6/ Về tổ chức SX và công tác quản lý:
1.4.4- Nhóm ngành mây tre đan.
Đây là nhóm hàng chủ yếu phục vụ xuất khẩu. Trước kia khi nhóm hàng này phát triển và có thị trường tương đối lớn, năm 1989 riêng Công ty xuất nhập khẩu Mây tre đan Việt Nam đạt kim nghạch 50 triệu R/USD. Từ khi mất thị trường Liên Xô cũ và Đông Âu kim ngạch đạt thấp, sản xuất gặp khó khăn. Một vài năm gần đây có khôi phục. Sơ bộ đánh giá hiện nay cả nước chỉ đạt 20-25 triệu USD. ở Thái Bình mặt hàng này không ổn định năm 2000 đạt 84.000USD.
Thị phần tương đối của nghề này ở Thái Bình thấp so với Hà Tây và Nam Định. Hàng năm Thái Bình khoảng 130.000-150.000m2 trong khi đó Hà Tây và Nam Định mỗi tỉnh hơn 1 triệu m2.
Mặt khác chất lượng sản phẩm từ song mây Thái Bình kém hơn, do chất lượng mây vườn kém hơn mây rừng. Nguyên liệu mua ở tỉnh ngoài vì tỉnh ta không có rừng nên giá thành sản phẩm thường cao hơn…
Như vậy, có thể đánh giá ngành này có sức hấp dẫn thị trường trung bình, ưu thế cạnh tranh trong lĩnh vực này của Thái Bình thấp.
Ngoài ra chúng ta có thể đánh giá được sự hấp dẫn của ngành kinh doanh (và ưu thế cạnh tranh của ngành nghề đối với một số lĩnh vực khác trong khu vực kinh tế làng nghề Thái Bình như: Nuôi trồng thuỷ hải sản, chế biến nông sản thức phẩm, cơ khí, sản xuất muối.
Qua việc phân tích đánh giá trên chúng ta có thể xây dựng mô hình Mc Kinsey đối với kinh tế làng nghề Thái Bình như sau :
Sự hấp dẫn của thị trường, ngành Cao TB Thấp Cao Ưu thế cạnh tran TB h của làng nghề Thấp
Đề xuất hướng đầu tư đối với các ngành nghề : Xuất phát từ ma trận trên,kết hợp với kết quả điều tra ở biểu 16 ta có thể đề xuất đối với một số nhóm nghề như sau :
+ Đối với nhóm dệt thêu : Đầu tư tối đa để mở rộng phát triển. Tuy nhiên đối với nhóm nghề này theo kết quả điều tra ở biểu 16 có tới 73% thiếu vốn, 25% đánh giá công nghệ ở mức lạc hậu, 67% đánh giá ở mức trung bình; mới chỉ có 16% số cơ sở xuất khẩu trực tiếp, có tới 91% đánh giá ở mức ô nhiễm nghiêm trọng. Chính vì vậy trong quá trình
- Nhóm dệt, thêu, ươm tơ - Nhóm đay cói - Nuôi trồng hải sản - Nhóm chạm bạc - Chế biến nông sản thực phẩm
- Mây tre đan - Sản xuất muối
đầu tư cần chú ý tới vấn đề hỗ trợ về vốn và công nghệ, đồng thời với việc xử lý, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
+ Đối với nhóm đay cói, nuôi trồng hải sản : Đầu tư để tăng trưởng, nâng cao khả năng cạnh tranh. Theo kết quả điều tra nhóm đay cói, tình trạng thiếu vốn cũng ở mức cao(73,3%), lao động thủ công là chính, mới có một vài công đoạn được bán cơ khí hoá; 33% đánh giá công nghệ, thiết bị lạc hậu; 50% ở mức trung bình.Mặc dù có thị trường hấp dẫn song đây chủ yếu là làm gia công(63,3%), xuất khẩu trực tiếp ít. Chính vì vậy khi đầu tư tăng trưởng cần chú ý tới hình thức tổ chức sản xuất, phấn đấu làm trực tiếp với khách hàng ,cần hỗ trợ về vốn và công nghệ, du nhập và khảo nghiệm giống cói mới để tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
Nhóm nghề nuôi trồng hải sản : Cần phải đầu tư vốn, giống mới, áp dụng công nghệ sinh học… để nâng cao khả năng cạnh tranh, đồng thời vươn tới xuất khẩu trực tiếp.
+ Đối với nhóm chế biến nông sản thực phẩm : Duy trì, giữ vững ổn định, chuyển sang nghiên cứu ở các thị trường hấp dẫn hơn.Theo điều tra, mặc dù có tỷ lệ thiếu vốn nhỏ (33,3%) nhưng đây là nhóm hàng chủ yếu sử dụng nguyên liệu tại chỗ, giá rẻ, không cần đầu tư lớn...Tỷ lệ 73,3% đánh giá công nghệ ở mức trung bình nhưng những mặt hàng này yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm rất cao, vì vậy công nghệ cần thiết phải đổi mới. Một điều đáng lưu ý đó là mặt hàng này 100% tiêu thụ nội địa, cần nghiên cứu thị trường xuất khẩu.
+ Đối với nhóm nghề chạm bạc : Đầu tư có chọn lọc nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh nhất là về chất lượng sản phẩm. Nhóm này có tới 70% đánh giá công nghệ lạc hậu và 20% ở mức trung bình, sản xuất kết hợp cả gia công và làm hàng trực tiếp, mức độ gây ô nhiễm nghiêm trọng (83,3%). Vì vậy cần đổi mới công nghệ nhất là khâu mạ để tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
+ Đối với nghề mây tre đan : Bảo đảm đầu tư an toàn, tìm kiếm cơ hội ở những thị trường hấp dẫn hơn, tìm kiếm các cơ hội để tăng cường các mặt mạnh. Đây là nhóm hàng chủ yếu phục vụ xuất khẩu, theo điều tra có tới 76,6% làm hàng gia công, khả năng tự sáng
tạo mẫu mã kém ( 33,3%) và mới chỉ có 2 cơ sở ( 6,6%) xuất khẩu trực tiếp, công nghệ chế