Về vấn đề môi trường.

Một phần của tài liệu LUẬN văn phân tích chiến lược và một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế làng nghề ở tỉnh thái bình (Trang 58 - 59)

2- Khu vực kinh tế làng nghề ở Thái Bình.

2.1.7- Về vấn đề môi trường.

Do tính đặc thù của sản xuất làng nghề là sản xuất nhỏ, công nghệ lạc hậu, sản xuất tản mạn, xen kẽ lẫn các hộ gia đình, mặt khác do nhận thức của các chủ cơ sở sản xuất kinh doanh dẫn đến sự ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng nhất là những làng nghề trong quá trình sản xuất có các công đoạn tẩy, nhuộm, mạ,... gây ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của cộng đồng nhân dân. Sự phát triển của làng nghề kéo theo sự gia tăng ô nhiễm môi trường. Hầu hết các làng nghề trong tỉnh chưa có hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường đạt tiêu chuẩn. Số người mắc bệnh nghề nghiệp và ảnh hưởng của môi trường ngày càng tăng, tại các làng nghề hiện đang bị ô nhiễm nghiêm trọng theo số liệu điều tra tỷ lệ mắc bệnh của ngưòi dân như sau :

- Số phụ nữ mắc bệnh phụ khoa chiếm 20-25%. - Số người mắc bệnh đau mắt hột chiếm 60-75%.

- Số người mắc bệnh răng miệng chiếm từ 80-90% (trong đó sâu răng chiếm khoảng 30%).

- Số người mắc bệnh xoang, viêm họng chiếm từ 50-60%.

Hiện nay ở các xã có nghề như dệt khăn ở Thái Phương (Hưng Hà), dệt đũi xã Nam Cao (Kiến Xương), chế biến lương thực Vũ Hội (Vũ Thư), chạm bạc Đồng Xâm (Kiến Xương)... tình trạng ô nhiễm môi trường rất lớn, nhất là 2 xã Thái Phương và Nam Cao trong quá trình sản xuất có sử dụng khâu tẩy, nhuộm, in. Tình trạng này làm cho hệ thống nước mặt bị ô nhiễm rất nặng. Do đó để khắc phục tình trạng trên chúng ta cần tìm những biện pháp và giải pháp thích hợp để hạn chế và xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường. Trước mắt nên tập trung những công đoạn có liên quan đến tẩy, nhuộm, mạ,... ra một khu để có biện pháp xử lý. Cần ưu tiên các trạm xử lý nước sạch để đảm bảo mức sinh hoạt cho người dân.

Một phần của tài liệu LUẬN văn phân tích chiến lược và một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế làng nghề ở tỉnh thái bình (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)