3.2.4.1 Các chỉ tiêu phản ảnh đặc điểm trang trại
+ Theo thành phần xuất thân của chủ trang trại + Theo quy mô diện tích
+ Theo quy mô sản xuất
3.2.4.2 Các chỉ tiêu phản ảnh nguồn lực sản xuất của trang trại
+ Đất đai bình quân trang trại +Vốn sản xuất bình quân trang trại + Lao động bình quân trang trại
3.2.4.3 Các chỉ tiêu phản ảnh kết quả
+ Tổng giá trị sản xuất (GO):
- GO (trang trại) = GO (chăn nuôi) + GO ( trồng trọt) + GO (thủy sản) - GO các ngành = Giá trị sản phẩm chính + giá trị sản phẩm phụ * Giá trị sản phẩm chính = ( . ) 1 ∑ = n i Pi Qi
Trong đó: Qi là khối lượng sản phẩm loại i Pi là đơn giá sản phẩm loại i + Chi phí trung gian (IC):
IC = ∑ = n j Pj Cj 1 ) . (
Trong đó: Cj: Là khối lượng đầu vào j
Pj: Là đơn giá của lượng đầu vào j + Giá trị gia tăng ( VA):
VA = GO – IC
+ Thu nhập hỗn hợp (MI):
MI = VA – Khẩu hao – Thuế - Lãi vay – Công thuê ngoài. + Lợi nhuận (Pr):
Pr = Giá trị sản phẩm chính – IC – L Trong đó: L: Số công lao động gia đình
2.2.4.4 Các chỉ tiêu phản ảnh hiệu quả kinh tế
+ Hiệu quả sử dụng lao động = Giá trị sản xuất/ Tổng lao động. + Hiệu quả sử dụng đất đai = Giá trị sản xuất/ Diện tích.
+ Hiệu quả sử dụng vốn = Giá trị sản xuất/ Vốn đầu tư.
+ Hiệu quả sử dụng chi phí = Giá trị sản xuất/ Chi phí trung gian. + Giá trị gia tăng/ Chi phí trung gian. (VA/IC)
+ Thu nhập hỗn hợp/ Chi phí trung gian. (MI/IC) + Giá trị sản xuất/ Chi phí trung gian. (GO/IC) + Thu nhập hỗn hợp/ Lao động gia đình. (MI/L) + Lợi nhuận/ Chi phí trung gian. (Pr/IC)
2.2.4.5 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả xã hội và môi trường
+ Giá trị sản xuất tính trên một ngày công lao động (GO/L) + Thu nhập bình quân lao động/ tháng
Phần IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Tình hình phát triển trang trại ở huyện Hương Khê
4.1.1 Quá trình hình thành và phát triển kinh tế trang trại ở huyện Hương Khê
Huyện Hương Khê là một huyện có nhiều tiềm năng cho phát triển trang trại bởi các yếu tố lao động dồi dào, đất đai đa dạng. Kinh tế trang trại được hình thành từ khi có Nghị định 64 - CP ngày 27/03/1993 của Chính phủ về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp. Chủ trang trại được giao đất lâu dài và ổn định để sản xuất kinh doanh, kinh tế trang trại được xác định là một đơn vị kinh tế tự chủ. Trước những năm 2000, kinh tế trang trại phát triển nhỏ lẻ, tự phát nhiều với quy mô không lớn lao động và tiền vốn đầu tư chủ yếu là của hộ gia đình. Từ khi có Nghị quyết số 03/2000/NQ - CP ngày 02/02/2000 của Chính phủ, Nghị quyết số 01 NQ/HU ngày 08/01/2001 của ban Thường vụ Huyện ủy về việc phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại 2001 – 2005 và những năm tiếp theo. Đã tạo điều kiện thuận lợi cho trang trại phát triển, góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập nâng cao đời sống cho một bộ phận nông dân trên địa bàn huyện.
Năm 1994 toàn huyện có 126 trang trại, nhóm hộ gia đình phát triển kinh tế theo hướng trang trại. Đến năm 2000, huyện đã có 150 trang trại và đến cuối năm 2009 toàn huyện có 814 trang trại trong có 405 trang trại đạt tiêu chỉ theo quy định. Giá trị thu nhập từ kinh tế vườn, kinh tế trang trại liên tục tăng lên, đời sống nhân dân ngày càng được ổn định và phát triển, nhiều hộ nông dân đã xóa nghèo và vươn lên làm giàu.
Bảng 4.1 Số lượng trang trại huyện Hương Khê qua các năm (2007 – 2009) So sánh %
08/07 09/08 BQ
Trang trại chăn nuôi 42 50 60 119,05 120 119,52
Trang trại trồng cây lâu năm 35 31 43 88,57 138,71 110,84 Trang trại trồng cây hàng năm 85 100 127 117,64 127 122,23 Trang trại nuôi trồng thủy sản 25 19 35 76 184,21 118,32 Trang trại tổng hợp 98 120 140 122,45 116,67 119,53
Tổng 285 320 405 112,28 126,56 119,21
Nguồn: Phòng nông nghiệp huyện
Qua bảng 4.1 cho thấy số lượng trang traị liên tục tăng qua các năm, tăng nhiều nhất là trang trại trồng cây hàng năm binh quân qua 3 năm tăng 22,23%, tiếp đến là trang trại tổng hợp và trang trại chăn nuôi. Tốc độ phát triển bình quân chung qua 3 năm đạt 119,21%. Năm 2008 số trang trại trồng cây lâu năm và trang trại nuôi trồng thủy sản giảm so vơi năm 2007 là do điều kiện thời tiết không thuận lợi, lũ lụt xẩy ra làm các trang trại thua lỗ nặng. Trong 2 năm 2007, 2008 trên địa bàn huyện có cơn sốt giá cây gió trầm làm cho người nông dân và chủ một số trang trại trồng cây lâu năm phá bỏ hoặc bán sớm các cây trồng để đầu tư và trồng cây gió trầm. Tuy nhiên chỉ được vài năm loại cây trồng này không còn thu hut sự quan tâm của người dân như trước nữa vì nó có thời gian thu hoạch lớn hơn 10 năm.
Trong 405 trang trại đạt tiêu chí theo thông tư liên tịch giữa Bộ NN&PTNT với tổng cục thống kê như sau:
- Loại trang trại tổng hợp có 140 trang trại - Loại trang trại chăn nuôi có 60 trang trại
* Cơ cấu các loại hình trang trại tại huyện Hương Khê
Toàn huyện năm 2009 có 405 trang trại đạt tiêu chí phân loại theo thông tư liên bộ giữa Bộ NN&PTNT với tổng cục thống kê, đế thuận lợi cho việc nghiên cứu chúng tôi chia các trang trại theo 5 loại như sau:
Trang trại tổng hợp: Là những trang trại kết hợp giữa chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thủy sản. Loại hình trang trại này hiện đang phổ biến trên đại bàn huyện vì loại hình trang trại này kết hợp sản xuất của nhiều ngành nên rủi ro trong sản xuất thấp, nó lại tận dụng được sản phẩm phụ của các ngành làm giảm chi phí trong sản xuất kinh doanh và lợi nhuận tăng lên vì giảm một đồng chi phí đồng nghĩa với tăng một đồng lợi nhuận dẫn đến đạt được hiệu quả kinh tế.
Trang trại trồng cây hàng năm: Là các trang trại có diện tích trồng cây hàng năm từ 2ha trở lên, loại trang trại này đứng thứ 2 về số lượng trang trại trong huyện. Ở huyện Hương Khê các trang trại này chủ yếu trồng lúa, lạc, ngô…đây là những loại cây trồng phổ biến của huyện. Loại trang trại này thường có diện tích trồng lúa nước khá lớn.
Trang trại chăn nuôi: Đây là loại trang trại đầu tư chủ yếu cho chăn nuôi và một phần nuôi trồng thủy sản, phần lớn là chăn nuôi lợn nái, lợn siêu nạc, nuôi gia cầm thường xuyên từ 2000 con trở lên. Loại trang trại này đứng thứ 3 trong huyện về số lượng. Trang trại chăn nuôi khá phổ biến do mức đầu tư nhỏ lại có khả năng xoay vòng vốn nhanh thường cho thu hoạch trong 3 đến 4 tháng, phù hợp với khả năng kinh tế của các hộ gia đình khi mới chuyển từ kinh tế hộ sang kinh tế trang trại.
Trang trại thủy sản: Là các trang trại có diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản từ 1 – 2ha trở lên. Các trang trại này chủ yếu nuôi các loại cá phục vụ nhu cầu địa phương và các vùng lân cận. Loại trang trại này không phổ biến ở trên địa bàn huyện vì hệ thồng nước không được bảo đảm, mùa hè
thì khô cạn trong khi mùa mưa lại không thể thoát nước do điều kiện thời tiết phức tạp của vùng.
Hình 2.1 Cơ cấu các loại hình trang trại trên địa bàn huyện 2009
Trang trại trồng cây lâu năm: Loại trang trại này phải có diện tích trồng cây lâu năm từ 3ha trở lên. Các trang trại này chủ yếu trồng các loại cây như: Bưởi Phúc Trạch, Cam, Vải thiều… Loại trang trại này không phổ biến vì ở đây người nông dân thường tiến hành trồng các loại cây này theo các mô hình kinh tế vườn với diện tích 2 – 3 sào Trung Bộ.
Qua số liệu của phòng nông nghiệp huyện cho thấy trang trại tổng hợp chiếm số lượng nhiều nhất 34,53% tương đương với 140 trang trại, tiếp đến là các trang trại trồng cây hàng năm có 127 trang trại chiếm 31,43%, ít nhất là trang trại nuôi trồng thủy sản chiếm 8,64% tương ứng với 35 trang trại.
Do thời gian nghiên cứu hạn chế nên chúng tôi chỉ tiến hành điều tra nghiên cứu 3 trong số 5 loại trang trại có số lương lớn ở trên địa bàn huyện đó là: Trang trại tổng hợp, Trang trại chăn nuôi, Trang trại trồng cây hàng năm.
Các trang trại được cấp giấy chứng nhận là những trang trại thực sự hiệu quả, các trang trại này khi được cấp giấy chứng nhận đã yên tâm vào đầu tư sản