Nhóm giải pháp vĩ mô

Một phần của tài liệu Đề tài: Đánh giá hiệu quả kinh tế các trang trại trên địa bàn huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 83 - 90)

- TT trông cây hàng năm

3. Giá trị gia tăng (VA)

4.4.1 Nhóm giải pháp vĩ mô

4.4.1.1 Giải pháp về đât đai

Chính sách đất đai thông thoáng là cơ sở pháp lý để các chủ trang trại yên tâm đầu tư sản xuất ổn định lâu dài. Vấn đề hạn điền và thời gian giao đất, cho thuê đất cũng là trở ngại đối với quy mô và khả năng sản xuất của trang trại. Đất

trang trại trên địa bàn chủ yếu có nguồn gốc từ đầu thầu, thuê, chuyển nhượng (chiếm 77,50% tươngg đương với 31/40 trang trại điều tra). Chỉ có 10% đất đai của các chủ trang trại có nguồn gốc từ thừa kế do tổ tiên để lại và có 12,50 % (5/40 trang trại) số trang trại có nguồn gốc đất do nhà nước giao cho để phát triển sản xuất trang trại, với 2 loại đất này thì đã được cấp số đỏ và có giấy phép sử dụng đất lâu dài. Còn với các loại đất có nguồn gốc từ đầu thầu, thuê, chuyển nhượng thì chỉ được sử dụng có thời hạn ( 5 năm đến 20 năm). Các chủ trang trại có đất đai từ nguồn này thì họ không biết mình sẽ bị thu hồi đât lúc nào, trong khi đầu tư cho nông nghiệp là phải có chiến lược lâu dài nên các chủ trang trại không yên tâm vào đầu tư. Vì nếu bỏ một số vốn lớn vào đầu tư nhưng chưa thu hồi được vốn đã bị thu hồi đất hoặc người cho thuê lấy lại thì chủ trang trại coi như mất không vốn. Quá trình tập trung đất đai trên cơ sở chuyển nhượng, chuyển đổi giữa các hộ diễn ra quá chậm.

Trong những năm tới cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền giải thích để mọi cấp, mọi ngành, mọi người hiểu được rằng trong kinh tế thị trường đất đai cũng là hàng hóa, cũng cần được khuyến khích chuyển nhượng hợp pháp, công khai để sớm đến tay người sử dụng. Có như vậy, giá trị sử dụng đất mới được phát huy tối đa và trơ nên hữu ích hơn đối với toàn xã hội.

Đồng thời quan trọng hơn là khâu quản lý sao cho các tổ chức, cá nhân thuê đất sử dụng đúng mục đích, đúng quy hoạch, tránh hiện tượng thuê đất nhưng không sử dụng vào sản xuất mà nhằm đầu cơ hoặc bốc lộc đất làm tổn hại đến cảnh quan và môi trường.

Khẩn trương xúc tiến việc hoàn thành hồ sơ, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài dể chủ trang trại yên tâm đầu tư phát triển sản xuất. Quan trọng nhất là, những khu vực đông dân cư, phải có quy hoạch đất đai cụ thể, giành riêng một khu vực để phát triển khoanh vùng các trang trại. Có những

định hướng phát triển nhưng loại trang trại chủng loại cây trồng, vật nuôi phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế gắn liền với việc nâng cao hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường. Cần phải xúc tiến nhanh việc cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại để các chủ trang trại được hưởng các chính sách phát trển kinh tế trang trại của nhà nước ( các trang trại trên địa bàn huyện mới chỉ có 22,47% được cấp giấy chứng nhận trang trại đạt tiêu chí, đây là một yếu tố quan trọng để các chủ trang trại được phép vay vốn với số lượng lớn ở các ngân hàng và tổ chức tín dụng). Mặt khác công tác tuyên truyền, phổ biến các lợi ích của việc có giấy chứng nhận kinh tế trang trại.

4.4.1.2 Giải pháp về vốn tín dụng

Trước hết, phải có chính sách khơi dậy nguồn vốn trong dân để tạo lập trang trại, nguồn vốn trong nhân dân là khá lớn họ có nguồn vốn nhàn rỗi nhưng không biết đầu tư vào đâu, nêu chúng ta tận dụng được nguồn vốn nhàn rỗi này thì đây là một nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế trang trại nó riêng và kinh tế nông thôn nói chung. Đồng thời, nhà nước cần có chính sách thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài để xây dựng cơ sở hạ tầng tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế trang trại phát triển. Có 87,50% các trang trại điều tra cho biết đang rất cần vốn để đầu tư cho sản xuất. Bình quân 1 trang trại có tổng vốn là 300,69 triệu đồng, các trang trại chủ yếu sử dụng nguồn vốn gia đình là chính (có 54,36% là vốn tự có) điều này làm kìm hãm sự phát triển của các trang trại vì nguồn vốn gia đình là nguồn vốn không nhiều. Cần thực hiện chính sách ưu đại vốn đầu tư cho các trang trại vì đây là những hộ sản xuất kinh doanh vượt trội so với các hộ nông dân. Độ rủi ro trong nông nghiệp khá cao, nhiều khi thắng lợi đã nhìn thấy trước mặt nhưng bỗng nhiên bị mất trắng chỉ vì hạn hán, sâu bệnh, dịch bệnh…

thiệt hại cần sớm có chính sách và giải pháp về bảo hiểm đối với cây trồng vật nuôi. Đây là một biện pháp bảo vệ mình một cách tự nguyện đã được phổ biến ở các nước phát triển.

Các tổ chức khuyến nông, hội nông dân, các cơ quan quản lý chức năng nhà nước ở địa phương cần bám sát thực tế của các trang trại, gúp họ tạo lập các phương án sản xuất kinh doanh, kế hoach đầu tư, thủ tục xin vay vốn… Ngành ngân hàng phải trực tiếp tham gia vào công việc tư vấn cho các chủ trang trại, có như vậy mới đảm bảo đầu tư chắc chắn có hiệu quả và thu hồi vốn đúng hạn.

4.4.1.3 Chính sách thị trường

Thông qua các trung tâm khuyến nông, các cơ quan chức năng, các phương tiện thông tin đại chúng nhà nước cần cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác tình hình thị trường trong và ngoài nước một cách công khai, rộng rãi. Đặc biệt là thị trường trong tỉnh đây là thị trường mục tiêu của các trang trại trên đại bàn. Như vậy sẽ hạn chế được các trang trại bị tư thương ép giá. Vì cung nông nghiệp có tính chậm muộn phải quả một thời gian sản xuất ( vài tháng, 1 năm) mới có thể cung ra thị trường một lượng nông sản nhất định. Nên chúng ta cần có những tổ chức dự báo về cung cầu trong dài hạn, những sản phẩm có cầu lớn trong tương lai để các chủ trang trại nắm bắt được và tổ chức sản xuất có hiệu quả.

Khuyến khích và tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữ các lực lượng tham gia vào hoạt động dịch vụ thương mại, cung cấp vật tư, máy móc… cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Đây là giải pháp quan trọng để hạn chế, thủ tiêu sự độc quyền, lũng đoạn của tư thương, chống lại mọi thủ đoạn ép giá mà các trang trại phải chịu khi không có nhiều cơ hội để lựa chọn khác hàng trong quan hệ mua bán. Trong thời gian vừa qua các trung tâm cung ứng giống vật tư trên địa bàn của nhà nước đang hoạt không ít có hiệu quả cung ứng các loại giống kém chất

lượng. Đặc biệt trong vụ ngô đông xuân 2009 – 2010 việc cung ứng giống ngô kém chất lượng đã làm thiệt lớn cho người nông dân ( các giống ngô không mọc, mọc nhưng không phát triển)

Khuyến khích phát triến công nghiệp chế biến nông sản tại chỗ đặc biệt là đối với sản phẩm của ngành chăn nuôi nhằm có thị trường ổn định, nâng cao giá trị sản phẩm cho các trang trại chăn nuôi tức là gắn sản xuất với chế biến. Đẩy mạnh hình thức tiêu thụ sản phẩm theo hợp đồng kinh tế giữa các nông dân với cơ sở chế biến. Toàn huyện hiện nay không có nhà máy chế biến nông sản nào lớn mà chỉ có các trung tâm thu mua và sơ chế.

4.4.1.4 Chính sách lao động

Các trang trại có xu hướng thuê lao động ngày càng nhiều chính vì vậy cần có sử dụng lao động thuê trong trang trại là một tất yếu trong nền kinh tế thị trường, là yêu cầu để kinh tế trang trại tồn tại và phát triển. Muốn KTTT phát triển một cách toàn diện và có hiệu quả thì các trang trại cần có những lao động có tay nghề, lao động có kỹ thuật để họ có thế áp dụng nhanh các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất, trường hợp gặp các sự cố về kỹ thuật trong sản xuất thì họ có thể giải quyết tại chỗ và đưa ra các giải pháp hợp lý. Cần có những chính sách khuyến khích các trang trại thu hút sử dụng lao động có tay nghề. Các lao động có trình độ thấp (85 % có trình độ dưới THCS trong đó có cả mù chữ), các lao động có trình độ phổ thông thì họ đi kiếm việc làm ở các thành phố vì làm thuê ở nhà cho các trang trại có thu nhập thấp, và quan niệm của họ là nếu ở nhà thì tự làm cho gia đình còn hơn. Các lao động có trình độ kỹ thuật sau khi học xong thì kiếm việc làm ở các thành phố, các công ty chứ không muốn làm ở các trang trại.

quả để có các khoản hỗ trợ người lao động ngoài lương, trả lương đúng thời hạn và lớn hơn mức lương tối thiểu mà nhà nước quy định. Đối với Nhà nước cần có các chính sách tạo điều kiện cho lao động tại chỗ, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn.

4.4.1.5 Chính sách khoa học, công nghệ, môi trường

Để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, khoa học kỹ thuật và công nghệ có vị trí đặc biệt quan trọng. Do đó cần có sự trợ giúp tích cực và thỏa đảng từ phía Nhà nước về khoa học và công nghệ. Nhà nước không ngừng hoàn thiện các chính sách: nghiên cứu đầu tư lai tạo, tuyển chọn những giống cây, con mới có năng suất cao, chất lượng tốt, thích nghi với những vùng sinh thái. Đồng thời phải có những chính sách đổi mới kỹ thuật trên cơ sở vừa thừa kế những công nghệ truyền thống vừa đẩy mạnh những công nghệ tiên tiến vào quả trình sản xuất cũng như công nghệ sau thu hoạch. Cần có chính sách khuyến khích trang trại trực tiếp làm việc với các nhà nghiên cứu hoặc cho vay ưu đãi đối với việc nghiên cứu các giống cây trồng mới hoặc áp dụng công nghệ mới. Đặc biệt phải có những chính sách khen thưởng, trọng dụng và biết sử dụng những cán bộ khoa học kỹ thuật có năng lực thực sự, có những sáng tạo và đống góp cho sự nghiệp khoa học kỹ thuật và công nghệ trong nông nghiệp và nông thôn.

4.4.1.6 Giải pháp nhằm nâng cao trình độ cho chủ trang trại

Kinh tế trang trại phát triển gắn liền với thị trường, vì vậy đòi hỏi chủ trang trại phải có những kiến thức chuyên môn cũng như kiến thức điều hành quản lý trang trại rất khắt khe. Qua khảo sát cho thấy chủ trang trại phần lớn không có kiến thức chuyên môn (90% là phổ thông), chỉ có 10% chủ trang trại được đào tạo chuyên môn từ trung cấp trở lên, các trang trại này làm ăn có kết quả cao hơn. Các chủ trang trại chủ yếu là xuất thân từ nông dân (72,50%) họ vẫn mang nặng tư tưởng sản xuất nông nghiệp lạc hậu, kiến thức về các lĩnh vực

kinh tế, marketing… còn hạn chế. Do đó cần có biện pháp nâng cao kiến thức năng lực cho chủ trang trại để họ tiếp cận thị trường, tiếp cận khoa học và công nghệ mới, chuyển giao nhanh hơn và áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ. Trong đó chủ trọng công nghệ sinh học đến nông thôn thông qua các chương trình tập huấn khuyến nông, lâm, ngư, xây dựng các mô hình trình diễn kỹ thuật, các điển hình ở cơ sở để cho nông dân học tập và làm theo. Đa dạng hóa các hình thức truyền đạt thông tin, kiến thức như: Qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua in ấn, phát hành tài liệu chuyên môn về kỹ thuật, về quản lý một cách rộng rãi cho các vùng, địa phương, các chủ trại, các hộ nông dân để họ áp dụng một cách nhanh nhất vào sản xuất.

Phần V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Đề tài: Đánh giá hiệu quả kinh tế các trang trại trên địa bàn huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 83 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w