Tình hình tiêu thụ sản phẩm của các trang trại

Một phần của tài liệu Đề tài: Đánh giá hiệu quả kinh tế các trang trại trên địa bàn huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 64 - 65)

Năng suất, sản lượng cây trồng vật nuôi quyết định về mặt lượng của năng lực sản xuất, giá cả thị trường nông sản quyết định về mặt chất của tổng giá trị sản xuất. Hiện nay, sản phẩm hàng hóa bị chi phối bởi mức giá, trong khi giá cả lên xuống thất thường. Tùy theo từng loại sản phẩm của các trang trại mà việc tiêu thụ có thể phân phối theo kênh khác nhau.

Qua điều tra cho thấy sản phẩm của các trang trại trên địa bàn huyện tiêu thụ theo các hình thức sau:

- Sản phẩm ngành trồng trọt không nhiều chủ yếu bán cho các đại lý, thương lái đi mua hoặc các trang trại tự bán đến tận tay người tiêu dùng.

- Các sản phẩm chăn nuôi có số lượng tương đối lớn, đa số các sản phẩm này được bán cho các chủ thu gom, hoặc các cơ sở chế biến trên địa bàn.

- Sản phẩm cá, tôm hầu hết các sản phẩm này chỉ đủ cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng địa phương, chưa sản xuất theo hướng hàng hóa hoặc chỉ dừng lại ở quy mô nhỏ.

Qua bảng 4.11 cho thấy phần lớn các sản phẩm được bán ở thị trường trong huyện chiếm 45,60% và trong tỉnh chiếm 42,92%, lượng sản phẩm nông sản bán ra thị trường trong nước là rất ít. Đây là một hạn chế ảnh hưởng đến giá nông sản và gây bất lợi cho người sản xuất.

Bảng 4.11 Tình hình tiêu thụ sản phẩm của các trang trại điều tra, 2010

ĐVT: %

Chỉ tiêu Mô hình trang trại BQ

Chăn nuôi Cây hàng năm Tổng hợp

- Các huyện khác 30,06 53,59 48,23 45,60

- Các tỉnh khác 50,67 44,36 35,18 42,92

- Trong nước 19,27 2,05 16,59 11,48

2. Phương thức tiêu thụ 100,00 100,00 100,00 100,00

- Trực tiếp 28,12 53,24 55,45 43,62

- Qua trung gian 71,88 46,76 44,55 56,38

Nguồn: Số liệu điều tra, 2010

Về phương thức tiêu thụ thì theo hướng trực tiếp chiếm 43,62%, qua trung gian là 56,38%. Nguyên nhân của tình trạng này là các chủ trang trại chọn nhóm khách hàng mục tiêu của mình là người tiêu dùng trong huyện nên họ có thể bán đến tận tay người tiêu dùng. Hệ thống thu mua nông sản trên địa bàn chưa phát triển, chủ yếu là thu mua nhỏ lẻ số lượng ít, giá thấp vì thế các chủ trang trại cũng không muốn bán sản phẩm cho những tiểu thương này. Mặt khác, do khối lượng hàng hóa các trang trại sản xuất ra chưa lớn. Nhận thức về tiêu thụ sản phẩm của các trang trại còn rất hạn chế, mang nặng tư tưởng tiểu nông. Vấn đề công nghệ sau thu hoạch chưa được chú trọng, phần lớn chủ trang trại chỉ sơ chế đối với các sản phẩm không bán hết. Ngoài ra, do thiếu vốn các chủ trang trại phải bán sản phẩm ngay từ đầu vụ để có vốn sản xuất cho vụ sau. Điều này đã ảnh hưởng lớn đến kết quả và hiệu quả kinh tế của các trang trại.

Các trang trại chưa ký kết được các hợp đông tiêu thụ sản phẩm với các cơ sở chế biến, các đơn vị kinh doanh. Tiêu thụ sản phẩm luôn là vấn đề nan giải, không những đòi hỏi các chủ trang trại phải hết sức năng động, tự vận động tìm kiếm thị trường thông qua các biện pháp như: nâng cao chất lượng sản phẩm của mình, đầu tư các khâu sau thu hoạch để bảo quản tốt nông sản. Ngoài ra các trang trại cũng cần có sự giúp đỡ từ các cơ quan Nhà nước.

Một phần của tài liệu Đề tài: Đánh giá hiệu quả kinh tế các trang trại trên địa bàn huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w