Theo Nguyễn Đức Thịnh, 2001 “Kinh tế trang trại xuất hiện lần đầu
tiên ở một số nước Tây Âu trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đã đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Sau đó kinh tế trang trại phát triển ở tất cả các nước công nghiệp hóa châu Âu, Bắc Mỹ, châu Đại Dương cho đến ngày nay. Ở châu Á kinh tế trang trại được hình thành và phát triển ở một số nước công nghiệp hóa đầu tiên ở châu lục này từ những năm 50 và đến nay cũng đang xuất hiện ở nhiều nước đang phát triển trên đường đi CNH. Nước ta cũng bắt đầu phát triển kinh tế trang trại”.
- Nước Anh: Theo Đỗ Văn Viện và Đặng Văn Tiến, 2000 “ Cuối thế kỷ
XVII của cách mạng tư sản đã phá bỏ triệt để các bãi chăn thả gia súc công và các cơ chế có lợi cho nông dân nghèo nên thúc đẩy quá trình tập trung ruộng đất và làm phá sản các nông trại nhỏ. Sau chiến tranh thế giới II khi diện tích đất canh tác bình quân một trang trại tăng lên 36 ha nhưng các nông trại nhỏ có diện tích dưới 5 ha vẫn chiếm 1/3 tổng số”.
- Ở Thái Lan: Nông trại gia đình đóng vai trò chủ chốt trong việc tạo ra nông sản phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Số nông trại gia đình có 4,5 triệu, quy mô đất canh tác bình quân một nông trại là 5,6 ha. Trong đó:
Nông hộ có diện tích < 5 – 10 ha chiếm 28 % Nông hộ có diện tích > 10 ha chiếm 14 %
Năm 1980 tổng số máy kéo của nông trại gia đình khoảng 460.000 chiếc, đảm bảo cơ giới hóa khâu làm đất 60 %, cơ giới hóa trong khâu chế biến cũng được phát triển mạnh, 84 % số làng xã có điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt.
đoàn nông, công nghiệp, các trang trại gia đình chiếm đa số, gồm 2 vợ chồng và 1 – 2 con. Thời gian gần đây xuất hiện hình thức trang trại hợp tác xã của một số gia đình, loại này chiếm 10 -12 % diện tích đất canh tác.
- Ở Hàn Quốc: Là nước bị chiến tranh tàn phá nặng nề, năm 1954 Hàn Quốc thực hiện cải cách ruộng đất. Nhà nước mua lại đất của chủ có trên 3 ha để bán lại cho nông hộ thiếu đất với phương thức trả dần để tạo điều kiện cho kinh tế hộ phát triển. Từ 1965- 1971 tốc độ phát triển nông nghiệp tăng 2,5 %. Năm 1971 – 1978 tăng 6,9 %; 3/5 đất hoang được nông hộ khai thác sử dụng có hiệu quả cao. Từ năm 1875 tự túc được nhiều lương thực và nông sản khác, công nghiệp tăng 8 – 10 %/ năm. Cơ cấu sản xuất chuyển dịch theo hướng hàng hóa với hệ thống cây, con, ngành nghề có giá trị kinh tế cao. Thu nhập nông nghiệp chiếm 35% tổng thu nhập.
Ở Việt Nam, kinh tế trang trại ở nước ta được hình thành và phát triển qua nhiều thời kỳ mỗi thời kỳ mang một biểu hiện hình thái riêng, để tìm hiểu rõ hơn về tình hình phát triển kinh tế trang trại ở nước ta chia thành 3 thời kỳ chính:
* Trước năm 1986:
Trong giai đoạn từ 1985 – 1986 Nhà nước ta thự hiện nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, ruộng đất thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, chủ yếu giao cho các nông trường quốc doanh, hợp tác xã, tập đoàn sản xuất quản lý. Hộ nông dân không được coi là đơn vị kinh tế tự chủ nên không được giao quyền sử dụng đất. Các chính sách của nhà nước được ban hành nhằm hạn chế thị trường tự do, ngăn cấm tự do giao lưu kinh tế nói chung, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp bộc lộ nhiều mâu thuẩn và tồn tại nghiêm trọng, đời sống nhân dân khó khăn. Trước tình hình đó Đảng và Nhà nước ta đã thấy được phần nào trong quản lý kinh tế đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, sửa sai bằng việc ban hành chỉ thị 100 CT/ TW đây được coi là bước đột phá của
Đảng và Nhà nước ta. Tuy nhiên chỉ cải thiện được phần nào, vẫn còn gặp phải nhiều vấn đề khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế nói chung.
* Giai đoạn 1986 – 2000:
Sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần VI (1986) của Đảng, đường lối đổi mới toàn diện và sự vận dụng sáng tạo của địa phương đã tạo ra những chuyển động mới trong nông nghiệp và nông thôn. Các hộ gia đình hoạt động theo cơ chế thị trường, tự hạch toán, tự trang trải lấy thu bù chi làm ăn có lãi, đây chính là động lực cho các hộ gia đình hoạt động theo phương thức sản xuất hàng hóa để trở thành “các trang trại gia đình”. Cũng giai đoạn này Nhà nước ban hành luật đất đai và nghị quyết 64/CP thể chế hóa chính sách đất đai đối với các hộ gia đình và cá nhân trong việc kinh doanh nông nghiệp, tạo điều kiện cho cho trang trại phát triển nhanh về số lượng. Kinh tế trang trại đã có chỗ đứng và luôn phát triển một cách tích cực góp phần giải quyết việc làm ở nông thôn, nâng cao năng suất lao động xã hội, góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc, khai phá những vùng đất hoang hóa ở nông thôn tạo ra ngày càng nhiều nông sản hàng hóa có chất lượng cho xã hội.
Theo số liệu của tổng cụ thống kê đến năm 2000 cả nước đã có 57.069 trang trại ở tất cả trên 61 tỉnh thành, trong đó tập trung lớn nhất là khu vực đồng bằng sông Cửu Long 31.967 trang trại, tiếp đến là cùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung có 8.527 trang trại thấp nhất là vùng Đồng bằng Sông Hồng 2.214 trang trại.
Bảng 2.1: Số trang trại phân theo vùng giai đoạn (2000 – 2008)
Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2003 Năm 2006 Năm 2008(*)
SL (trang trại) CC (%) SL (trang trại) CC (%) SL (trang trại) CC (%) SL (trang trại) CC (%) Đồng bằng sông Hồng 2214 3,89 6308 7,32 15222 13,43 17318 14,35 Trung du và miền núi
phía Bắc
2507 4,39 3949 4,58 3850 3,40 4423 3,66
Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung
8527 14,94 13607 15,80 17378 15,33 18202 15,08 Tây Nguyên 3589 6,29 6650 7,72 8730 7,70 9481 7,86 Đông Nam Bộ 8265 14,48 12682 14,72 14077 12,42 13792 11,43 Đồng bằng sông Cửu Long 31967 56,01 42945 49,85 54442 48,02 57483 47,63 Cả nước 57069 100 86141 100 113362 100 120699 100 Nguồn: Tổng cục thống kê (*): Số liệu sơ bộ năm 2008
* Từ năm 2000 đến nay
Nghị quyết TW số 03/CP ngày 2/2/2003 của chính phủ về kinh tế trang trại đã mở ra cho trang trại một sức sống mãnh liệt, nó đã phát triển khá nhanh và đa dạng ở khắp các vùng miền trên cả nước. Cùng với nghị quyết số 03/CP các bộ ngành đã ban hành các văn bản hướng dẫn, trong đó các chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, làm cho trang trại phát triển tăng về số lượng và quy mô của từng trang trại.
Cho đến nay, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước các trang trại không ngừng tăng lên về quy mô, diện tích và vốn, các chủ trang không ngừng học hỏi và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào qua trình sản xuất. Điều đó phản ánh trình độ đầu tư thâm canh ngày càng tăng theo hướng CNH, HĐH đất nước, ngày càng thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển cao hơn nữa phù hợp với xu thế hội nhập hiện nay.
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X Đảng cộng sản Việt Nam, trong định hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn đã nhấn mạnh “Phải luôn coi trọng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp hàng hóa lớn” và “Chú trọng phát triển kinh tế trang trại; các loại hình kinh tế hợp tác…”. Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa X càng nhấn mạnh them về việc “đổi mới và xây dựng các mô hình kinh tế, hình thức tố chức kinh tế có hiệu quả ở nông thôn… để hỗ trợ kinh tế hộ phát triển theo hướng gia trại, trang trại có quy mô phù hợp, sản xuất hàng hóa lớn”.
Có thể nói rằng, các chính sách trên đây đã là điều kiện rất cơ bản và thuận lợi cho kinh tế trang trại phát triển. Phát triển kinh tế trang trại đã tạo ra những vùng sản xuất nông sản hàng hóa tập trung, tọa điều kiện cho việc phát triển công nghiệp chế biến, cung cấp một lượng lớn nông sản hàng hóa cho xuất khẩu.
Chính sách phát triển kinh tế trang trại, đặc biệt là ở vùng trungdu, miền núi không chỉ có ý nghĩa cho phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo ở vùng này. Điều quan trọng hơn là đã khôi phục được độ che phủ đất, phát triển môi trường sinh thái; khôi phục và phát triển được tập quán văn hóa truyền thống của các dân tộc, tạo điều kiện cho việc hình thành và phát triển du lịch văn hóa – sính thái ở các địa phương.
Hình 2.1 Cơ cấu phân bổ trang trại trên cả nước năm 2008
Niên giám thống kê (2008) cả nước có khoảng 120.699 trang trại. Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long vẫn đứng đầu về số lượng với 57.483 trang trại chiếm 47,63% tổng số trang trại cả nước, tiếp đến là khu vực Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung có 18.202 trang trại chiếm 15,08% tổng số trang trại cả nước, có số lượng trang trại ít nhất là khu vực trung du và miền núi phía Bắc có 4.423 trang trại chiếm 3,66%. Bình quân mỗi năm số trang trại tăng gần 6%, diện tích sử dụng trên 900.000 ha, đa số trang trại là quy mô nhỏ. Các trang trại trồng cây hàng năm là 34.361 trang trại, trang trại trồng cây lâu năm là 24.215 trang trại, trang trại chăn nuôi là 17.635 trang trại, trang trại nuôi trồng thủy sản là 34.989. Hàng năm, các trang trại tạo khoảng 30 vạn việc làm thường xuyên và 6 triệu ngày công lao động thời vụ, đóng góp cho nền kinh tế trên 12.000 tỷ đồng giá trị sản lượng. Việc phát triển nhanh cả số lượng lẫn chất lượng trang trại đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn.