Giải pháp nhằm nâng cao trình độ cho chủ trang trại

Một phần của tài liệu Đề tài: Đánh giá hiệu quả kinh tế các trang trại trên địa bàn huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 88 - 112)

- TT trông cây hàng năm

4.4.1.6Giải pháp nhằm nâng cao trình độ cho chủ trang trại

3. Giá trị gia tăng (VA)

4.4.1.6Giải pháp nhằm nâng cao trình độ cho chủ trang trại

Kinh tế trang trại phát triển gắn liền với thị trường, vì vậy đòi hỏi chủ trang trại phải có những kiến thức chuyên môn cũng như kiến thức điều hành quản lý trang trại rất khắt khe. Qua khảo sát cho thấy chủ trang trại phần lớn không có kiến thức chuyên môn (90% là phổ thông), chỉ có 10% chủ trang trại được đào tạo chuyên môn từ trung cấp trở lên, các trang trại này làm ăn có kết quả cao hơn. Các chủ trang trại chủ yếu là xuất thân từ nông dân (72,50%) họ vẫn mang nặng tư tưởng sản xuất nông nghiệp lạc hậu, kiến thức về các lĩnh vực

kinh tế, marketing… còn hạn chế. Do đó cần có biện pháp nâng cao kiến thức năng lực cho chủ trang trại để họ tiếp cận thị trường, tiếp cận khoa học và công nghệ mới, chuyển giao nhanh hơn và áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ. Trong đó chủ trọng công nghệ sinh học đến nông thôn thông qua các chương trình tập huấn khuyến nông, lâm, ngư, xây dựng các mô hình trình diễn kỹ thuật, các điển hình ở cơ sở để cho nông dân học tập và làm theo. Đa dạng hóa các hình thức truyền đạt thông tin, kiến thức như: Qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua in ấn, phát hành tài liệu chuyên môn về kỹ thuật, về quản lý một cách rộng rãi cho các vùng, địa phương, các chủ trại, các hộ nông dân để họ áp dụng một cách nhanh nhất vào sản xuất.

Phần V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1 Kết luận

Trang trại là loại hình sản xuất cơ sở trong nông, lâm, thuỷ sản có mục đích chính là sản xuất hàng hoá, có tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của một chủ độc lập, sản xuất được tiến trên quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất tiến bộ và trình độ cao, hoạt động tự chủ và luôn gắn với thị trường. Đây là loại hình sản xuất hàng hoá nên người ta quan tâm nhiều đến HQKT. HQKT là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Đánh giá HQKT trang trại là đánh giá một cách đúng đắn có ý nghĩa quan trọng để chúng ta xem xét vai trò và tác dụng của trang trại.

KTTT là một thành phần kinh tế quan trọng trong nông nghiệp, chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị sản xuất. Loại hình kinh tế này đã ra đời và phát triển rất lâu ở các nước phát triển trên thế giới, còn đối với Việt Nam KTTT chỉ mới hình thành và phát triển từ những năm 1986 trở lại đây. Ơ Hương Khê thì trang trại phát triển muộn hơn đó là sau Nghị định 64/1993/NĐ – CP ngày 27/09/1993 của chính phủ. Nhưng thành phần kinh tế này đã và đang phát triển mạnh và có những đóng góp to lớn trong việc phát triển kinh tế nông thôn, tạo công ăn, việc làm, tăng thu nhập cho nông dân, làm thay đổi bộ mặt nông thôn.

Số lượng trang trại trên địa bàn liên tục tăng trong những năm qua, năm 2007 toàn huyện có 285 trang trại, năm 2008 có 320 trang trại và đến cuối năm 2009 huyện có 405 trang trại ( đây là các trang trại đạt tiêu chí phân loại theo thông tư liên bộ giữa Bộ NN&PTNT và tổng cục thống kê). Hiệu quả của các trang trại, cây trồng vật nuôi trong trang trại cũng được tăng lên. Trong 3 loại hình trang trại chúng tôi tiến hành nghiên cứu thì trang trại tổng hợp là trang trại có hiệu quả kinh tế cao nhất. Trong đó hiệu quả sử dụng lao động (VA/L) đạt 26,80 triệu đồng, hiệu quả sử dụng vốn (VA/K) đạt 0,55 lần, hiệu quả tính trên

một đồng chi phí trung gian (VA/IC) đạt 0,95 lần và thu nhập hỗn hợp của lao động gia đình (MI/Lgđ) là 32,20 triệu đồng/năm/lao động. Đối với HQ các cây trồng vật nuôi trong trang trại thì cây ngô là cây mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất VA/IC đạt bình quân 0,65 lần. Còn trong chăn nuôi thì chăn nuôi lợn mang lại HQ cao nhất khi VA/IC đạt 0,46 lần.

Tuy nhiên, việc phát triển KTTT trên địa bàn huyện vẫn còn gặp một số hạn chế, khó khăn nhất định như: KTTT đang phát triển một cách tự phát không theo quy hoạch, công tác giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận trang trại đạt tiêu chí còn chậm, thiếu vốn đầu tư, trình độ quản lý, trình độ lao động còn thấp, vấn đề tiêu thụ sản phẩm của các trang trại còn gặp nhiều khó khăn....

Trong thời gian tới để cho KTTT trên địa bàn huyện phát triển một cách toàn diện, có hiệu quả nhất thì các cấp chính quyền, các chủ trang trại cần phải có những giải pháp có tính quy hoạch như: Đẩy nhanh việc cấp số đỏ, quyền sử dụng đất để các chủ trang trại yên tâm đầu tư. Cấp giấy chứng nhận trang trại đạt tiêu chí để các trang trại có thể vay vốn một cách dễ dàng. Nhà nước cần tạo điều kiện bằng cách đưa ra các chính sách về vốn tín dụng, tạo sự thông thoáng trong vay vốn để các trang trại có vốn đầu tư vào sản xuất dễ dàng hơn. Tạo sự liên kết chặt chẽ giữa 4 nhà, có những thông tin kịp thời về thị trường để các chủ trang trại chủ động trong sản xuất kinh doanh.

5.2 Kiến nghị

5.2.1 Đối với Nhà nước

Nhà nước cần tiếp tục bổ sung và hoàn thiện hơn nữa các chính sách để cho trang trại phát triển, nhằm nâng cao hiệu quả cũng như thúc đẩy KTTT phát triển

Cần những chính sách và cơ chế hỗ trợ cho vay vốn (giống như Nghị định 41/2010/NĐCP) để phát triển kinh tế trang trại vì KTTT gặp nhiều rủi ro, thời gian thu hồi vốn dài, tỷ suất lợn nhuận thấp hơn so với các ngành khác.

Nhà nước nên có chế độ chính sách cho các chủ trang trại mua bảo hiểm đối với các loại cây trồng vật nuôi để có những hỗ trợ kịp thơi khi nông dân mất mùa.

Cần xây dựng hệ thống kênh thông tin đa chiều giúp cho chủ trang trại nắm bắt được các thông tin về đầu vào, đâu ra cho sản xuất để họ có những quyết định sản xuất và bán sản phẩm phù hợp.

Nhà nước cần đâu tư xây dựng cở sở hạ tầng điện, đường, thông tin… nhằm tao cơ hội thuận lợi cho trang trại phát triển.

5.2.2 Đối với tỉnh, huyện

Thực hiện đây đủ và kịp thời các chính sách do Nhà nước đưa ra như chính sách tín dụng trong Nghị định 41/2010/NĐCP.

Tạo điều kiện thuận lợi cho các trang trại tiếp cận với vốn ưu đãi và giao lưu học hỏi kinh nghiệm với các nhà quản lý, với khuyến nông, khuyến lâm, giữa các trang trại với nhau…

Cần có các biện pháp quy hoạch phát triển KTTT, nghiên cứu và ứng dụng, thử nghiệm các loại trang trại như trồng cây cảnh nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế gắn liền với công tác bảo vệ môi trường, xã hội.

5.2.3 Đối với các chủ trang trại

Các chủ trang trại phải thực hiện các giải pháp ở tầm vi mô nêu trên, cần có những kế hoạch sản xuất kinh daonh phù hợp với khả năng của trang trại và phù hợp với nhu cầu của thị trường. Phải năng động, sáng tạo, đổi mới không ngừng, vượt qua những khó khăn, chịu khó học hỏi kinh nghiệm và các kiến thức khoa học kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất kinh doanh, và đặc biệt là phải có ý chí và khả năng làm giàu hơn những người khác.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đỗ Văn Viện, Đặng Văn Tiến (2000). Kinh tế hộ nông dân, NXB Nông Nghiệp – Hà nội.

2. Lê Trọng (2000). Những vấn đề cơ bản về trang trại trong cơ chế thị trường, NXB Hà nội.

3. Trần Đức (1998), Kinh tế trang trại vùng đồi núi, NXB Thống kê, Hà Nội 4. Nguyễn Thế Nhã (1999), “Phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam thực

trạng và giải pháp”, Hội thảo trường ĐHNN, Hà nội.

5. Phạm Văn Đình, Đỗ Kim Chung (1997). Giáo trình kinh tế nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà nội.

6. Phạm Minh Đức và cộng sự (1997), Báo cáo khoa học về nghiên cứu xu thế phát triển kinh tế hộ nông dân và mô hình kinh tế trang trại ở miền bắc, Viện kinh tế nông nghiệp, Hà nội.

7. Nguyễn Điền, Trần Đức, Trần Huy Năng (1993), kinh tế trang trại gia đình trên thế giới và châu Á, NXB thống kê, Hà nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

8. Nguyễn Đình Hương (2000), thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam, NXB chính trị quốc gia, Hà nội.

9. Nguyễn Đức Thịnh (2000), Kinh tế trang trại các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc, NXB Khoa học xã hội, Hà nội

Luận văn

1. Lê Duy Anh (2006). Đánh giá hiệu quả kinh tế các mô hình kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.

3. Dương Trọng Nghĩa (2004). Đánh giá hiệu quả kinh tế các loại hình kinh tế trang trại ở huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.

4. Nguyễn Bá Thẫm (2007). Tìm hiểu tình hình phát triển kinh tế trang trại và một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế trang trại ơ Hương Sơn – Hà Tĩnh.

Internet

1. Số trang trại phân theo địa phương năm 2008. Nguồn:

http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=390&idmid=3&ItemID=8817

2. Số trang trại năm 2008 phân theo ngành hoạt động và phân theo địa phương.Nguồn: http://www.gso.gov.vn/default.aspx? tabid=390&idmid=3&ItemID=8816

3. Phát triển kinh tế trang trại hiệu quả và bền vững. Nguồn:

http://agriviet.com/nd/1202-phat-trien-kinh-te-trang-trai-hieu-qua-ben-vung/

4. Phát triển kinh tế trang trại: Quan trọng là năng lực quản lý. Nguồn:

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khoá luận tốt nghiệp này do tôi hoàn thành dưới sự hướng dẫn của cô giáo TS. Nguyễn Thị Dương Nga, Bộ môn Phân tích định lượng, Khoa Kinh tế và PTNT, trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội cùng với các cô chú, anh chị trong Phòng nông nghiệp huyện Hương Khê. Tôi xin cam đoan cuốn khoá luận tốt nghiệp này không sao chép từ bất kỳ cuốn chuyên đề thực tập nào khác và số liệu chưa được dùng để bảo vệ học vị nào

Nếu lời cam đoan trên là sai, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Khoa và Nhà trường.

Hà Nội, ngày 22 tháng 5 năm 2010 Sinh viên

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này, trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy cô giáo Khoa kinh tế và phát triển nông thôn - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Những người đã trang bị cho tôi hành trang kiến thức trên giảng đường đại học và giúp tôi khi gặp khó khăn trong quá trình học tập.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới cô giáo TS. Nguyễn Thị Dương Nga, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và động viên tôi trong suốt thời gian thực tập.

Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của cán bộ Phòng nông nghiệp huyện Hương Khê đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành tốt nội dung đề tài.

Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề khoá luận tốt nghiệp của mình.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 22 tháng 5 năm 2010

Người cảm ơn

Võ Thành Trung

TÓM TẮT KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Huyện Hương Khê là một huyện miền núi có diện tích tự nhiên khá lớn chiếm 21,12% tổng diện tích tư nhiên của tỉnh Hà Tĩnh. Kinh tế trang trại ở đây khá phát triển và ngày càng theo xu hướng hàng hóa. Tuy nhiên, việc xác định kết quả và đánh giá hiệu quả KTTT trên địa bàn huyện còn gặp nhiều khó khăn. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế các trang trại trên địa bàn huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh”.

Mục tiêu chính của đề tài là đánh giá hiệu quả kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Hương Khê, đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả KTTT của huyện. Chúng tôi tiến hành điều tra 40 trang trại trong số 405 trang trại của huyện, để thuận lợi cho việc nghiên cứu chúng tôi chia các trang trại trên địa bàn huyện thành 5 loại (TT trồng cây hàng năm, TT trồng cây lâu năm, TT chăn nuôi, TT tổng hợp, TT nuôi trồng thủy sản) nhưng chỉ tiến hành nghiên cứu 3 loại trang trại là: TT trồng cây hàng năm, TT chăn nuôi và trang trại tổng hợp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong đề tài chúng tôi sử dụng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả KTTT như: GO, VA, IC, MI, VA/IC, GO/IC… Các vấn đề nghiên cứu của đề tài gồm:

- Tình hính phát triển trang trại trên đại bàn huyện Hương Khê - Hiệu quả kinh tế của các trang trại điều tra

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả KTTT

- Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả KTTT trên địa bàn huyện. Trong quá trình nghiên cứu đề tài chúng tôi đưa ra được một số kết luận sau: Trong các trang trại điều tra thì trang trại tổng hợp có hiệu quả kinh tế cao nhất giá trị tăng thêm trên một đồng chi phí trung gian bỏ ra VA/IC đạt 0,95 lần;

đạt 1,67 và VA/IC đạt 0,67. Trang trại tổng hợp cũng là trang trại có thu nhập trên 1 lao động giá đình cao nhất MI/Lgđ đạt 32,20 triệu đồng, trang trại trồng cây hàng năm là 15,46 triệu đồng và trang trại chăn nuôi đạt 18,80 triệu đồng.

Xét theo các cây trồng vật nuôi chính trong trang trại thì cây ngô là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất khi giá trị VA/IC đạt 0,61 đứng thứ hai là cây cam VA/IC đạt 0,44 và lúa là 0,39. Đối với chăn nuôi thi chăn nuôi lợn đạt hiệu quả cao hơn chăn nuôi gà VA/IC của chăn nuôi lợn đạt 0,48 và chăn nuôi gà là 0,45.

Như vậy, các trang trại trên địa bàn huyện nên phát triển trang trại thep hương tổng hợp sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Vì phát triển theo hướng này các trang trại sẽ tận dụng được các nguồn lực, đầu ra của ngành này là đầu vào của các ngành khác. Trong các trang trại thì nên trồng cây các loại cây trồng như: Ngô, lạc, cam và chăn nuôi lợn sẽ mang lại hiệu quả cao hơn so với các loại cây trồng vật nuôi khác.

Và cuối cùng là một số kết luận và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả KTTT trên địa bàn huyện Hương Khê.

MỤC LỤC

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ...1

1.1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu...1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu...3

1.2.1 Mục tiêu chung...3

1.2.2 Mục tiêu cụ thể...3

1.3 Câu hỏi nghiên cứu...3

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...3

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu...3

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu...3

PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN...5

2.1 Cơ sở lý luận ...5

2.1.1 Khái niệm về trang trại và kinh tế trang trại ...5

2.1.2 Đặc trưng của kinh tế trang trại ...7

2.1.3 Tiêu chí nhận dạng và phân loại trang trại ...8

2.1.4 Vai trò và xu hướng phát triển của kinh tế trang trại...12

2.1.5 Khái niệm về hiệu quả kinh tế...14

2.1.6 Hiệu quả kinh tế trang trại ...22

2.2 Cơ sở thực tiễn...27

2.2.1 Quá trính phát triển kinh tế trang trại trên thế giới và ở Việt Nam...27

2.2.2 Các nghiên cứu về kinh tế trang trại ở Việt nam...32

Phần III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...34 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu...34

3.1.1 Điều kiện tự nhiên...34

3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội...36

3.1.3 Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội đến phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Hương Khê...44

3.2 Phương pháp nghiên cứu...44

3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu...44

3.2.2 Phương pháp phân tích số liệu...47

3.2.4 Hệ thống chỉ tiêu phân tích...48

4.1.2 Thực trạng các trang trại trên địa bàn huyện hương khê ...54

Một phần của tài liệu Đề tài: Đánh giá hiệu quả kinh tế các trang trại trên địa bàn huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 88 - 112)