- TT trông cây hàng năm
3. Giá trị gia tăng (VA)
4.3.4 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trang trại
4.3.4.1 Các loại cây trồng vật nuôi trong trang trại có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trang trại kinh tế trang trại
Qua điều tra, phân tích cho thấy trong các loại cây trồng chính của trang trại thì trồng ngô là mang lại hiệu quả kinh tế nhất (VA/IC đạt 0,61), trong khi hiệu quả của trồng cam thấp hơn (chỉ đạt 0,44) và lúa là 0,39. Đối với ngành chăn nuôi thì chăn nuôi lợn có giá trị VA/IC cao nhất ( VA/IC = 0,48), cao hơn so với chăn nuôi gà (VA/IC = 0,45). Vì thế việc lựa chọn giống cây trồng, vật nuôi trong sản xuất kinh doanh của các trang trại có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả kinh tế. Nếu như các trang trại đầu tư dàn trải hoặc chỉ đầu tư chủ yếu cho một cây trồng vật nuôi chính thì cũng không đạt được lợi nhuận lớn nhất. Vì trong nông nghiệp có nhiều cây trồng vật nuôi tuy nó không mang lại hiệu quả kinh tế cao nhưng tổng giá trị sản xuất của nó đóng góp và giá trị sản xuất của các trang trại lại lớn. Như phân tích ở trên ngô là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cây lúa nhưng tổng giá trị sản xuất (GO) ngô của một trang trại chỉ đạt 64,77 triệu đồng, trong khi cây lúa chỉ 69,36 triệu đồng. Trong trồng trọt thì trang trại tổng hợp đạt hiệu quả kinh tế cao nhất khi giá trị VA/IC của trồng lúa đạt 0,49 còn giá trị này của trang trại trồng cây hàng năm là 0,32. Đối với các loại cây trồng thì trang trại tổng hợp đều cho hiệu quả cao hơn các trang trại trồng cây hàng năm.
Tóm lại việc lựa chọn giống cây trồng vật nuôi, một trong những yếu tố đầu vào của sản xuất nông nghiệp là yếu tố quyết định đến hiệu quả sản xuất, HQKT của các trang trại. Chủ trang trại nên sản xuất theo hướng tổng hợp để tận dụng nguồn lực, bảo vệ môi trường và nâng cao HQKT. Đối với ngành trồng trọt
Tuy vậy, sự so sánh hiệu quả kinh tế của các cây trông vật nuôi khác nhau trong trang trại chỉ mang ý nghĩa tương đối. Vì mỗi loại cây trồng vật nuôi có những đặc điểm về kỹ thuật, yếu tố đầu vào, đầu ra (sản phẩm) khác nhau.
4.3.4.2 Tuổi và xuất thân của chủ trang trại ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả
Qua điều tra cho thấy tuổi của chủ trang trại trên địa bàn huyện chủ yếu từ 41 – 50 tuổi chiếm 47,5% tương đương với 19 chủ trang trại. Các chủ trang trại (<40 tuổi) thường có trình độ cao hơn, họ giám mạo hiểm đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh mới, tiếp thu và áp dụng các tiến bộ công nghệ, khoa hoc - kỹ thuật mới vào sản xuất vào sản xuất nhanh hơn. Qua đó sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn tuy vậy họ cũng gặp phải những rủi ro, thất bại trong việc đi tắt đón đầu công nghệ và do họ còn thiếu kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh.
Các chủ trang trại lớn tuổi (>60 tuổi) họ có rất nhiều kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh, vì họ đã sống và sản xuất trên địa bàn trong thời gian dài nên họ hiểu được phần nào các thay đổi bất thường của thời tiết trong các thời gian khác nhau trong năm, họ biết được những loại cây trồng vật nuôi nào thị phù hợp và phát triển tốt trong điều kiện khí hậu, thời tiết của vùng để tập trung hướng sản xuất (Ví dụ trên địa bàn huyện có loại bưởi Phúc Trạch có chất lượng khá tốt nhưng nó chỉ cho chất lượng cao nhất khi trồng ở các xã vùng thượng huyện như Phúc Trạch, Hương Trạch, Hương Đô còn trồng ở các vùng khác trong huyện hay trong tỉnh đều không cho chất lượng cao mặc dù số lượng quả nhiều hơn). Qua đó họ có những phòng bị trước nhằm làm giảm rủi ro trong sản xuất kinh doanh, lựa chọn cây con giống phù hợp và mang lại hiệu quả kinh tế cho các trang trại. Nhưng điểm yếu của các chủ trang trại này là họ khó thay đổi tập quán sản xuất, chậm trong việc tiếp thu và áp dụng công nghệ mới, họ không giám đầu tư đồng vốn của mình vào những lĩnh vực mà họ chưa chắc chắn mang lại lợi nhuận cho trang trại.
Các chủ trang trại xuất thân là hưu trí hay các cán bộ xã, huyện làm chủ trang trại những trang trại này làm ăn khá hiệu quả vì họ là những người có trình độ hiểu biết, có tầm nhìn nên họ biết đầu tư vào đâu là có hiệu quả. Vì thế các chủ trang này sản xuất rất hiệu quả.
Trình độ hiểu biết khoa học kỹ thuật cũng có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả KTTT vì các chủ trang trại có trình độ hiểu biết kỹ thuật sẽ có những giải pháp tốt để khắc phục các khó khăn do yếu tố kỹ thuật mang lại như cách thức trồng trọt, chăn nuôi. Họ biết áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất.
Tuy việc, để phát triển kinh tế trang trai nhanh và mạnh hơn nữa cần giải quyết các hạn chế sau: Trình độ quản lý của các chủ trang trại còn thấp vì họ chủ yếu xuất thân từ nông dân, có đến 90% chủ trang trại có trình độ văn hóa từ THPT trở xuống, chỉ có 10% chủ trang trại có trình độ đào tạo là trung cấp. Điều này gây khó khăn trong việc điều hành sản xuất, áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Chất lượng lao động không cao, chủ yếu là lao động phổ thông, lao động ở địa phương có tới 85% có trình độ từ THCS trở xuống, số mù chữ cũng có. Hầu hết các lao động có trình độ THPT thì họ đi kiếm việc làm ở các thành phố (chủ yếu là đi làm thuê ở TP Hồ Chí Minh), hầu hết các trang trại chưa có lao động kỹ thuật để giám sát, đề xuất áp dụng để xứ lý các vấn đê kỹ thuật. Cách hạch toán, ghi chép kết quả kinh doanh chưa rõ ràng và không đầy đủ, việc quản lý điều hành công việc còn lúng túng nên hiệu quả sản xuất kinh doanh còn thấp. Khi được hỏi về cách tính toán về chi phí và thu nhập thì các chủ trang trại đều trả lời không có ghi chép cụ thể, không có số sách, giá trị sản xuất là số tiền mà họ thu được sau mỗi vụ thu hoạch.
hưởng rất lớn từ các điều kiện tự nhiên và ảnh hưởng lớn nhất đến hiệu quả kinh tế đó là các loại dịch bệnh. Trong điều kiện khí hậu mưa nắng thuận lợi thì cây trồng vật nuôi phát triển thuận lợi tăng trưởng nhanh nhưng dịch bệnh phát triển cũng rất mạnh gây ảnh hưởng mạnh tới cây trồng vật nuôi làm giảm chất lượng cũng như số lượng sản phẩm sản xuất ra và làm cho hiệu quả đầu tư của các trang trại giảm đi.
Trong những năm qua cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ làm cho hiệu quả sản xuất tăng nhanh nhưng các loại dịch bệnh mới, dễ lây lan, khó phòng chống, ảnh hưởng đến sức khỏe con người cũng phát triển mạnh. Đối với ngành chăn nuôi có những bệnh như: Dịch tai xanh ở lợn, lở mồm long móng ở trâu bò, cúm AH5N1 ở gia cầm. Đối với ngành trồng trọt thì vần các loại bệnh cũ như sâu đục thân, đào ôn, sâu cuốn lá…Sự ảnh hưởng của dịch bệnh đến ngành chăn nuôi thường là nhiều hơn ngành trồng trọt. Vì sự lây lan của dịch bệnh nhanh hơn do các sản phẩm của ngành này có thể bán trước lúc đến thời gian thu hoạch. Mặt khác, do sự thiếu ý thức của người chăn nuôi cũng như các tư thương vì họ quá theo đuổi lợi nhuận nên họ không quan tâm đến dịch bệnh chỉ tìm cách tiêu thụ được càng nhiều sản phẩm (sản phẩm dịch bệnh) càng tốt. Các dịch bệnh đã khó được phát hiện sớm, khi phát hiện được thì các chủ trang trại vì xót của nên không muốn tiêu hủy, không thông báo cho cơ quan chức năng. Tư thương vì siêu lợi nhuận nên họ sẵn sàng mua và nhập các loại vật nuôi đã nhiễm bệnh, không rõ nguồn gốc xuất xứ để kiếm lời. Vì thế các dịch bệnh bùng phát và lây lan nhanh trên diện rộng gây thiệt hại lớn cho các chủ trang trại và người chăn nuôi. Qua đó ảnh hưởng đến giá trị sản xuất làm giảm hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh.
Vì thế để có được hiệu quả kinh tế như mong muốn chúng ta cần có những biện pháp phòng chống dịch bệnh, sâu hại từ khâu chuẩn bị chuồng trại, đất sản
xuất đến giai đoạn thu hoạch, phái có sự quan tâm giám sát liên tục với quan điểm phòng bệnh hơn chữa bệnh, khi phát hiện dịch thì phải thông báo cho cơ quan chức năng và tiêu hủy kịp thời số nhiễm bệnh.
4.3.4.4 Thị trường tiêu thụ sản phẩm cho các trang trại
Đây là một khâu hết sực quan trọng trong việc sản xuất hàng hóa, có tiêu thụ tốt (tiêu thụ với lượng lớn, mức giá cao nhất cỏ thế) thì mới có động lực sản xuất và nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh. Qua điều tra nghiên cứu cho thấy thị trường của các trang trại trên địa bàn chủ yếu là thị trường huyện chiếm 49,49%, thị trường này có nhu cầu không đa dạng, không khắt khe nên mục tiêu phấn đấu sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng vượt trội của các trang trại là không lớn. Vì thế các chủ trang trại cần cần phải có những mục tiêu thị trường khác có nhu cầu nhiều hơn và đa dạng hơn như thị trường các huyện khác, tỉnh khác, thị trường trong ngoài nước. Nhà nước cần phải có những biện pháp cung cấp thông tin về thị trường cho các chủ trang trại để họ có thế bán sản phẩm của mình với giá tốt nhất qua đó nâng cao hiệu quả sản xuất.
Ngoài thị trường tiêu thụ sản phẩm thì thị trường cung cấp các yếu tố đầu vào như vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, máy móc trang thiết bị sản xuất cũng rất quan trong góp phần vào việc tăng năng suất và hiệu quả sản xuất cho các trang trại. Thị trường các yếu tố đầu vào tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh.
Hình thức tiêu thụ sản phẩm chủ yếu của các trang trại hiện nay là bán cho thương lái và bán sản phẩm thô chưa qua chế biến. Do tư thương là lực lượng chính trong tiêu thụ và do ảnh hưởng của cơ chế thị trường nên giá sản phẩm thường biến động rất nhiều (63,67% sản phẩm được bán trực tiếp cho người tiêu
bán trong tỉnh chỉ có 11,48% sản phẩm của các trang trại sản xuất ra bán cho các tỉnh khác). Hơn nữa, một trong những đặc điểm của sản xuất nông nghiệp là có tính mùa vụ, làm cho giá cả biến động theo mùa vụ, giữa mùa thu hoạch chính và mùa thu hoạch phụ có sự chênh lệnh giá rất lớn.
4.3.4.5 Chính sách của Đảng – Nhà nước và chính quyền địa phương
Đây là một nội dung quan trọng đối với phát triển các ngành kinh tế nói chung và KTTT nói riêng. Nhà nước đưa ra các chính sách thông thoáng, tạo điều kiện cho các trang trại vay vốn, mở rộng quy mô sản xuất thì các trang trại sẽ phát triển không ngừng và đạt được những kết quả tốt. Ngược lại nếu không có sự tạo điều kiện của nhà nước thì ngành kinh tế này không thế phát triển được. Nhà nước phải có các quy định về sản xuất và tiêu thụ giống tránh hiện tượng cung ứng các giống cây trồng vật nuôi không đảm bảo chất lượng. Vì nền kinh tế chúng ta là nền kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự tham gia của Nhà nước.
Các chính sách của Nhà nước bao gồm: chính sách đầu vào, đầu ra, chính sách về đất đai, lao động…
Hiện nay việc phát triển kinh tế trang trại vẫn còn nhiều hạn chế. Kinh tế trang trại phát triển mang tính tự phát, không theo quy hoạch: Việc phát triển kinh tế trang trại hiện nay phải gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, gắn với quy hoạch và phát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn. Tuy nhiên, KTTT ở Hương Khê vẫn còn phát triển mang tính tự phát, chính quyền các cấp chưa có quy hoạch, kế hoạch phát triển KTTT rõ ràng, không gắn liền phát triển trang trại với phát triển chung về thủy lợi, giao thông, điện, thông tin thị trường. Dẫn đến các trang trại phải bỏ ra khoản chi phí khá lớn để đầu tư. Các trang trại chủ yếu phát triển ở các khu vực xa dân cư, đồi núi nhưng ở những vùng này thì sự đầu tư về cơ sở hạ tầng còn kém. Hầu như các chủ trang trại khi họ nhận thầu
hoặc thuê được một diện tích đất đủ lớn và có nguồn vốn thì họ tổ chức sản xuất lớn theo hình thức trang trại chứ họ chưa quan tâm nhiều đến đầu ra.
Công tác giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các trang trại còn chậm, nhiều vướng mắc chưa được tháo gỡ làm hạn chế đầu tư của các chủ trang trại. Chính quyền chưa quan tâm chỉ đạo sâu sát, chưa tạo điều kiện để chủ trang trạng yên tâm sản xuất. Theo số liệu phòng NN&PTNT huyện năm 2009 cả huyện có 814 trang trại trong đó có 405 trang trại đạt tiêu chuẩn. Tuy nhiên số trang trại được cấp giấy chứng nhận trang trại đạt tiêu chuẩn chỉ là 91 trang trại chiếm 22,47% tổng số trang trại. Chính quyền địa phương cũng chưa có những quy hoạch dài hạn cho phát triển kinh tế trang trại.
Hầu hết các trang trại đều thiếu vốn để đầu tư sản xuất. Khi hỏi các chủ trang trại (Ông (bà) có thêm nguồn vốn để phát triển trang trại hay không ?) thì có 35/40 chủ trang trại cho rằng đang cần vốn để đầu tư cho sản xuất, chiếm 87,50%, nguồn vay chủ yếu là các chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, nguồn vốn vay trung hạn quá ít không đảm bảo cho các chủ trang trại phát huy hết khả năng về hoạt động sản xuất kinh doanh.