2- Khu vực kinh tế làng nghề ở Thái Bình.
2.2- Công tác định hướng phát triển kinh tế làng nghề ở Thái Bình.
Công tác định hướng và xây dựng kế hoạch được thể hiện trong các chủ trương, chính sách, biện pháp của Đảng, Nhà nước và các cơ quan ban, ngành từ Trung ương đến địa phương. Nó có vai trò hết sức to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung, công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn nói riêng. Trong đó một thời gian khá dài với các chính sách kinh tế cũ, khu vực công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn đặc biệt là kinh tế làng nghề bị mai một hầu như không phát triển. Trong bối cảnh đó các cơ quan quản lý Nhà nước, các cơ quan chức năng, các cấp chính quyền cũng chưa thực sự có một hoạt động mang tính chất định hướng; tư vấn; hỗ trợ đáng kể nào cho khu vực kinh tế làng nghề (chủ yếu là hộ kinh tế gia đình). Các sở ở cấp tỉnh và các phòng ban ở cấp huyện đều mới chỉ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước mà nội dung chính là làm thủ tục đăng ký thành lập, đăng ký kinh doanh, cấp giấy phép và nắm tình hình bằng việc yêu cầu thực hiện các báo cáo định kỳ. Hầu như chưa có cơ quan nào làm nhiệm vụ cung cấp cho các cơ sở, các hộ kinh tế ở các làng nghề những thông tin, các kiến thức, các giải pháp cần thiết để tháo gỡ khó khăn và phát triển đúng hướng...
Sau khi có những chủ trương chính sách đổi mới về phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, chuyển nền kinh tế sang hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, thì khu vực công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn phát triển mạnh chưa từng thấy, đặc biệt là kinh tế làng nghề, các ngành nghề truyền thống được khôi phục và phát triển rầm rộ đan xen vào đó là sự phát triển lan toả sang các vùng lân cận, xuất hiện một số nghề mới du nhập từ địa phương khác. Là một tỉnh có nhiều nghề truyền thống lâu đời, sản phẩm làm ra đã nổi tiếng trong khu vực và cả nước như nghề dệt khăn, dệt vải Thái Phương, nghề dệt đũi xã Nam Cao, chạm bạc Đồng Xâm, thêu Minh Lãng, mây tre đan Thượng Hiền, ươm tơ Bách Thuận,... Sự phát triển làng nghề mấy năm qua đã làm thay đổi cơ cấu kinh tế, giải quyết được nhiều lao động, góp phần nâng cao đời sống nhân dân và làm thay đổi bộ mặt nông thôn trong tỉnh.
Tuy nhiên sự phát triển vẫn mang tính tự phát, công tác định hướng và hỗ trợ từ phía nhà nước đối với khu vực kinh tế này chưa được cụt hể hoá, sự đầu tư vào kinh tế làng nghề chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất.
Hiện nay chủ trương phát triển nghề và làng nghề được Đảng, Nhà nước và Tỉnh rất quan tâm. Cùng với Nghị quyết Trung ương VIII, Nghị quyết 09 của Tỉnh uỷ Thái Bình về phát triển nghề và làng nghề đã được đề ra. Gầy đây tại Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ tỉnh; việc phát triển nghề và làng nghề được coi là 1 trong 5 chương trình đột phá kinh tế trọng điểm của tỉnh, nhằm thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn tỉnh nhà.
Để chủ trương phát triển nghề và làng nghề nhanh chóng đi vào cuộc sống với những nội dung cụ thể, bằng các dự án, chương trình khả thi, góp phần tạo cho bộ mặt nông thôn Thái Bình có nhiều thay đổi đáp ứng được những đòi hỏi khách quan và bức bách của toàn xã hội về giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân. Một trong những yếu tố quan trọng đầu tiên là cần phải có cách nhìn nhận đúng đắn theo quan điểm của phân tích và hoạch định chiến lược đối với khu vực kinh tế đặc biệt này. Sau đây là phần phân tích chiến lược.
Chương IV : Phân tích chiến lược và một số giải pháp nhằm
Phát triển kinh tế làng nghề tỉnh thái bình