Nguyễn Xuân Cường (2009). Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế trang trại huyện Thiệu Hóa – Thanh Hóa. Nghiêu cứu đưa ra kết luận: Hiệu quả kinh tế của từng loại hình trang trại đem lại là khác nhau.
Loại hình trang trại tổng hợp có hiệu quả sử dụng vốn cao nhất một đông vốn bỏ ra thu về được 1,16 đồng giá trị sản xuất và 0,24 đồng thu nhập. Thấp nhất là loại hình trang trại trồng cây lâu năm một đồng vốn bỏ ra thu được 0,54 đồng giá trị sản xuất và o,14 đồng thu nhập.
Nguyễn Bá Thẫm (2007). Tìm hiểu tình hình phát triển kinh tế trang trại và một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế trang trại ơ Hương Sơn – Hà Tĩnh. Nghiên cứu cho thấy: Giá rị bình quân của một mô hình kinh tế trang trại là 45,86 triệu đồng. Trong tổng giá trị sản xuất của các mô hình kinh tế trang trại thì giá trị ngành chăn nuôi đạt lớn nhất (15,72 triệu đồng) chiếm 35,50%, giá trị ngành trồng trọt chiếm 29,02%.
Lê Duy Anh (2006). Đánh giá hiệu quả kinh tế các mô hình kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ. Trong nghiên cứu chỉ ra rằng hiệu quả vốn đầu tư MI = 0,49 (nghĩa là 1 đồng vốn đầu tư thu được 0,49 đồng thu nhập hỗn hợp), hiệu quả sử dụng lao động đạt 158,75 triệu đồng/lao động, mức thu nhập hỗn hợp trên lao động (MI/L) đạt 34,99 triệu đồng/ lao động.
Dương Trọng Nghĩa (2004). Đánh giá hiệu quả kinh tế các loại hình kinh tế trang trại ở huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Nghiên cứu cho thấy: Bình quân chung một trang trại có thu nhập hỗn hợp (MI) đạt 32,37 triệu đồng/năm và hiệu quả sử dụng chi phí trung gian (IC) là 0,30.
Trên cơ sở kế thừa và phát huy các kết quả đã công bố, để góp phần đánh giá đúng hiệu quả, vai trò và tác động của kinh tế trang trại đến đến việc phát triển nông nghiệp, nông thôn huyện Hương Khê, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại trang trại ở huyện Hương Khê và có những giải pháp nhắm nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại ở địa bàn nghiên cứu trong thời gian tới.
Phần III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU