2- Khu vực kinh tế làng nghề ở Thái Bình.
2.1.4- Về vốn và quan hệ tín dụng.
Vốn là một yếu tố quan trọng để đảm bảo cho duy trì và khôi phục phát triển các làng nghề, đặc biệt trong cơ chế thị trường vốn lại càng có vai trò quan trọng hơn. Đây cũng là một vấn đề được quan tâm nhất đối với các hộ gia đình cũng như các cơ sở kinh doanh trong các làng nghề nó như một động lực, đồng thời cũng là một sức ép.
Tính đến tháng 12 năm 2000 vốn đầu tư vào các làng nghề ở Thái Bình đạt trên 400 tỷ đồng, song chủ yếu vẫn là vốn tự có của các cơ sở và các hộ kinh tế gia đình.
Sự hỗ trợ vốn của tỉnh, huyện và nguồn vốn vay ưu đãi chưa đáp ứng được nhu cầu vốn cho sản xuất ở các làng nghề. Năm 1999 các huyện đã trích vốn giải quyết việc làm mỗi huyện được từ 100 đến 200 triệu đồng cho vay đầu tư vào nghề và làng nghề. Năm
2000 vốn vay hỗ trợ việc làm của các huyện là 1200 triệu đồng, vốn của tỉnh là 600 triệu đồng.
Vốn tín dụng của các hộ sản xuất trong làng nghề chủ yếu vay theo Quyết định 67/QĐ- TTg ngày 30-3-1999 của Thủ tướng Chính phủ, mỗi hộ được vay tối đa 10 triệu đồng, vay vốn tín dụng nhân dân với lãi suất cao hơn lãi suất ngân hàng. Việc vay vốn từ các ngân hàng gặp khó khăn về vấn đề thế chấp nhà cửa, đất đai.
Từ các yếu tố trên dẫn đến vốn đầu tư cho sản xuất của các làng nghề chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển sản xuất. Một số làng nghề được đáp ứng đủ vốn sản xuất chủ yếu do các doanh nghiệp vay được vốn của ngân hàng đầu tư trở lại cho làng nghề, tuy nhiên việc vay vốn vẫn chưa đáp ứng được chu kỳ sản xuất. Nguyên nhân chính của tình trạng không tiếp cận được với vốn của ngân hàng và các tổ chức là do chính sách cho vay thật sự phù hợp : vốn vay ngắn hạn, lượng vốn vay ít so với yêu cầu của ngành nghề, làng nghề nông thôn, thủ tục cho vay chưa thuận tiện và kịp thời, nhất là các điều kiện về thế chấp, nên nhiều bộ, cơ sở phải vay ở các nguồn tư nhân với lãi xuất cao hơn.