Để hiểu thêm các trang trại đầu tư vào các ngành sản xuất của mình có tương xứng với cơ cấu nguồn thu hay không chúng ta xem xét phần chi phí mà các trang trại bỏ ra.
Chi phí sản xuất của trang trại là toàn bộ chi phí vật chất (yếu tố đầu vào, phân bón, thuốc BVTV,…) cộng lao động đi thuê và chi phí khác (khẩu hao tài sản, thuế…) Tổng chi phí bình quân một trang trại một trang trại giữa các loại hình có sự chênh lệch lớn. Tổng chi phí cho trang trại chăn nuôi là 264,55 triệu đồng, chi phí các loại hình trang trại trồng cây hàng năm là thấp nhất chỉ có 85,66 triệu đồng.
Loại hình trang trại chăn nuôi có chi phí sản xuất lớn nhất là do, trang trại chăn nuôi thường xuyên phải đầu tư vào các khoản chi phí, các khoản phòng trừ dịch bệnh, các trang trại này hay gặp rủi ro về con giống. Còn trang trại tổng hợp có chí phí sản xuất tương đối cao vì mô hình trang trại này có quy mô khá lớn tuy vậy vẫn có chi phí thấp hơn trang trại chăn nuôi là vì trang trại tổng hợp có các sản phẩm trồng được trong cùng trang trại nên đỡ một phần đi mua ngoài, tận dụng được các sản phẩm phụ của chăn nuôi, trồng trọt cho chăn nuôi thủy sản điều này cũng có nghĩa là làm giảm bớt được giá thành sản phẩm. Trang trại trồng cây hàng năm có chi phí thấp chỉ có 85,66
triệu đồng do các trang trại này chỉ trồng lúa nước, rau màu, lạc, ngô nên chi phí về giống, phân bón, sâu bệnh ít hơn các trang trại khác
Bảng 4.10 Chi phí trung gian của các ngành sản xuất trong trang trại năm 2009
ĐVT: Triệu đồng; %
Mô hình trang trại
Chi phí BQ một trang trại
(tr.đ)
Phân theo ngành sản xuất
Trồng trọt Chăn nuôi Thủy sản
Chi phí (tr.đ) CC (%) Chi phí (tr.đ) CC (%) Chi phí (tr.đ) CC (%) 1. Chăn nuôi 264,55 2,30 0,87 258,31 97,64 3,94 1,49 2. Trồng cây hàng năm 85,66 78,88 92,08 6,78 7,92 - - 3. Tổng hợp 134,39 100,78 74,99 26,70 19,87 6,91 5,14
Nguồn: Điều tra trang trại, 2010
Trong các trang trại thì các ngành chính vẫn chiếm phần trăm chi phí lớn nhất. Đối với trang trại chăn nuôi thì tỷ lệ ngành chăn nuôi cao nhất chiếm 97,64%. Đối với trang trại trồng cây hàng năm thì ngành trồng trọt chiếm tỷ lệ 92,08%. Theo xu hướng trong thời gian gần đây các trang trại đầu tư nhiều vào chăn nuôi tuy gặp khá nhiều rủi ro nhưng nếu đầu tư đúng cách, sản xuất theo hướng hàng hóa, tuân thủ nghiêm ngặt các khâu trong chăm sóc và phòng chống dịch bệnh thì chăn nuôi vẫn là ngành mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
Nhìn chung, mức chi phí bình quân cho một trang trại ở huyện Hương Khê là tương đối cao. Nhưng xét theo mặt bằng chung và tiềm năng phát triển kinh tế trang trại trên huyện thì vẫn còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân là do vốn đầu tư vào sản xuất của các trang trại còn hạn chế, một số chủ trang rại chưa dám mạnh dạn đầu tư nhiều vào sản xuất mà chỉ tận dụng các loại phể phẩm. Sở dĩ có điều đó là do một phần họ thiếu vốn, xu hướng phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa còn ít nên các chủ trang trại không đầu tư sâu mà
chậm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dài hạn cho trang trại, các chính sách phát triển cơ sở hạ tầng vùng sâu vùng xa còn ít trong khi đó các trang trại chủ yếu phát triển ở những vùng xa, ít dân cư.