2- Một số giải pháp nhằm khôi phục và phát triển kinh tế làng nghề tỉnh Thái Bình.
2.3- Về mô hình tổ chức sản xuất.
Phát triển đa dạng các loại hình tổ chức sản xuất là biện pháp quan trọng để thúc đẩy nghề và làng nghề ở nông thôn phát triển. Song hợp tác và phân công lao động lại là xu thế tất yếu của quá trình phát triển của lực lượng sản xuất. Do đó việc tổ chức loại hình kinh tế theo kiểu các Doanh nghiệp vừa và nhỏ như : Doanh nghiệp tư nhân, Công ty trách nhiệm
hữu hạn, hợp tác xã... là những mô hình tổ chức thích hợp cho kinh tế làng nghề. Để phát triển các loại hình đó cần phải:
- Tạo điều kiện để các hộ tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn đăng ký sản xuất, hỗ trợ các hộ phát triển và chuyển đổi thành Doanh nghiệp tư nhân, Công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc tham gia hợp tác xã.
- Phát triển mạnh các loại hình kinh tế hợp tác xã, chú trọng xây dựng các hợp tác xã kinh doanh tổng hợp gắn với các làng nghề ở nông thôn. Phát triển các cơ sở kinh tế hợp tác xã như tổ sản xuất, nhóm liên kết, liên gia.... Tuỳ theo đặc điểm của từng ngành nghề, tổ chức thành các hợp tác xã sản xuất tập trung hay hợp tác xã cổ phần …
- Tạo môi trường bình đẳng thực sự giữa các Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong các lĩnh vực: thuê đất, cấp đất, vốn, bảo lãnh tín dụng, xuất khẩu trực tiếp, hỗ trợ trong việc đào tạo bồi dưỡng, chuyển giao công nghệ, dịch vụ kỹ thuật.
Như vậy mô hình thích hợp cho kinh tế làng nghề Thái Bình trong thời gian tới là các Doanh nghiệp vừa và nhỏ như : Doanh nghiệp tư nhân, kinh tế hợp tác, Công ty trách nhiệm hữu hạn, các tổ chức này làm các dịch vụ hỗ trợ đầu vào, đầu ra và các nhu cầu khác cho các hộ xã viên; sản xuất chủ yếu tại các hộ gia đình xã viên.