Về thị trường và sản phẩm.

Một phần của tài liệu LUẬN văn phân tích chiến lược và một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế làng nghề ở tỉnh thái bình (Trang 129 - 131)

2- Một số giải pháp nhằm khôi phục và phát triển kinh tế làng nghề tỉnh Thái Bình.

2.4- Về thị trường và sản phẩm.

Một trong những điểm yếu vốn có và thiếu hụt lớn lao đối với kinh tế làng nghề đó là thị trường tiêu thụ sản phẩm bế tắc, không ổn định... giúp đỡ hỗ trợ làng nghề ổn định và mở rộng thị trường là biện pháp cơ bản và quan trọng nhất trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay. Sự hỗ trợ này cần được kết hợp với nỗ lực riêng của các cơ sở sản xuất và các tổ chức khác của họ. Cụ thể là :

- Giới thiệu sản phẩm của các làng nghề của tỉnh Thái Bình với thị trường trong và ngoài nước bằng nhiều con đường, hình thức khác nhau như báo, đài, tivi, internet... cần giới thiệu kèm theo các làng nghề truyền thống với các nét độc đáo về lịch sử, văn hoá, nghệ thuật dân tộc.

- Nhà nước và tỉnh hỗ trợ cho các làng nghề bằng các chính sách và biện pháp như : tổ chức hội chợ chuyên đề tại tỉnh về kinh tế làng nghề, dùng nguồn ngân sách ưu tiên cho việc tham gia đăng ký các hội chợ, triển lãm trong nước và quốc tế, ưu tiên về quảng cáo, thông thoáng về thủ tục xuất khẩu trực tiếp nếu có nhu cầu, cung cấp các thông tin về thị trường, giúp các cơ sở sản xuất tại các làng nghề xử lý các thông tin thị trường. Nghiên cứu các hình thức dịch vụ tư vấn kinh doanh tư vấn thị trường …

- Tăng cường và tạo điều kiện về tổ chức, về kinh phí... để phát huy vai trò của Trung tâm Xúc tiến thương mại thuộc Sở Thương mại. Nhằm xây dựng các chương trình đề án xuất khẩu cho các sản phẩm từ kinh tế làng nghề, tổ chức nghiên cứu, khảo sát thị trường và sản phẩm để du nhập nghề mới. Nâng cao vai trò của các Doanh nghiệp xuất nhập khẩu của tỉnh đối với các sản phẩm làng nghề.

Khuyến khích sản xuất hàng xuất khẩu, mở rộng phạm vi của quỹ hỗ trợ xuất khẩu ở các làng nghề.

- Hỗ trợ làng nghề ứng dụng các biện pháp tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng, đa dạng hoá kiểu dáng, mẫu mã, tính năng của sản phẩm... để nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm qua các quỹ khuyến công, khuyến nghề, các trung tâm tư vấn, chuyển giao công nghệ.

Bên cạnh đó các cơ quan chức năng liên quan tăng cường quản lý, kiểm tra thị trường, kiên quyết chống buôn lậu, hàng giả …

- Tạo điều kiện hỗ trợ và khuyến khích cho các làng nghề có thể thực hiện sự liên kết sản xuất với các ngành, với các Doanh nghiệp ở đô thị và trung tâm công nghệ... Ví dụ như tham gia vào các chương trình dư lịch, tham quan các làng nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ. Vừa tạo ra một điểm thu hút khách và là cơ hội tiếp cận và mở rộng thị trường cho kinh tế làng nghề. Thành lập và quy hoạch khu du lịch làng nghề. ở đó vừa tổ chức các hoạt động du lịch văn hoá, vừa tổ chức sản xuất và trưng bày giới thiệu các sản phẩm của các làng nghề truyền thống (báo nhân dân 8/6/2001 đưa mô hình này ở Hải Dương).

Sự liên kết giữa các làng nghề với các Doanh nghiệp, các ngành… còn thể hiện qua việc gia công, chế tác thuê, làm vệ tinh, tạo vùng nguyên liệu cho sản xuất...

- Tạo thị trường tại chỗ cho các làng nghề bằng việc tác động vào sức mua và nhu cầu ở nông thôn như hình thành và quy hoạch lại hệ thống chợ ở nông thôn nhằm thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hoá, phục vụ cho kinh tế làng nghề.

- Mỗi doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh các sản phẩm nghề và làng nghề nên nghiên cứu và đầu tư "ngân hàng mẫu" về các sản phẩm của ngành mình.

- Các đơn vị sản xuất kinh doanh sản phẩm nghề và làng nghề ( đặc biệt là sản phẩm xuất khẩu) cần nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm để thuê các chuyên gia nước ngoài hoặc Việt kiều sáng tác mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm cho phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của từng thị trường.

- Mỗi làng, xã, huyện có nghề và làng nghề phát triển nên nghiên cứu, thiết kế một hoặc một vài sản phẩm tiêu biểu gắn với truyền thống, văn hoá, lịch sử riêng có của địa phương.

- Hàng năm vào các dịp lễ hội, hội chợ ... tổ chức các cuộc thi sáng tác, thiết kế mẫu mã sản phẩm nghề và làng nghề.

Một phần của tài liệu LUẬN văn phân tích chiến lược và một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế làng nghề ở tỉnh thái bình (Trang 129 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)