6/ Về tổ chức SX và công tác quản lý:
1.3- Phân tích SWOT và các kết hợp chiến lược.
Mục đích của phân tích mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và nguy cơ nhằm phối hợp một cách hợp lý giữa chúng với nhau tạo thành các kết hợp chiến lược.
Khi đã đánh giá và xác định được thứ tự ưu tiên các cơ hội và nguy cơ, lựa chọn những nhân tố nội bộ chủ chốt đại diện cho hoạt động của khu vực kinh tế này, ta xây dựng ma trận SWOT như sau :
1.3.1- Phân tích SWOT. Ma trận SWOT Phân tích SWOT Cơ hội : - O1: Sự quan tâm lớn của Chính phủ - O2: Xu hướng hội nhập khu vực và quốc tế - O3: Sự thay đổi về cơ cấu kinh tế Nguy cơ : - T1: Tụt hậu về công nghệ - T2: ô nhiễm môi trường - T3: Đối thủ cạnh tranh - T4: Lãi xuất cao - T5: Khách hàng phân tán, nhỏ lẻ
- O4: Vốn đầu tư FDI và ODA tăng
- O5: Nhu cầu thị trường tăng trưởng
Điểm mạnh : - S1: Sự khác biệt hoá sản phẩm - S2: Nguồn lao động lớn - S3: Có các chương trình, dự án - S4: Một bộ phận đã được cơ khí hoá, điện khí hoá
S1,S2,S4/O1,O2,O3,O4,O5 - S3/T1,T2 - S3/T1,T2 - S1,S4/T3 Điểm yếu: - W1: Thị trường bế tắc - W2: Công nghệ lạc hậu - W3: Thiếu vốn - W4: Chủ yếu là mô hình kinh tế hộ gia đình - W5: Phát triển tự phát - W6: Chất thải gây ô nhiễm - W1/O1,O2 - W2,W6/O1,O2,O3 - W3,W4,W5/O1,O4,O5 - W1,W2,W3 T1,T2,T3,T5 W4,W5,W6 1.3.2- Các kết hợp chiến lược.
- Chiến lược tăng trưởng tập trung: W1/O1,O2 - Đây là chiến lược thâm nhập và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm cho khu vực kinh tế làng nghề đặc biệt là thị trường xuất khẩu, vấn đề này là một sự bế tắc đầu tiên và rất phổ biến trong các làng nghề hiện nay. Cần phải tiếp cận và tranh thủ các cơ hội nói trên.
Chiến lược phát triển thị trường là chiến lược quan trọng và mang tính quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi làng nghề, xã nghề.
- Chiến lược đa dạng hoá :
thêm nghề mới từ trong và ngoài nước bằng việc tận dụng thế mạnh về sự khác biệt hoá sản phẩm, lao động lớn, có tay nghề với các cơ hội đang đặt ra cho khu vực kinh tế làng nghề.
+ Đa dạng hoá công nghệ: S3/T1,T2 và W2,W6/O1,O2,O3
* S3/T1,T2: chiến lược này là chiến lược tập trung các chương trình, dự án cho việc xử lý các công đoạn kỹ thuật công nghệ sản xuất gây ô nhiễm môi trường.
* W2,W6/O1,O2,O3: đây là chiến lược tranh thủ sự quan tâm của chính phủ, xu hướng hội nhập và thay đổi cơ cấu kinh tế bằng cách kết hợp chiến lược đa dạng hoá công nghệ với chiến lược đa dạng hoá hoàn toàn để vượt qua tình trạng công nghệ lạc hậu hiện nay; gây ô nhiễm.
- Chiến lược hướng ngoại : W3,W4,W5/O1,O4,O5 chiến lược này nhằm tận dụng cơ hội quan tâm của Chính phủ, tranh thủ các nguồn vốn FDI và ODA để vượt qua điểm yếu về thiếu vốn bằng con đường liên doanh. Chính bằng hình thức liên doanh này đòi hỏi với khu vực kinh tế làng nghề trước hết phải tập trung hoàn thiện; đổi mới mô hình tổ chức sản xuất, để đủ năng lực và điều kiện tham gia liên doanh như vậy khắc phục được những tồn tại của kinh tế hộ gia đình.
- Chiến lược khác biệt hoá sản phẩm : S1,S4/T3 đối với một số ngành nghề truyền thống sản phẩm mang tính khác biệt hoá cao, có thể sử dụng chiến lược khác biệt hoá sản phẩm để tăng sức cạnh tranh giảm thiểu nguy cơ từ phía đối thủ.
- Chiến lược hỗn hợp : W1,W2,W3,W4,W5,W6/T1,T2,T3,T5 đây là chiến lược nhằm giảm thiểu các điểm yếu và các nguy cơ đối với khu vực kinh tế làng nghề bằng cách thành lập và khuyến khích thành lập các Doanh nghiệp, hợp tác xã. …
- Chiến lược đặc biệt (chiến lược “tạo ổ”): S1,W1,O2,T3 đây là chiến lược xem xét và kết hợp bốn yếu tố cơ hội và nguy cơ, mặt mạnh và mặt yếu. Một trong những dạng kết hợp bốn yếu tố rất phù hợp với đặc điểm hoạt động của kinh tế làng nghề Thái Bình đó là: cặp chiến lược: S1,W1,O2,T3 - nội dung chiến lược này chính là tận dụng thế mạnh về sự khác biệt hoá sản phẩm trong điều kiện hội nhập khu vực và quốc tế để tạo ra những “hốc” thị trường xuất khẩu nhằm giảm thiểu những điểm yếu về công tác tiêu thụ và nguy cơ bị đối thủ cạnh tranh.