6/ Về tổ chức SX và công tác quản lý:
1.4- áp dụng mô hình McKensey vào việc định hướng đầu tư theo ngành nghề.
ở đây việc áp dụng mô hình này chỉ dừng lại ở mức độ xác định các nhóm mặt hàng hay nhóm ngành nghề của khu vực kinh tế làng nghề Thái Bình theo các ô của mô hình Mc Kinsey nhằm xác định được hướng đầu tư trong tương lai.
Một vấn đề khó khăn chung đặt ra là việc đánh giá hai chỉ tiêu tổng hợp sức hấp dẫn của thị trường và thế mạnh cạnh tranh của từng lĩnh vực, hoạt động. Có rất nhiều nhân tố để đánh giá hai chỉ tiêu nói trên. ở đây do đặc điểm của kinh tế làng nghề, nên ta chỉ đánh giá định tính một số yếu tố đại diện cho đặc điểm hoạt động của ngành nghề đó. Sự đánh giá này phụ thuộc nhiều vào tình hình nhận thức, vào sự hiểu biết về tính năng động của
cạnh tranh của các nhà quản lý. Chất lượng các lập luận và kinh nghiệm của nhà lãnh đạo, quản lý được đặt lên hàng đầu.
Sau đây là đánh giá hai chỉ tiêu trên đối với các nhóm ngành :
1.4.1- Nhóm ngành dệt, thêu, ươm tơ :
Đây là nhóm hàng có qui mô thị trường trong và ngoài nước lớn nhất. Theo đánh giá của Bộ Thương mại thị trường EU và Nhật Bản là 2 thị trường chủ yếu cho mặt hàng khăn bông của Việt Nam trong hiện tại cũng như trong tương lai. Số lượng hạn ngạch của EU hàng năm tương đối lớn, khoảng 1.000 tấn (năm 2001 là 935 tấn). ở Thái Bình hàng đũi Nam Cao cũng không cung cấp đủ cho thị trường Lào. Hàng thêu ren chưa đủ khả năng đáp ứng tất cả các hợp đồng từ phía Hàn Quốc. Lượng kén tằm đáp ứng nguyên liệu cho ươm tơ mới đạt 50% nhu cầu trong tỉnh.
Kim nghạch XK Đơn vị tính 1998 1999 2000 Khăn bông Đũi Thêu 1000 tá 1000 USD Bộ 5.769 8.000 7.794 650 36.100 8.131 5.678 97.544 Về thị phần sản lượng sản phẩm hàng thêu theo đánh giá của Bộ Thương mại, Thái Bình cũng chiếm tỷ trọng lớn, dự kiến 3 triệu USD (cả nước 30 -35 triệu USD). Hàng đũi Nam Cao với số lượng 6 triệu mét/năm là lớn nhất cả nước và là mặt hàng độc đáo. Mặt hàng khăn bông thì thị phần ở mức trung bình so với các Tổng công ty Dệt, nhưng so với khu vực kinh tế làng nghề thì đây là khối lượng rất lớn và mặt hàng cũng mang bản sắc riêng.
Về giá cả và chất lượng sản phẩm nhóm này Thái Bình có khả năng cạnh tranh do có lợi thế về lao động, nhân công (giá rẻ, tay nghề cao...). Chất lượng khăn bông đựơc JETRO Nhật Bản đánh giá chất lượng tốt hơn của Trung Quốc.
Như vậy có thể đánh giá đối với nhóm ngành hàng này : Có sự hấp dẫn thị trường cao và ưu thế cạnh tranh cao.