Môi trường tác nghiệp (vi mô).

Một phần của tài liệu LUẬN văn phân tích chiến lược và một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế làng nghề ở tỉnh thái bình (Trang 65 - 72)

1- Phân tích chiến lược trong quá trình phát triển kinh tế làng nghề của tỉnh Thái Bình.

1.2.2- Môi trường tác nghiệp (vi mô).

Một trong những đặc điểm của khu vực kinh tế làng nghề là đa dạng về ngành nghề, mỗi địa phương (tỉnh, thành phố) có cơ cấu ngành nghề khác nhau. ở đây khi phân tích môi trường tác nghiệp chỉ dừng lại ở mức đánh giá tổng thể, tổng quát đối với các ngành nghề nói chung.

1.2.2.1- Đối thủ tiềm ẩn.

- Trong những năm đổi mới, với cơ cấu chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, nghề và làng nghề ở nông thôn có điều kiện phát triển. Xu hướng trong tương lai công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn vẫn được khẳng định trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội vì thế kinh tế làng nghề tiếp tục có bước phát triển. Định hướng phát triển nghề và làng nghề đang được quan tâm đầu tư khuyến khích phát triển, sự du nhập nghề giữa các địa phương đang có chiều hướng gia tăng. Chính vì thế đối thủ tiềm ẩn đầu tiên đối với các làng nghề ở Thái Bình đó là các tỉnh lân cận trong khu vực đồng bằng Sông Hồng.

- Đổi thủ tiềm ẩn trong tương lai đáng quan tâm hơn đó là khi xu thế hội nhập khu vực và Thế giới đang được đẩy nhanh, sản phẩm từ kinh tế làng nghề của Thái Bình cũng như của cả nước đang đững trước sự đe doạ của một số nước khu vực như Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan, Philípin... đặc biệt là đối với các mặt hàng thủ công mỹ nghệ - đây là những nước rất có tiềm năng và kinh nghiệm trên thị trường thế giới về những mặt hàng này. Tuy nhiên một trong những hàng rào tương đối chắc chắn đó là đa số các sản phẩm từ làng nghề của Thái Bình cũng như cả nước có sự khác biệt hoá cao thể hiện những nét độc đáo của nền văn hoá dân tộc, mang cả những dấu ấn lịch sử.

1.2.2.2- Đối thủ hiện tại.

- Ngoài những sản phẩm chỉ mang tính chất tiêu dùng nội tỉnh như những làng nghề thuộc nhóm chế biến lương thực, các nhóm hàng khác đều có những đối thủ đó là các tỉnh lân cận. Tuy nhiên mức độ cạnh tranh chưa gay gắt, mỗi khu vực ngành nghề khác nhau của mỗi tỉnh đều có những thị trường khác biệt. Hiện nay cả nước có hơn 1000 làng nghề, riêng khu vực đồng bằng Sông Hồng là hơn 700 làng nghề chiếm hơn 50%, trong đó trên 200 làng nghề là nghề truyền thống.

+ Đối với nhóm hàng dệt thêu ren: Có các tỉnh Hà Tây, Nam Định, Bắc Ninh... nhóm này Thái Bình có ưu thế với nghề dệt Thái Phương, dệt đũi Nam Cao, thêu Minh Lãng.

+ Đối với nhóm hàng đay cói, thảm: Có các tỉnh Nam Định, Hải Phòng, Hà Tây, Ninh Bình, Thanh Hoá.…

+ Đối với hàng mây tre đan: Có Nam Định, Hà Tây, Thanh Hoá, Bắc Ninh. + Ngành chạm bạc: Có Hải Dương.

- Nhu cầu thị trường : Nhu cầu thị trường đối với các ngành hàng trên ngày càng tăng lên cùng với sự phát triển chung của đời sống xã hội. Các hoạt động du lịch tăng lên gấp bội - đây là thị trường lớn cho hàng thủ công mỹ nghệ từ các làng nghề.

Đặc biệt một cơ hội lớn cho sản phẩm làm ra từ khu vực kinh tế làng nghề Thái Bình cũng như cả nước đó là xu hướng quốc tế hoá, khu vực hoá. Sự phát triển quan hệ thương mại, giao lưu văn hoá giữa các nước. Thị trường cho các sản phẩm từ làng nghề có khuynh hướng tăng lên rõ rệt chủ yếu là xuất khẩu nhất là đối với những mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Theo đánh giá của Bộ Thương mại trong đề án xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ :

Hiện nay hàng thủ công mỹ nghệ của ta đã có mặt ở hơn 50 nước trên thế giới nhưng ta chưa xuất được nhiều vào các thị trường lớn. Định hướng về thị trường xuất khẩu cho mặt hàng này trong giai đoạn 2001-2005 tập trung vào :

+ Thị trường Tây Âu, Bắc Âu có ưu thế về khăn ăn, thảm, đay, cói... (Thái Bình có các sản phẩm thảm cói, đệm ghế cói xuất sang Hà Lan, Tây Ban Nha).

+ Thị trường Nhật Bản có ưu thế về mặt hàng đồ gỗ, mây tre đan... + Thị trường Nga, SNG, Đông Âu có ưu thế về mây tre đan.

+ Thị trường Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc : Có ưu thế về đồ gỗ, hàng thêu ren, chạm bạc...

+ Thị trường Lào có ưu thế về hàng dệt đũi tơ tằm, chạm bạc... + Thị trường Bắc Mỹ là thị trường rất lớn về gốm sứ, mây tre đan... + Thị trường Trung Đông có ưu thế về mây tre, trúc, cói...

Đây chính là một cơ hội lớn cho khu vực kinh tế làng nghề ở Thái Bình. Tuy nhiên phát hiện nắm bắt được nhu cầu thị hiếu của từng thị trường trong từng thời gian đối với từng loại (chủng loại) sản phẩm và nhanh chóng đáp ứng được nhu cầu thị hiếu đó lại là một vấn đề đầy khó khăn phức tạp.

1.2.2.3- Quyền lực khách hàng.

Khách hàng tiêu thụ sản phẩm từ các làng nghề Thái Bình không chỉ là người tiêu dùng trực tiếp mà còn là các Doanh nghiệp, các khu vực, các ngành kinh tế trong và ngoài nước. Tuy nhiên do tính tự phát trong việc phát triển kinh tế làng nghề, mấy năm qua nên vẫn còn có khách hàng nhỏ, lẻ, khối lượng hợp đồng ít...

Như vậy khách hàng ở đây có thể chia làm hai loại :

- Khách hàng thường xuyên : Là các Công ty, Tổng Công ty xuất nhập khẩu từ Trung ương đến địa phương các Công ty nước ngoài thường xuyên có những hợp đồng dài hạn với số lượng lớn.

- Khách hàng không thường xuyên : Các hộ gia đình, các đại lý, các đầu nậu, các cai đầu dài trong nước và nước ngoài, họ thường mua bán theo thương vụ nhỏ.

1.2.2.4- Nhà cung cấp.

Do đặc điểm là kinh tế làng nghề chủ yếu sử dụng các nguyên liệu sẵn có ở địa phương và trong nước cho nên việc cung cấp nguyên liệu cho sản xuất được thông qua nhiều nguồn khác nhau chủ yếu là do các đầu nậu, các tổ hợp và một số hộ gia đình cung

ứng nguồn cung ứng bấp bênh không ổn định.

Về vốn, thiết bị, cũng chủ yếu là do bản thân các cơ sở, các hộ gia đình tự cung cấp và trang bị, ngoài ra các ngân hàng, quỹ tín dụng, các dự án hỗ trợ cũng đóng góp một phần vào công việc bảo đảm cho làng nghề tồn tại và phát triển.

Về lao động chủ yếu là lao động tại chỗ, tại địa phương và vùng lân cận.

Đặc điểm của các sản phẩm từ kinh tế làng nghề là tính khác biệt hoá cao, sản phẩm có tính độc đáo, biểu hiện tính văn hoá và nghệ thuật truyền thống... cho nên các sản phẩm thay thế xét về đúng nghĩa là rất hạn chế. Tuy nhiên có một số ít sản phẩm vẫn bị sức ép từ phía những sản phẩm của công nghiệp thành thị, của hàng nhập lậu, hàng giả...

Qua việc phân tích các yếu tố của môi trường vĩ mô và vi mô tác động tới khu vực kinh tế làng nghề tỉnh Thái Bình, đồng thời xuất phát từ đặc điểm của khu vực kinh tế làng nghề nói chung ta có thể khái quát được 1 số nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới khu vực kinh tế này theo những chiều hướng khác nhau. Những đánh giá trên đây sẽ là cơ sở ban đầu để thực hiện phương pháp chuyên gia (Delfi) và sẽ được kiểm nghiệm, bổ xung thêm bằng phương pháp này.

Nội dung phương pháp chuyên gia (Delfi) :

Phương pháp này được tiến hành dựa trên nguyên tắc là : Các thảo luận trực tiếp của các chuyên gia về một vấn đề nào đó được thay thế bằng một loạt các câu hỏi đã chuẩn bị chu đáo từ trước dưới dạng trưng cầu ý kiến, các câu hỏi lặp đi lặp lại nhiều lần dưới các hình thức khác nhau và yêu cầu trả lời bằng cách cho điểm.

Ta có thể diễn giải các giai đoạn của phương pháp này như sau :

- Giai đoạn 1: Xác định tập hợp các nhân tố phải đánh giá: Ej ={Ej}; j=1...n

- Giai đoạn 2: Xác định số lượng các chuyên gia được mời (Si) để có ý kiến về các nhân tố cần đánh giá ở giai đoạn 1: i=1...m

- Giai đoạn 3: Xây dựng ma trận đánh giá M gồm có aij ô: M=[aij]; i=1...m; j=1...n. ở đây: aij là điểm đánh giá xếp hạng của chuyên gia thứ i đối với nhân tố cần đánh giá thứ j.

- Giai đoạn 4: Xác định hệ số thống nhất của các chuyên gia (W), W có giá trị từ 0 1, W càng lớn biểu thị mức độ thống nhất của các chuyên gia càng cao.

Hệ số W xác định bằng công thức: W=

m2(n3 - n)

ở đây: S= tổng bình phương của chênh lệch giữa tổng điểm đánh giá xếp hạng của các chuyên gia so với xếp hạng trung bình L

2

n m

S= aij L

j 1 i 1

Trong đó: m aij L j là hệ số thay đổi; m aij là tổng điểm đánh gía

i 1 i 1

nhân tố j của các chuyên gia.

n m

L là giá trị trung bình được tính bằng tổng aij chia cho số lượng các

j 1 i 1

nhân tố đánh giá (Ej).

Mức độ thống nhất có thể phân biệt qua hệ số W như sau : - Đạt yêu cầu: W=0,2-0,4

- Khá : W=0,41-0,6 - Tốt : W=0,61-0,8 - Rất tốt : W=0,81-0,95 - Lý tưởng : W=0,96-1

Chuyên gia vòng 1 : Mẫu phiếu M1 (xem phụ lục)

- Mục đích thăm dò: Nhằm kiểm nghiệm và hoàn thiện những đánh giá về các yếu tố của môi trường vĩ mô và vi mô đã được xác định ở phần trên, đồng thời xác định thêm các nhân tố khác. Đây chính là giai đoạn xác định tập hợp các nhân tố cần đánh giá.

- Các chuyên gia: Là những người trực tiếp làm công tác quản lý nghề và làng nghề ở các huyện, thị xã (Trưởng phòng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp) ngoài ra còn một số chuyên gia là chuyên viên kinh tế Tỉnh uỷ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công nghiệp, Sở Nông nghiệp, Sở Thương mại, Hội Đồng liên minh các hợp tác xã và doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Tổng số 30 chuyên gia.

- Phương pháp xử lý: Đưa vào danh mục các yếu tố môi trường vĩ mô và vi mô tất cả các yếu tố được các chuyên gia đồng ý và bổ xung thêm.

- Kết quả điều tra: Bằng phương pháp thăm dò ý kiến chuyên gia (Delfi) với mẫu M1 ta đã thu được kết quả là danh mục của yếu tố môi trường tác động tới khu vực kinh tế làng nghề Thái Bình như sau :

Danh mục các yếu tố về môi trường

Biểu 08

Một phần của tài liệu LUẬN văn phân tích chiến lược và một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế làng nghề ở tỉnh thái bình (Trang 65 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)