Điều kiện tự nhiên.

Một phần của tài liệu LUẬN văn phân tích chiến lược và một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế làng nghề ở tỉnh thái bình (Trang 42 - 43)

3- Quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh.

1.1- Điều kiện tự nhiên.

Thái Bình là một tỉnh đồng bằng ven biển nằm ở phía Nam châu thổ sông Hồng phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ, phía Tây và phía Nam giáp Nam Định, phía Bắc giáp Hưng Yên, Hải Phòng, Hải Dương. Diện tích tự nhiên 1537,8 km2 nằm ở toạ độ 20,17 đến 20,44 độ vĩ Bắc và 106,06 đến 106,39 độ kinh Đông. Cách Hải Phòng 70km và Hà Nội 110km. Thái

Bình nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long. Đây là địa bàn tập trung khu vực thành thị phát triển cao với các trung tâm thương mại, các khu công nghiệp phát triển mạnh, kỹ thuật cao, cơ sở hạ tầng tương đối phát triển tạo điều kiện để Thái Bình thu thập thông tin, khai thác thị trường, tìm nguồn hỗ trợ, đầu tư kỹ thuật, chuyển giao công nghệ,...

Thái Bình có trên 50km bờ biển, địa hình bằng phẳng độ dốc nhỏ hơn 1%, được bao bọc bởi hệ thống sông biển khép kín, có 5 cửa sông lớn (Văn úc, Diêm Điền, Ba Lạt, Trà Lý, Lân), có những con sông lớn chảy qua địa phận tỉnh (Sông Hồng, Sông Luộc, Sông Hoá,...). Khí hậu nhiệt đới gió mùa, bức xạ mặt trời lớn tạo nên nhiệt độ cao. Nhiệt độ trung bình năm 23-240C, lượng mưa 1400-1800 mm/năm, số giờ nắng trong năm 16001800 giờ. Đất đai và khí hậu thích hợp với việc trồng các loại cây nhiệt đới : Lúa, đay, dâu tằm, đậu, cói, nuôi các loại gia súc và khai thác thuỷ hải sản.

Thái Bình có nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá là khí mỏ và nước khoáng, riêng khu vực huyện Tiền Hải đã đưa vào khai thác từ năm 1984, đến nay đã hình thành một khu công nghiệp sử dụng khí mỏ tại đây. Gần đây đã phát hiện một mỏ khí mới với trữ lượng lớn ở huyện Thái Thuỵ và ngoài khơi Vịnh Bắc Bộ.

1.2- Một số đặc điểm và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu.

Thái Bình là tỉnh đồng bằng sản xuất nông nghiệp vẫn là chủ yếu, tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) thấp so với trung bình cả nước, sản xuất công nghiệp còn trong tình trạng mới khởi sắc, diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người thuộc dạng thấp nhất khu vực, dân số đông, lao động nông thôn chiếm tỷ trong lớn, kết cấu hạ tầng nông thôn tương đối phát triển, có tiềm năng về di tích văn hoá lịch sử, có nhiều làng nghề truyền thống. Những đặc điểm và điều kiện kinh tế - xã hội nói trên hiện tại cũng như phương hướng phát triển trong tương lai có tác động và ảnh hưởng lớn đến khu vực kinh tế làng nghề của tỉnh theo cả hai chiều hướng thuận lợi cũng như khó khăn. Sau đây là một số mặt chủ yếu :

Một phần của tài liệu LUẬN văn phân tích chiến lược và một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế làng nghề ở tỉnh thái bình (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)