Về kỹ thuật, công nghệ sản xuất.

Một phần của tài liệu LUẬN văn phân tích chiến lược và một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế làng nghề ở tỉnh thái bình (Trang 131 - 134)

2- Một số giải pháp nhằm khôi phục và phát triển kinh tế làng nghề tỉnh Thái Bình.

2.5- Về kỹ thuật, công nghệ sản xuất.

Một trong những đặc điểm nổi bật của kinh tế làng nghề hiện nay là trang thiết bị máy móc... phục vụ sản xuất vẫn còn đơn giản, mang tính thủ công, một số ít đã được cơ khí hoá từng phần, từng khâu trong quá trình sản xuất. Điều đó làm cho năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm chưa cao... giảm sức cạnh tranh trên thị trường. Chính vì thế đổi mới công nghệ, hiện đại hoá kỹ thuật sản xuất là một trong những biện pháp cơ bản và lâu dài đối với kinh tế làng nghề Thái Bình, cũng như cả nước.

Xuất phát từ tình hình tài chính, mô hình tổ chức sản xuất, quản lý kinh doanh và trình độ của đội ngũ lao động nói chung còn hạn chế. Cho nên việc đổi mới công nghệ vượt quá khả năng của kinh tế làng nghề. Cần phải có sự hỗ trợ, cộng tác của các cơ quan quản lý Nhà nước và cả các cơ quan nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên Nhà nước không thể làm thay các đơn vị, các cơ sở. Những biện pháp hỗ trợ theo những hướng sau:

- Chính phủ và Tỉnh có những biện pháp nhằm đổi mới nhận thức về công nghệ, kỹ thuật và vai trò vị trí cũng như các yếu tố cấu thành công nghệ... cho khu vực nông thôn nói chung và kinh tế làng nghề nói riêng bằng nhiều hình thức, nhiều phương tiện và xem đó như là một nhiệm vụ chính trị xã hội chứ không chỉ là một biện pháp phát triển kinh tế. Hiện nay hiểu biết của đại đa số các chủ Doanh nghiệp, cơ sở trong các làng nghề vẫn hiểu công nghệ là các giải pháp có chức năng chế biến vật chất, trong đó nhấn mạnh phần cứng (phần thiết bị), chưa thấy được tính đồng bộ của công nghệ, nó bao gồm phần cứng và phần mềm (con người, tổ chức và thông tin tri thức) do đó chưa thể thực hiện có hiệu quả việc đổi mới công nghệ kỹ thuật cho sản xuất tại các làng nghề. Tăng cường phổ biến kiến thức về kỹ thuật công nghệ phải đi trước một bước.

- Nhà nước hỗ trợ, đồng thời giao nhiệm vụ nghiên cứu, hoàn thiện công nghệ, chế tạo

máy móc phục vụ cho các nghề trong các làng nghề cho các cơ quan nghiên cứu, ứng dụng và quản lý về khoa học công nghệ. Tiến hành lựa chọn công nghệ mẫu thích hợp với các cơ sở trong làng nghề nông thôn ở từng địa phương, làng xã sau đó nhân rộng ra cho các nơi khác. Tăng cường và tạo mọi điều kiện để phát huy vai trò của các cơ quan nói trên.

- Môi giới và tổ chức quan hệ hiệp tác liên kết giữa các làng nghề với các cơ quan tổ chức nghiên cứu khoa học - công nghệ. Thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo về khoa học công nghệ phục vụ kinh tế làng nghề của tỉnh, học tập và rút kinh nghiệm từ các tỉnh và địa phương khác trong cả nước.

- Hình thành các đề tài, chương trình nghiên cứu về khoa học công nghệ, kỹ thuật sản xuất cho kinh tế làng nghề và tài trợ cho các chương trình đề án đó.

- Đặc biệt chú trọng công tác tư vấn chuyên gia công nghệ cho kinh tế làng nghề. Tổ chức và hỗ trợ quá trình hoạt động của các trung tâm tư vấn chuyển giao công nghệ và các hoạt động yểm trợ về mặt kỹ thuật công nghệ đối với khu vực kinh tế này.

Có thể thành lập các trung tâm tư vấn chuyên ngành tại các làng nghề hoặc vùng có nơi có làng nghề phát triển như dệt (Hưng Hà, Kiến Xương), chạm bạc (Kiến Xương)...

- Có chính sách hỗ trợ, động viên, khuyến khích và tạo điều kiện cho các cơ sở, đơn vị trong các làng nghề đi tiên phong trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất.

- Phối hợp đồng bộ giữa khuyến khích nhập công nghệ mới, tiên tiến với nghiên cứu cải tiến công nghệ truyền thống, đổi mới từng bước nhằm bảo đảm tính độc đáo và văn hoá truyền thống của sản phẩm, theo dõi một số điểm mang tính nguyên tắc sau :

* Công nghệ lựa chọn phải thích hợp với công nghệ truyền thống, công nghệ truyền thống phải có khả năng tiếp thu công nghệ mới về tình độ kỹ thuật, quy mô sản xuất và vốn đầu tư.

* Hiện đại hoá phải bảo đảm vệ sinh môi trường, chống ô nhiễm. * Phải lấy hiệu quả làm thước đo hiện đại hoá công nghệ.

2.6- Về vốn và quan hệ tín dụng.

Một trong những trở ngại không nhỏ tiếp theo của kinh tế làng nghề là thiếu vốn. ở Thái Bình hiện nay lượng vốn trong khu vực này khoảng 400 tỷ đồng nhưng chủ yếu là vốn tự có trong các hộ gia đình và các cơ sở. Sự hỗ trợ của vốn của Nhà nước và nguồn vốn vay ưu đãi chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất trong các làng nghề. Để dáp ứng đủ vốn, để tiếp cận với các nguồn tài trợ, chúng ta cần có những giải pháp cơ bản sau :

- Huy động tối đa mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân bằng nhiều hình thức, tạo cơ hội để người dân có thể bỏ vốn của mình vào đầu tư phát triển kinh tế. Nhà nước tạo điều kiện trong việc huy động vốn an toàn và có hiệu quả cho sản xuất kinh doanh ở các làng nghề. Để thực hiện việc này tỉnh nghiên cứu thành lập trung tâm hỗ trợ tài chính và hệ thống bảo lãnh tín dụng.

- Tiếp tục đổi mới hệ thống tài chính tín dụng ngân hàng. Mở rộng mạng lưới giao dịch của các ngân hàng thương mại xuống địa bàn nông thôn đặc biệt là những nơi có làng nghề, ở đây thường có nhu cầu vốn lớn. Nghiên cứu hạ lãi xuất cho vay, cải cách thủ tục

cho vay và thế chấp, triển khai rộng rãi hình thức cho vay tín chấp. Tăng thời hạn vay vốn từ 3-6 tháng như hiện nay lên chủ yếu là 3-5 năm, đồng thời có thể tăng lượng vốn cho vay.

- Triển khai rộng rãi các hình thức tín dụng trong nông thôn đó là quỹ tín dụng nhân dân để giúp nhau phát triển sản xuất trong làng nghề, có thể nghiên cứu thử nghệm các quỹ tín dụng chuyên doanh, quỹ tín dụng cổ phần... Đồng thời đổi mới thủ tục, quy mô và phạm vi cho vay, lãi xuất...

- Khuyến khích các Doanh nghiệp trong các làng nghề mạnh dạn bỏ vốn đầu tư cho phát triển sản xuất, nhất là những ngành thu hút nhiều lao động đặc biệt chú ý đến vấn đề liên doanh, liên kết với nước ngoài.

- Nhà nước (tỉnh) nên dành một phần viện trợ, vốn vay nước ngoài để đầu tư chiều sâu cho phát triển làng nghề, khai thông việc tạo vốn cho làng nghề từ nguồn vốn tín dụng đầu tư, quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia, quỹ quốc gia giải quyết việc làm, ngân hàng người nghèo.

- Tỉnh cần ưu tiên vốn đầu tư của ngân sách Nhà nước để hỗ trợ phát triển hạ tầng kinh tế xã hội cho các làng nghề. Thành lập quỹ hỗ trợ phát triển làng nghề. Phát huy vai trò của quỹ khuyến công từ ngân sách Nhà nước.

- Miễn giảm thuế đối với những Doanh nghiệp mới thành lập, hộ gia đình sản xuất kinh doanh lần đầu và những sản phẩm mới đưa vào sản xuất, cần phải phân biệt đối tượng, ưu tiên đúng mức, tránh hiện tượng tiêu cực xảy ra. Trước mắt cần ưu tiên cho những làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu, sử dụng nguyên liệu và lao động tại chỗ hoặc các cơ sở sản xuất của thương binh, người tàn tật, gia đình chính sách.

- Miễn giảm thuế đối với những cơ sở áp dụng công nghệ mới, dạy nghề gắn với sản xuất, với các trung tâm dạy nghề truyền thống, cơ sở dạy nghề tư nhân...

Một phần của tài liệu LUẬN văn phân tích chiến lược và một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế làng nghề ở tỉnh thái bình (Trang 131 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)