóng về thủ tục hành chính, giúp họ sớm hoàn thành thủ tục đầu tư và giải ngân vốn, nhất là các dự án lớn. Tuy nhiên, các yếu tố như: đào tạo lao động, hỗ trợ doanh nghiệp được các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá thấp.

Bảng 6: Tổng hợp kết quả chỉ số PCI của các địa phương trong vùng 2008-2013

Năm Đà Nẵng Huế Quảng Nam Quảng Ngãi Bình Định

2009 1 14 25 58 72010 1 18 26 55 20 2010 1 18 26 55 20 2011 5 22 11 18 38 2012 12 30 15 27 4 2013 1 2 27 7 18 Nguồn: http://pcivietnam.org/

Có thể nói liên kết vùng chưa hiệu quả đã làm cho chỉ số về môi trường kinh doanh ở các vùng có xu hướng giảm trong giai đoạn này, khiến dòng vốn đầu tư nước ngoài có phần hạn chế.

* Hạn chế trong liên kết phát triển khu kinh tế vùng

Tư duy quy hoạch và phát triển trong Vùng còn mang tính cục bộ, địa phương. Việc quy hoạch và phát triển chưa tính đến liên kết vùng, liên kết ngành và thiếu sự hợp tác, phối hợp giữa các địa phương trong Vùng. Tình trạng các khu công nghiệp, khu kinh tế ở các tỉnh thường có chức năng tương tự như nhau khá phổ biến. Vì thế, các tiềm năng, lợi thế so sánh của từng tỉnh chưa được phát huy cũng như chưa tạo được sự hỗ trợ, bổ sung cần thiết giữa các khu công nghiệp, khu kinh tế này. Đặc biệt ngành công nghiệp hỗ trợ chưa có liên kết giữa các doanh nghiệp trong vùng với nhau, khiến hầu hết các nhà đầu tư vẫn vẫn phải tự sản xuất những sản phẩm này do số lượng và chất lượng của hàng hóa trong vùng không đảm bảo. Điều này là điểm hạn chế rất lớn cho các nhà đầu tư nước ngoài khi cân nhắc đầu tư vào vùng.

* Hạn chế trong liên kết phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng

Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật như giao thông, điện, nước chưa được đầu tư, xây dựng một cách đồng bộ, đạt chất lượng cao. Các tuyến đường ven biển từ Đà Nẵng qua Hội An, KKT mở Chu Lai, KKT Dung Quất tới Sa Huỳnh chưa được kết nối; hệ thống cảng Tiên Sa, Liên Chiểu, Chân Mây, Quy Nhơn thiếu liên kết về mặt chức năng; hệ thống sân bay còn tràn lan không có sự phân chia rạch ròi về vị trí, chức năng đã khiến cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông chưa thuận tiện, khiến các nhà đầu tư còn e ngại

trước phải chịu thêm nhiều chi phí vận chuyển, ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm.

* Hạn chế trong liên kết về thể chế và cơ chế thực thi thể chế

Kết quả việc thu hút vốn FDI còn chịu ảnh hưởng khá lớn bởi hạn chế trong thể chế và cơ chế thực thi thể chế trong Vùng.

- Cơ chế, chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư của từng địa phương trong Vùng chưa thống nhất, thiếu hợp tác. Các tỉnh vì lợi ích cục bộ địa phương, lợi ích trước mắt và chạy theo thành tích của mình mà chưa tính đến lợi ích lâu dài, bỏ qua lợi ích tổng thể Vùng đã thực hiện các biện pháp cạnh tranh thiếu lành mạnh, tranh nhau thu hút, mời gọi đầu tư, dẫn đến xuất hiện những ưu đãi thái quá cho nhà đầu tư. Vì thế, xuất hiện tình trạng những dự án đầu tư treo, đón đầu, chiếm đất, vốn đăng ký vượt quá nhu cầu và khả năng của nhà đầu tư kéo dài và tràn lan. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ dự án FDI triển khai thấp, tỷ lệ vốn thực hiện khá thấp so với vốn đăng ký, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân trong vùng dự án và ảnh hưởng không tốt đến các cân đối tổng thể của kinh tế Vùng.

- Tư duy quy hoạch và phát triển trong Vùng còn mang tính cục bộ, địa phương. Việc quy hoạch và phát triển chưa tính đến liên kết vùng, liên kết ngành và thiếu sự hợp tác, phối hợp giữa các địa phương trong Vùng. Tình trạng các khu công nghiệp, khu kinh tế ở các tỉnh thường có chức năng tương tự như nhau khá phổ biến. Vì thế, các tiềm năng, lợi thế so sánh của từng tỉnh chưa được phát huy cũng như chưa tạo được sự hỗ trợ, bổ sung cần thiết giữa các khu công nghiệp, khu kinh tế này.

* Hạn chế trong công tác liên kết xúc tiến đầu tư

Công tác xúc tiến đầu tư còn chưa hiệu quả. Trong thời gian qua, công tác vận động xúc tiến đầu tư của các tỉnh trong Vùng đã có nhiều cải tiến, được tiến hành ở trong nước và nước ngoài bằng các hình thức đa dạng, phong phú. Tuy nhiên, hiệu quả của công tác này chưa cao, chương trình xúc tiến đầu tư hiện chưa được xây dựng đồng bộ,

thống nhất giữa các tỉnh thành trong Vùng, chưa có sự thống nhất điều phối để đảm bảo sự tập trung thực hiện đúng mục tiêu thu hút FDI đối với từng tỉnh và từng đối tác như đã đề ra, hoạt động xúc tiến đầu tư còn dàn trải, phân tán nguồn lực, chưa tập trung vào các đối tác, lĩnh vực trọng điểm nên chưa thu hút được các dự án đầu tư có ngành nghề, hàm lượng công nghệ phù hợp lợi thế phát triển của từng tỉnh như mong đợi.

Bên cạnh đó vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ liên kết vùng trong xúc tiến đầu tư còn hạn chế. Các trang thong tin điện tử phục vụ xúc tiến đầu tư chưa chuyên nghiệp, cơ sở dữ liệu phục vụ xúc tiến đầu tư của chưa thực sự đầy đủ, và không cập nhật thường xuyên, còn tách biệt giữa các địa phương, gây bối rối cho các nhà đầu tư.

* Hạn chế trong liên kết đào tạo nguồn nhân lực

Công tác liên kết giữa các cơ sở đào tạo, dạy nghề trong vùng còn lỏng lẻo, thiếu hạn chế. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng nguồn nhân lực cũng như không đáp ứng cả về mặt số lượng cũng như chất lượng phục vụ nhu cầu của nhà đầu tư nước ngoài. Nhà đầu tư hầu như phải đào tạo lại với chi phí và thời gian tốn kém khiến các nhà đầu tư nước ngoài không thể tận dụng tốt được nguồn nhân lực tại nước sở tại nhằm giảm chi phí sản xuất, điều này thể hiện rất rõ qua chỉ số CPI về lĩnh vực đào tạo lao động tại các tỉnh trong vùng, đây là lĩnh vực có điểm số CPI thấp nhất trong các lĩnh vực được điều tra của cả 5 tỉnh thành

* Hạn chế trong liên kết phát triển du lịch

Việc không thiết lập không gian du lịch chung cũng như chưa thiết kế được thương hiệu du lịch cho toàn vùng là vấn đề vẫn còn tồn tại trong một vài năm trở lại đây. Các doanh nghiệp lữ hành ngao ngán với việc trùng lặp các tour du lịch và khó khăn trong việc kết nối các địa điểm du lịch với nhau. Việc doanh thu bình quân và số ngày ở lại bình quân của khách du lịch vẫn quá thấp đã khiến việc kinh doanh các lĩnh vực như bất động sản, nhà nghỉ, khu vui chơi còn nhiều khó khăn. Như vậy, các địa phương đã không thể tận dụng tốt vị trí địa lý chiến lược của vùng, cũng như không thu hút được nguồn vốn FDI như mong đợi.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp liên kết vùng nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm miền trung (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w