Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu Đề tài: Đánh giá hiệu quả kinh tế các trang trại trên địa bàn huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 44 - 47)

3.2.1.1Điều tra thu thập số liệu a. Số liệu thứ cấp

Trong khóa luận chúng tôi sử dụng các tài liệu có sẵn như: sách báo, tạp chí, các niên giám thống kê, các báo cáo về trang trại của huyện, thông tin trên các trang web như: http://www.gso.gov.vn/, http://agriviet.gov.vn/...

b. Số liệu sơ cấp

+ Thông tin về chủ trang trại: trình độ học vấn, kinh nghiệm sản xuất, giới tính, tuổi…

+ Thông tin về sử dụng các yếu tố đầu vào: đất đai, vốn, tư liệu sản xuất, lao động, chi phi đầu tư của trang trại.

+ Kết quả sản xuất: năng suất, sản lượng, gia trị sản xuất (GO), giá trị gia tăng (VA), thu nhập hỗ hợp (MI)

+ Yếu tố thị trường: giá cả, phương thức bán, nơi bán…

+ Những thông tin về ý kiến, dự định, nguyện vọng, nhu cầu, thuận lợi, khó khăn… của chủ trang trại về các yếu tố sản xuất như đât đai, lao động, vốn, giá cả, thị trường

Những thông tin trên được điều tra, phóng vấn chủ các trang trại qua phiếu điều tra đã được chuẩn bị.

Bảng 3.4 Số lượng trang trại điều tra

Trang trại Xã Phúc Trạch

Xã Hương

Đô Xã Lộc Yên Tống

Trang trại chăn nuôi 5 2 3 10

Trang trại tổng hợp 6 9 5 20

Trồng cây hàng năm 3 6 1 10

*Phân loại:

Dựa vào hướng kinh doanh chính của các trang trại chúng tôi chia trang trại trên địa bàn ra làm 5 loại:

- Trang trại chăn nuôi

- Trang trại trồng cây lâu năm - Trang trại trồng cây hàng năm - Trang trại nuôi trồng thủy sản - Trang trại tổng hợp

Tuy nhiên chỉ tiến hành điều tra 3 loại hình trang trại có số lượng lớn và phổ biến là: Trang trại chăn nuôi, trang trại trồng cây hàng năm, trang trại tổng hợp.

3.2.1.2 Chọn điểm nghiên cứu

Chúng tôi tiến hành chọn điểm nghiên cứu là huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. Hương Khê là huyện có diện tích tự nhiên lớn nhất tỉnh chiêm 21,21% với 22 xã và một thị trấn. Kinh tế trang trại phát triên toàn huyện với quy mô và trình độ khác nhau. Chúng tôi tiến hành điều tra 40 trang trại thuộc các xã: Phúc Trạch, Hương Đô, Lộc Yên

3.2.1.3 Phương pháp PRA

PRA (Participatory Rural Appraisal) là phương pháp đánh gia nhanh nông thôn có sự tham gia của cộng đồng người dân. Phương pháp điều tra để học hỏi và cùng với các thành viên cộng đồng tìm hiểu, phân tích và đánh giá khó khăn, thuận lợi của việc phát triển kinh tế trang trại, đồng thời đưa ra các giải pháp, quyết định kịp thời nhằm giải quyết các khó khăn về tình hình phát triển trang trại của cộng đồng.

Đây là phương pháp hỏi trực tiếp người dân địa phương về kiến thức, kinh nghiệm, điều kiện sống và lao động của họ. Học hỏi nhanh và tích cực bằng sự khám phá, sử dụng mềm dẻo các kỹ thuật PRA, tạo cơ hội tham gia, tạo mối quan hệ tương tác và kiểm tra chéo. Luôn tìm kiếm mọi mặt từ người dân, nghĩa là tìm tòi, học hỏi những điểm không hợp lý. Tạo điều kiện cho người dân tự điều tra, đánh giá, tự phân tích.

Trong đề tài chúng tôi áp dụng phương pháp này trong việc điều tra các trang trại để nắm được tình hình về trang trại và những đánh giá khách quan từ phía chủ trang trại.

Một phần của tài liệu Đề tài: Đánh giá hiệu quả kinh tế các trang trại trên địa bàn huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w