Phân tích môi trường cạnh tranh của công ty cổ phần chế biến thủy hải sản

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần chế biến thủy hải sản hiệp thanh, tp cần thơ (Trang 79 - 87)

sản Hiệp Thanh

4.7.1 Nhà cung cấp

Một ngành sản xuất đòi hỏi phải có các nguyên liệu thô – bao gồm lao động, các bộ phận cấu thành và các đầu vào khác. Đòi hỏi này dẫn đến mối

quan hệ bên mua – bên cung cấp giữa các ngành sản xuất và các cơ sở cung

cấp nguyên liệu thô để chế tạo sản phẩm.

4.7.4.1 Lao động

Nằm trên trục giao nhau giữa Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang và Đồng

Tháp, các công ty trên quận Thốt Nốt nói chung thu hút được nhiều lao động

từ 4 tỉnh thành và với Hiệp Thanh nói riêng việc thuê mướn lao động là không quá khó. Với số lượng lao động dồi dào của nước ta hiện nay đã cung cấp cho

Hiệp Thanh những lao động trẻ và năng động, nhờ đó Hiệp Thanh ngày càng phát triển và quy mô càng được mở rộng. Nhìn chung, Hiệp Thanh đã tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động, cải thiện đời sống của người dân hơn.

4.7.4.2 Bộ phận cấu thành sản phẩm

Do Hiệp Thanh là công ty sản xuất khép kín, có thể cung cấp 80% số lượng nguyên liệu đầu vào nên Công ty chỉ cần thêm 20% số lượng nguyên liệu đầu vào từ các nhà cung cấp. Vì vậy, các nhà cung cấp không thể ép giá

nguyên liệu đầu vào đối với Công ty.

Thông thường, thông qua nhà cung cấp con cá tra có hai đường để đi vào nhà máy. Thứ nhất là nó được các thương lái thu mua của nông dân sau đó chở đến nhà máy bán cho công ty. Con đường thứ hai là công ty trực tiếp mua của nông dân. Đối với Hiệp Thanh, nguyên liệu chủ yếu mua trực tiếp từ nông dân

rồi vận chuyển về nhà máy. Người nông dân sẽ ký kết hợp đồng với Công ty khi

họ mới bắt đầu nuôi cá và Công ty sẽ cho các cán bộ vi sinh xuống kiếm tra chất lượng thường xuyên. Đến lúc cá đạt kích cỡ mà khách hàng đặt mua thì tiến

hành thu hoạch. Với phương thức làm này thì sẽ tiết kiệm được một khoản phí

dành cho nhà cung cấp trung gian, có lợi cho cả nhà máy và cho nông dân. Nguồn nguyên liệu phục vụ cho nuôi thủy sản cũng có sẵn từ Công ty. Ngoài cho cá ăn thức ăn Công ty tự chế biến thì Công ty còn cho cá ăn các phụ

phẩm có được từ nhà máy chế biến gạo.

4.7.4.3 Nguồn cung trang thiết bị, máy móc

Công ty luôn nhận được sự hỗ trợ, tư vấn từ phía các đối tác Châu Âu. Máy và các dây chuyền tự động hiện đại mà công ty đang sử dụng đều xuất xứ

từ Châu Âu. Bên cạnh đó, trong quá trình sản xuất các chuyên viên Châu Âu cũng thường xuyên sang hỗ trợ và hướng dẫn để cải tiến công nghệ, làm cho sản phẩm của Công ty đạt chất lượng hơn, phù hợp hơn với thị trường.

4.7.4.4 Bao bì, hóa chất sử dụng trong chế biến sản phẩm

Công ty nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình của các công ty sản xuất bao bì, hóa chất trong nước. Các nhà cung ứng chủ yếu của Hiệp Thanh về bao bì, hóa chât gồm có: công ty TNHH Liksin, công ty TNHH Tân Á, công ty TNHH

Hoàn Cầu…

Nhìn chung, các nhà cung ứng không quá khắt khe trong cung cấp nguyên liệu đầu vào cho Hiệp Thanh. Đây là cơ hội cho sự phát triển của Công ty.

4.7.2 Sản phẩm thay thế

Sản phẩm thay thế có thể là tất cả các sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của con người. Ngoài những sản phẩm thủy sản khác (cua, tôm…) thì còn có các các sản phẩm thủy sản ăn liền, sản phẩm được chế biến từ gia cầm,

gia súc và cả thức ăn chay. Đây là yếu tố Công ty cần quan tâm vì khi giá của

các sản phẩm thay thế giảm xuống người tiêu dùng sẽ có xu hướng tiêu dùng sản phẩm của Công ty ít đi.

Mặc dù nguy cơ về hàng thay thế thường ảnh hưởng thông qua sự cạnh

tranh giá cả, nhưng sức khỏe không thể thiếu quan tâm. Với tình hình dịch

bệnh ngày càng gia tăng trên gia súc, gia cầm hiện nay như dịch cúm gia cầm,

bò điên, heo tai xanh,… thì nguồn thực phẩm hằng ngày cho con người ngày càng bị hạn chế. Người tiêu dùng chỉ còn sự lựa chọn các sản phẩm từ thủy

sản là tương đối an toàn, bởi chúng giàu giá trị dinh dưỡng, nhiều vitamin,

khoáng chất tốt cho sức khỏe và được các bác sĩ khuyên dùng.

Là nguồn thực phẩm vừa giàu dinh dưỡng, vừa rẻ tiền hơn các sản

phẩm khác nên sản phẩm của Công ty được tiêu dùng nhiều. Nguy cơ từ các

sản phẩm thay thế thủy sản hầu như là không có. Đây là cơ hội mà Công ty cần nắm bắt để phát triển.

4.7.3 Khách hàng

Sự quyết định của khách hàng có tầm ảnh hưởng rất lớn đối với một

ngành sản xuất. Nếu một công ty sản xuất ra nhiều sản phẩm nhưng không được khách hàng chấp nhận thì nguy cơ phá sản của công ty đó rất cao.

Do hoạt động chủ yếu của Công ty là xuất khẩu thủy hải sản cho nên khách hàng chủ yếu là ở nước ngoài. Với các thị trường lớn như: EU, Nga…thì yếu tố chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm ngày đặt ra nghiêm ngặt hơn, khó

khăn hơn, cộng với các luật chống bán phá giá, các hàng rào thuế quan bảo

hộ,…. Điều đó đòi hỏi Công ty phải luôn nghiên cứu để nâng cao chất lượng

sản phẩm đáp ứng những yêu cầu của khách hàng ngày càng tốt hơn.

4.7.4 Chính sách của Nhà Nước

Mặc dù vai trò chính của chính phủ trong thị trường là duy trì cạnh

tranh công bằng và lành mạnh thông qua các hành động chống độc quyền, nhưng chính phủ vẫn hạn chế cạnh tranh thông qua việc chấp nhận độc quyền và ban hành các quy định, các chính sách.

4.7.4.1 Chính sách kinh tế

Chính sách kinh tế của Việt Nam nói riêng và của các quốc gia thuộc

thị trường Xuất khẩu sản phẩm mà Hiệp Thanh đang hợp tác cũng như nhắm đến trong tương lai nói chung, có tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất

kinh doanh của Công ty. Về phía nước ta, hiện đang áp dụng chính sách đa

dạng hóa các thành phần kinh tế, tự do buôn bán xuất nhập khẩu hàng hóa trong phạm vi pháp luật cho phép. Trong bối cảnh khủng hoảng, thì sử dụng

chính sách tài khóa, thắt chặt tiền tệ để chống suy giảm kinh tế bao gồm việc

giảm thuế và tăng chi Ngân sách nhà nước. Tuy nhiên việc kê khai thuế xuất,

nhập khẩu ở nước ta vẫn còn nhiều thủ tục rườm rà, gây tốn kém về thời gian

và tiền bạc cho doanh nghiệp. Theo tổng cục thuế, thời gian tới Chính phủ sẽ

tiến hành bỏ nhiều loại hoá đơn giảm thiểu phiền phức khi đăng ký và triển

khai việc kê khai đăng ký thuế qua mạng, nhờ đó doanh nghiệp sẽ tiết kiệm hơn về thời gian và phí tổn.

4.7.4.2 Chính sách ngoại thương

Chính sách ngoại thương của nước ta hiện nay là hướng về xuất khẩu. Trong thời gian qua Nhà nước đã có nhiều biện pháp khuyến khích, hỗ trợ và

đẩy mạnh công tác Xuất khẩu như xây dựng các mặt hàng chủ lực, gia công

Xuất khẩu, đầu tư Xuất khẩu… sự tác động này góp phần thúc đẩy quá trình tái sản xuất xã hội, đẩy nhanh quá trình lao động quốc tế, tạo điều kiện cho các

doanh nghiệp mở rộng thị trường.

Song song đó, các nước nhập khẩu cũng có những chính sách riêng của

mình, ví dụ điển Hình là doanh nghiệp Việt Nam hiện nay khi Xuất khẩu sang thị trường EU sẽ được hưởng hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSản

phẩm)- một công cụ quan trọng dành hỗ trợ cho các nước đang và chậm phát

triển, cùng với định chế nhập khẩu tự do. Nói chung không sẽ có kiểm soát

ngoại hối đối với việc thanh toán hàng nhập khẩu. Mặt khác, theo quyết định

thường đối với Việt Nam (kiểm tra xác suất 5% các mặt hàng thuỷ sản nhập

khẩu vào EU so với một số nước khác là 100%). Gần đây nhất là đầu năm

2010, các doanh nghiệp khi chế biến và Xuất khẩu hải sản vào EU phải thực

hiện đúng quy định IUU- một công cụ cấm nhập khẩu các sản phẩm hải sản có

nguồn gốc từ hành vi đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy

định. Qui định đó chỉ chú trọng đến hàng hải sản, trong khi đó Hiệp Thanh chỉ

sản xuất mặt hàng cá tra. Đây thực sự là cơ hội rất tốt để Hiệp Thanh thâm

nhập vào thị trường này.

4.7.4.3 Chính sách pháp luật

Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty CPCBTHS Hiệp Thanh

chịu sự chi phối bởi các văn bản pháp luật về công ty cổ phần, về hoạt động

xuất khẩu, chính sách thuế cũng như các quy định chuyên ngành. Các văn bản

này liên tục sửa đổi, hoàn thiện nhiều điểm mới mỗi khi phát hiện sai sót mà trong luật chưa có. Chính vì thế mỗi sự thay đổi chính sách xảy ra đều ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

4.7.5 Mức độ cạnh tranh trong ngành

Trong xu thế hội nhập như hiện nay, để có thể giúp Công ty đứng vững

và quảng bá thương hiệu trên thị trường thì đòi hỏi Công ty cần phải có khả năng cạnh tranh cao. Muốn vậy, Công ty phải tìm hiểu xem đối thủ cạnh tranh

của Công ty là ai, những đối thủ đó có những tác động nào gây trở ngại cho

việc phát triển của Công ty.

Trong lĩnh vực chế biến thủy sản đông lạnh xuất khẩu, Hiệp Thanh có rất nhiều đối thủ cạnh tranh cả trong nước và ngoài nước. Xét về mặt hàng cá

tra, cá basa trong nước xuất khẩu, Hiệp Thanh đã có những đối thủ rất đáng quan tâm như: công ty cổ phần Hùng Vương (Tiền Giang), công ty cổ phần

Vĩnh Hoàng (Đồng Tháp), công ty cổ phần Nam Việt, công ty cổ phần An

Giang, công ty cổ phần Caseamex… Theo thống kê của hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam trong 100 doanh nghiệp đứng đầu xuất khẩu cá

tra, cá basa tháng 11 năm 2009 thì Hiệp Thanh đứng hành thứ chín. Để không

bị đẩy lùi và tiến dần đứng đầu Bảng xếp hạng thì bên cạnh sản xuất và marketing tốt, Hiệp Thanh cần phải chú ý đến đối thủ và có chính sách cạnh

tranh thích hợp.

Hiện nay, tại Cần Thơ hiện có khoảng 30 doanh nghiệp hoạt động trong

lĩnh vực thuỷ sản. Chi tiết hơn xét trên địa bàn quận, đối với các đối thủ như

công ty cổ phần basa hay công ty TNHH Đại Tây Dương, công ty TNHH Thái

được xếp vị trí đầu tiên trong danh mục các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, cá basa của TP.Cần Thơ năm 2009 (bản tin Vasep, 15/01/2010) nhưng nếu không chú ý đến tốc độ phát triển thì Hiệp Thanh sẽ bị đối thủ qua mặt. Vì theo phần

phân tích ở trên thì tốc độ phát triển năm của Hiệp Thanh năm 2009 đang tụt

dốc so với năm 2008. Cụ thể, lợi nhuận năm 2009 giảm so với năm 2008.

Mặt khác, sản phẩm của Hiệp Thanh không có khác biệt nhiều so với

sản phẩm của các công ty khác. Và chưa kể đến tính đa dạng của các đối thủ

trong cạnh tranh, họ có thể tiến hóa khôn lường theo hình thức này hay hình thức khác. Vì thế, việc cần thiết lúc này là Hiệp Thanh cần tìm hiểu và nắm

bắt những phương thức hoạt động kinh doanh mới, từ đó có các chiến lược và biện pháp kinh doanh phù hợp với tình hình cụ thể như chiến lược bán hàng, chiến lược giá, hình thức chiêu thị… đồng thời không ngừng hoàn thiện khả năng kinh doanh của mình để giữ vững và mở rộng thị phần.

Xét về mức độ cạnh tranh trong ngành thì Công ty còn xét đến đối thủ

cạnh tranh. Do Công ty sản xuất mặt hàng chủ yếu là cá tra, cá basa nên có khá nhiều doanh nghiệp lưu tâm, để ý nhảy vào kinh doanh làm tăng khả năng tác động đến Công ty. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn của Công ty không chỉ trong nước mà còn ở nước ngoài, nhất là các nước lân cận như Thái Lan,

Campuchia, Indonexia,… Biết rằng cá tra dễ dàng nuôi ở ĐBSCL nhưng

không có nghĩa là các nước bạn sẽ không nuôi được cá tra. Để không bị bất

ngờ và có thế chủ động trong tìm kiếm giải pháp kìm hãm sự tác động của nguy cơ trên, Công ty cần phải có một chiến lược kinh doanh tổng thể và những kế hoạch hành động rõ ràng trong từng giai đoạn, từng thời kỳ. Kết hợp

với tìm tòi, phát huy tính ưu việt của sản phẩm hiện tại, cho ra đời các tuyến

sản phẩm mới, mang tính mới lạ để phân tán bớt rủi ro và sự tác động của các đối thủ cạnh tranh.

4.8 Phân tích ma trận SWOT 4.8.1 Điểm mạnh

Do Công ty có mô hình sản xuất khép kín (tự chế biến thức ăn thủy sản để cung cấp cho việc nuôi, cá nuôi đem vào chế biến và xuất khẩu) nên tự

cung cấp được 80% nguyên liệu

Trụ sở chính của Công ty đặt ngay giao lộ giữa 4 tỉnh thành (Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang và Đồng Tháp) nên thuận lợi giao thông và cung cấp

nguyên liệu đầu vào.

Được cấp chứng nhận chất lượng ISO 9001 – 2000, HACPP, FDA, BRC, IFS, HaLal giúp Công ty tăng sản lượng xuất khẩu.

Ban lãnh đạo là những người nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động, am hiểu thị trường.

Công ty đã tạo được một lực lượng lao động lành nghề, thường xuyên (2400 công nhân) có khả năng chế biến đa dạng các mặt hàng.

Là công ty cổ phần nên nguồn vốn đầu tư của Công ty cao hơn các

công ty TNHH.

4.8.2 Điểm yếu

Công ty chưa khai thác tiềm năng tiêu thụ thủy sản trong nước, chủ yếu

chú trọng đến khách hàng nước ngoài.

Tình hình thực hiện chi phí của Công ty còn rất cao nên Công ty chưa thu được lợi nhuận như mong muốn. Điển Hình là tỷ số thanh toán đối với các khoản

nợ trong ngắn hạn và nhanh bị suy giảm; tình trạng hàng tồn kho tăng, hạn chế

khả năng xoay vòng; hiệu quả sử dụng vốn cho mức sinh lời còn kém; các chi phí

khác gia tăng như tiền điện, tiền nước, vật tư bao bì, hóa chất…

Nhật Bản là một trong những nước đứng đầu về sản lượng nhập khẩu thủy

sản nhưng Công ty chưa thu hút được khách hàng nào tại thị trường Nhật Bản.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong Công ty còn nhiều hạn chế.

Thương hiệu chưa phát triển: thời gian hoạt động trong nghề chưa lâu và quy mô hoạt động chưa lớn lắm nên sản phẩm Công ty chưa được nhiều người biết đến.

Sản phẩm của Hiệp Thanh không có điểm khác biệt so với sản phẩm của

công ty khác.

4.8.3 Cơ hội

Ngành thủy sản được Nhà nước quan tâm đầu tư phát triển; các hoạt động thuộc về thủy sản đều nằm trong danh mục A ngành được hưởng ưu đãi

đầu tư.

Dịch cúm gia cầm tái phát trên diện rộng, và mới đây nhất là cúm virus A (H1N1) bùng phát ở Mêhico vào ngày 25/04/2009, sau đó nhanh chóng lan

sang nhiều nước nên mặt hàng thủy hải sản được các nước tăng cường nhập

khẩu với số lượng lớn, trở thành thực phẩm lựa chọn hàng đầu với nhiều tính năng có lợi cho sức khỏe của người tiêu dùng.

Việt Nam gia nhập các tổ chức quốc tế nên thị trường xuất khẩu mở rộng.

4.8.4 Nguy cơ

Áp lực cạnh tranh từ các doanh nghiệp cùng ngành ngày càng gay gắt.

Nguyên nhân chính là do ngành thủy sản là ngành có tiềm năng phát triển

mạnh không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia trên thế giới. Các nước đang phát triển tiếp tục khẳng định vị trí của mình trong ngành thuỷ sản,

chiếm 50% sản lượng thương mại thuỷ sản toàn cầu, đạt 27% giá trị tương

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần chế biến thủy hải sản hiệp thanh, tp cần thơ (Trang 79 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)