Chính sách của Đảng – Nhà nước và chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu Đề tài: Đánh giá hiệu quả kinh tế các trang trại trên địa bàn huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 82 - 83)

- TT trông cây hàng năm

3. Giá trị gia tăng (VA)

4.3.4.5 Chính sách của Đảng – Nhà nước và chính quyền địa phương

Đây là một nội dung quan trọng đối với phát triển các ngành kinh tế nói chung và KTTT nói riêng. Nhà nước đưa ra các chính sách thông thoáng, tạo điều kiện cho các trang trại vay vốn, mở rộng quy mô sản xuất thì các trang trại sẽ phát triển không ngừng và đạt được những kết quả tốt. Ngược lại nếu không có sự tạo điều kiện của nhà nước thì ngành kinh tế này không thế phát triển được. Nhà nước phải có các quy định về sản xuất và tiêu thụ giống tránh hiện tượng cung ứng các giống cây trồng vật nuôi không đảm bảo chất lượng. Vì nền kinh tế chúng ta là nền kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự tham gia của Nhà nước.

Các chính sách của Nhà nước bao gồm: chính sách đầu vào, đầu ra, chính sách về đất đai, lao động…

Hiện nay việc phát triển kinh tế trang trại vẫn còn nhiều hạn chế. Kinh tế trang trại phát triển mang tính tự phát, không theo quy hoạch: Việc phát triển kinh tế trang trại hiện nay phải gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, gắn với quy hoạch và phát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn. Tuy nhiên, KTTT ở Hương Khê vẫn còn phát triển mang tính tự phát, chính quyền các cấp chưa có quy hoạch, kế hoạch phát triển KTTT rõ ràng, không gắn liền phát triển trang trại với phát triển chung về thủy lợi, giao thông, điện, thông tin thị trường. Dẫn đến các trang trại phải bỏ ra khoản chi phí khá lớn để đầu tư. Các trang trại chủ yếu phát triển ở các khu vực xa dân cư, đồi núi nhưng ở những vùng này thì sự đầu tư về cơ sở hạ tầng còn kém. Hầu như các chủ trang trại khi họ nhận thầu

hoặc thuê được một diện tích đất đủ lớn và có nguồn vốn thì họ tổ chức sản xuất lớn theo hình thức trang trại chứ họ chưa quan tâm nhiều đến đầu ra.

Công tác giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các trang trại còn chậm, nhiều vướng mắc chưa được tháo gỡ làm hạn chế đầu tư của các chủ trang trại. Chính quyền chưa quan tâm chỉ đạo sâu sát, chưa tạo điều kiện để chủ trang trạng yên tâm sản xuất. Theo số liệu phòng NN&PTNT huyện năm 2009 cả huyện có 814 trang trại trong đó có 405 trang trại đạt tiêu chuẩn. Tuy nhiên số trang trại được cấp giấy chứng nhận trang trại đạt tiêu chuẩn chỉ là 91 trang trại chiếm 22,47% tổng số trang trại. Chính quyền địa phương cũng chưa có những quy hoạch dài hạn cho phát triển kinh tế trang trại.

Hầu hết các trang trại đều thiếu vốn để đầu tư sản xuất. Khi hỏi các chủ trang trại (Ông (bà) có thêm nguồn vốn để phát triển trang trại hay không ?) thì có 35/40 chủ trang trại cho rằng đang cần vốn để đầu tư cho sản xuất, chiếm 87,50%, nguồn vay chủ yếu là các chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, nguồn vốn vay trung hạn quá ít không đảm bảo cho các chủ trang trại phát huy hết khả năng về hoạt động sản xuất kinh doanh.

4.4 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của các trang trại trên địa bàn huyện Hương Khê địa bàn huyện Hương Khê

4.4.1 Nhóm giải pháp vĩ mô

Một phần của tài liệu Đề tài: Đánh giá hiệu quả kinh tế các trang trại trên địa bàn huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w