1- Phân tích chiến lược trong quá trình phát triển kinh tế làng nghề của tỉnh Thái Bình.
1.2.1- Môi trường vĩ mô.
Có rất nhiều các yếu tố khác nhau có thể ảnh hưởng đến hoạt động của khu vực kinh tế làng nghề nói chung. Sau đây chúng ta đề cập tới 5 yếu tố quan trọng và bao trùm đó là yếu tố kinh tế, chính trị, chính phủ và luật pháp, văn hoá - xã hội, tự nhiên và yếu tố công nghệ. Mỗi yếu tố kể trên có thể ảnh hưởng tới khu vực kinh tế làng nghề một cách độc lập hoặc trong mối liên kết với các yếu tố khác.
1.2.1.1- Yếu tố kinh tế.
- Trong thời gian qua (1996-2000) nền kinh tế nước ta vẫn giữ được mức độ tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch tích cực. Tốc độ GDP bình quân năm đạt 7% (Thái Bình đạt 4,5%). Cơ cấu kinh tế cả nước : nông lâm ngư nghiệp: 24,3%, công nghiệp xây dựng: 36,6%, dịch vụ: 39,1% (Thái Bình nông lâm ngư nghiệp 55,8%, công nghiệp xây dựng 12,6%, dịch vụ 31,6%). Bước tiến quan trọng này của nền kinh tế làm cho nhiều ngành và khu vực kinh tế bắt đầu khởi sắc đời sống dân cư được cải thiện rõ rệt nhất là bộ mặt nông thôn. Cùng với sự tăng trưởng về kinh tế là sự mở rộng và tăng lên của thị trường nói chung đây là những yếu tố tác động tích cực tới sự phát triển nông thôn nói chung về kinh tế làng nghề nói riêng.
Kế hoạch 5 năm tới 2001-2005 đặt ra như sau :
+ Tốc độ tăng GDP bình quân 7,5% (Thái Bình 8%).
+ Cơ cấu kinh tế: nông lâm, ngư nghiệp 20-21%, công nghiệp, xây dựng 38-39%, dịch vụ 41-42% (Thái Bình tương tự theo tỷ lệ 48% : 18% : 34%).
+ Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: 13% (Thái Bình 15%).
- Tình hình tài chính tiền tệ : Lãi suất như hiện nay đối với khu vực kinh tế làng nghề nói chung còn chưa tạo điều kiện để phát triển sản xuất, mới chỉ đáp ứng được phần nào nhu cầu cho khu vực kinh tế này. Giá đô la Mỹ ngày một biến động tăng và tình trạng giảm phát liên tục đã tác động tới khu vực kinh tế này theo cả hướng tích cực và tiêu cực.
- Đầu tư và hợp tác với nước ngoài và trong nước có bước phát triển mạnh, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA tiếp tục tăng trong năm 1996-2000 vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (không kể phần vốn góp trong nước đạt khoảng 10 tỷ USD, vốn ODA thực hiện khoảng 6,1 tỷ USD.
Dự kiến 5 năm tới 2001-2005 vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài khoảng 9-10 tỷ, vốn ODA khoảng 10-11 tỷ. Đây là cơ hội tốt để khu vực kinh tế làng nghề có thể tìm kiếm nhà đầu tư, tài trợ...
1.2.1.2- Yếu tố về Chính phủ, chính trị và pháp lý.
Đây là một yếu tố có tác động rất lớn đối với khu vực kinh tế làng nghề, nó quyết định phương hướng và tốc độ phát triển khu vực này trong từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Trong thời gian gần đây và trong những năm tiếp theo khu vực kinh tế này ngày càng khẳng định vị trí và vai trò đối với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại doá nông nghiệp, nông thôn. Chính vì thế kinh tế làng nghề nói riêng và công nghiệp nông thôn nói chung đã thu hút được sự quan tâm rất đáng kể từ Chính phủ. Đây là một cơ hội rất lớn đối với khu vực kinh tế này. Thể hiện :
- Sự ổn định về chính trị tại Việt Nam là nhân tố quan trọng đầu tiên cho sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển nghề và làng nghề ở nông thôn, thu hút đầu tư trong cũng như ngoài nước vào khu vực này. Mặc dù một vài năm trước đây tình hình chính trị - xã hội ở Thái Bình có mất ổn định song hiện nay đã đi vào ổn định, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân yên tâm lao động sản xuất, tạo lòng tin cho nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và các chủ trương chính sách của Nhà nước.
- Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với việc phát triển kinh tế nông thôn nói chung và khu vực làng nghề nói riêng được khẳng định đầu tiên phải nói đến chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn liên tiếp được khẳng định qua hai kỳ Đại hội Đảng VIII và IX (đã nêu chi tiết và cụ thể tại mục 1.4 chương I luận án này).
- Hệ thống pháp luật ngày càng được hoàn thiện và đồng bộ tạo môi trường và hành lang pháp lý vững chắc cho mọi hoạt động kinh tế, khơi dậy những tiềm năng, phát huy nội lực và giải phóng sức sản xuất trong các lĩnh vực, ngành nghề và các địa phương.
Đầu tiên là quan điểm chính sách kinh tế nhiều thành phần, sau đó là sự ra đời của hàng loạt các luật như: luật doanh nghiệp, luật hợp tác xã, luật thương mại, luật khuyến khích đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài... và dưới nữa là các văn bản dưới luật đã thể hiện đường lối đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước ta.
Theo tinh thần đổi mới đó khu vực kinh tế nông thôn được đặc biệt chú trọng với các mục tiêu : chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu nhập và giải quyết việc làm... trong đó phát triển kinh tế làng nghề ở nông thôn được coi trọng là một trong các động lực để thực hiện các mục tiêu trên. Một trong những thể hiện rõ nét nhất và quan trọng nhất đối với việc phát triển nghề và làng nghề đó là : Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 132/2000/QĐ-TTg ngày 24/11/2000 về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn.
Theo đó nhiều chính sách có tác dụng thúc đẩy kinh tế làng nghề ở nông thôn phát triển như : chính sách thuế, chính sách thị trường, chính sách đầu tư, hỗ trợ...
Ngay sau đó ngày 30-12-2000 trung tâm hỗ trợ và phát triển làng nghề truyền thống Việt Nam được thành lập ghi nhận tinh thần tích cực trong việc cụ thể hoá các chính sách của Nhà nước đối với khu vực kinh tế làng nghề.
- Cùng với xu hướng hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, chúng ta đang xác định lộ trình AFTA và đang tích cực để gia nhập tổ chức thương mại Quốc tê (WTO) điều này đang đặt ra đối với việc phát triển kinh tế làng nghề của cả nước cũng như của Thái Bình những cơ hội và thách thức lớn lao, cơ hội là thị trường tiêu thụ được mở rộng và có điều kiện tiếp xúc với công nghệ mới, ngược lại thách thức là ở chỗ sẽ xuất hiện nhiều sản phẩm cạnh tranh của các nước trong khu vực như : Trung Quốc, Indonexia, Philippin…
Đây cũng là một nhân tố ảnh hưởng lớn đến chiến lược kinh doanh của các lĩnh vực các ngành và các doanh nghiệp. Sự thay đổi và hướng phát minh kỹ thuật công nghệ làm thay đổi tuổi đời của công nghệ, rút ngắn chu kỳ sống của sản phẩm. Đối với khu vực kinh tế làng nghề nói chung với đặc điểm công nghệ hiện nay, thì xu hướng phát triển kỹ thuật công nghệ đang đặt ra những thách thức và đe doạ rất lớn; phải luôn luôn đánh giá hiệu quả của công nghệ đang có và theo sát thị trường công nghệ để có biện pháp đối phó.
1.2.1.4- Yếu tố về xã hội.
- Hiện nay quy mô dân số Việt Nam khoảng 80 triệu (Thái Bình khoảng 1,8 triệu) số người trong độ tuổi lao động khoảng 46 triệu (Thái Bình 0,986 triệu) tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn, hàng năm Thái Bình có khoảng hơn 1 vạn người đến tuổi lao động - đây là một lực lượng lao động đồi dào cho việc phát triển nghề và làng nghề. Kế hoạch 5 năm tới mỗi năm giải quyết thêm 7.000-10.000 chỗ làm việc mới đang đặt ra cho các làng nghề ở Thái Bình cơ hội tốt, mặt khác hiện tại thời gian lao động sử dụng ở nông thôn hiện nay là 73,18%, số hộ nghèo còn chiếm khoảng 6,7%, thu nhập bình quân một người tháng thấp... đang là những sức ép thúc đẩy nghề và làng nghề phát triển phải giải quyết.
- Trình độ dân trí, trình độ học vấn của cả nước nói chung và Thái Bình nói riêng đã và đang được nâng cao không ngừng, lao động qua đào tạo đang được nâng lên rõ rệt đáp ứng yêu cầu của phát triển sản xuất. Xu hướng tiêu dùng thay đổi. Đó là những yếu tố có tác động và ảnh hưởng khác nhau đến quá trình phát triển nghề và làng nghề nông thôn.
1.2.1.5- Yếu tố tự nhiên.
- Thái Bình có lịch sử lâu đời, có vị trí địa lý thuận tiện trong vùng tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long, nhất là khi quốc lộ 10 hoàn thành vào năm tới. Hiện tại với 82 làng nghề đang tạo ra một sức mạnh lớn trong việc chuyển dịch vơ cấu kinh tế nông thôn.
- Vấn đề ô nhiễm môi trường và xu hướng phải giảm thiểu mức độ ô nhiễm môi trường đang đặt ra một thách thức lớn đối với bản thân các làng nghề ở Thái Bình bởi vì hiện tại một số làng nghề ở Thái Bình đã ở mức báo động cần phải giảm thiểu và có những biện pháp xử lý hữu hiệu.