chế biến thủy hải sản Hiệp Thanh qua 3 năm (2007 – 2009)
Phân tích mức ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình lợi nhuận là xác định mức độ ảnh hưởng của khối lượng sản phẩm, kết cấu khối lượng sản
phẩm, giá bán, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệpđến lợi nhuận.
4.5.4.1 Biến động lợi nhuận năm 2008 so với năm 2007
Dựa vào phần phương pháp luận và phương pháp phân tích, ta có: - Đối tượng phân tích:
∆L = 150.953 – 12.186 = 138.767 (triệu đồng)
Vậy lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2008 so với
năm 2007 tăng 138.767 triệu đồng. Mức biến động này chịu ảnh hưởng của
các nhân tố:
Mức độảnh hưởng của nhân tố khối lượng sản phẩm tiêu thụ: ∆Q = 12.186 x 3,47 - 12.186 = 30.085 (triệu đồng)
Vậy, do khối lượng sản phẩm tiêu thụ năm 2008 tăng 228,57% so với
năm 2007 đã làm lợi nhuận năm 2008 so với 2007 tăng 30.085 triệuđồng. Mức độ ảnh hưởng của nhân tố kết cấu khối lượng sản phẩm tiêu thụ: ∆K = 174.496 - 30.085 = 144.411 (triệu đồng)
Vây do kết cấu khối lượng sản phẩm thay đổi nên đã làm lợi nhuận năm 2008 tăng 144.411 triệu đồng so với năm 2007, cụ thể: sản lượng cá tra
fillet thành phẩm tăng 9.564 tấn, cá tra fillet thành phẩm không phụ gia tăng
4.279 tấn, cá tra nguyên con chặt đầu tăng 3.769 tấn, năm 2008 không sản
xuất cá tra fillet tẩm bột, cá tra fillet thịt đỏ chỉ mới đi vào sản xuất được 5.576
tấn và phụ phẩm tăng 5.482 tấn so với năm 2007.
Mức độảnh hưởng của nhân tố giá bán đơn vị sản phẩm:
∆P = -102.085 - 47.399 + 17.107 + 192.476 + 20.888 = 80.987 (triệu đồng)
2007: giá bán cá tra fillet thành phẩm giảm 6,24 triệu đồng/tấn, giá bán cá tra fillet thành phẩm không phụ gia giảm 10,50 triệu đồng/tấn, giá bán cá tra nguyên con chặt đầu tăng 4,53 triệu đồng/tấn, giá bán phụ phẩm tăng 1,01 triệu đồng/tấn và giá bán cá tra fillet thịt đỏ thu được 34.52 triệu đồng/tấn nên làm lợi nhuận tăng 80.987 triệuđồng.
Mức độả n h hưởng của nhân tố giá vốnđơn vị sản phẩm:
∆Z = -32.412 + 25.048 – 446 + 177.707 + 14.901 = 184.798 (triệu đồng)
Do giá vốn hàng bán năm 2008 thay đối so với năm 2007 nên làm cho lợi nhuận năm 2008 so với 2007 giảm 184.798 triệuđồng. Cụ thể: giá vốn mặt hàng cá tra fillet thành phẩm giảm 1,98 triệu đồng/tấn, giá vốn cá tra fillet
thành phẩm không phụ gia tăng 5,55 triệu đồng/tấn, giá vốn cá tra nguyên con chặt đầu giảm 0,12 triệu đồng/tấn, giá vốn phụ phẩm tăng 0,72 triệu đồng/tấn
và giá vốn cá tra fillet thịt đỏ là 31.869 triệu đồng/tấn. Mức độả n h hưởng của nhân tố chi phí bán hàng:
∆CBH = -37.442 - 16.297 - 5.378 + 10.730 - 1.048 = -49.435 (triệu đồng) Do chi phí bán hàng giảm (cá tra fillet thành phẩm giảm 2,29 triệu đồng/tấn, cá tra fillet thành phẩm không phụ gia giảm 3,61 triệu đồng/tấn, cá tra nguyên con chặt đầu giảm 1,42 triệu đồng/tấn, phụ phẩm giảm 0,05 triệu đồng/tấn) nên làm cho lợi nhuận tăng 49.435 triệuđồng.
Mức độảnh hưởng của nhân tố chi phí quản lý:
∆CQL = -11.959 – 5.166 – 2.139 + 1.266 – 649 = -18.646 (triệu đồng)
Do chi phí quản lý giảm (cá tra fillet thành phẩm giảm 0,73 triệu đồng/tấn, cá tra fillet thành phẩm không phụ gia giảm 1,15 triệu đồng/tấn, cá tra nguyên con chặt đầu giảm 0,57 triệu đồng/tấn, phụ phẩm giảm 0,03 triệu đồng/tấn) nên làm cho lợi nhuận tăng 18.646 triệu đồng.
Tổng hợp c á c nhân tố ảnh hưởng:
Các nhân tố làm tăng lợi nhuận: 323.565 triệu đồng
Nhân tố khối lượng sản phẩm tiêu thụ: 30.085 triệu đồng
Nhân tố kết cấu khối lượng sản phẩm tiêu thụ: 144.411 triệu đồng
Nhân tố giá bán đơn vị sản phẩm: 80.987 triệu đồng
Nhân tố chi phí bán hàng: 49.435 triệu đồng
Nhân tố chi phí quản lý doanh nghiệp: 18.646 triệu đồng
Các nhân tố làm giảm lợi nhuận: 184.798 triệu đồng
Nhân tố giá vốn hàng bán: 184.798 triệu đồng
Tóm lại, qua phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận, có thể thấy
giá vốn hàng bán tăng làm lợi nhuận giảm còn khối lượng hàng bán, giá bán hàng, kết cấu sản phẩm tăng cộng với chi phí hoạt động (chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp) giảm làm lợi nhuận tăng. Kết quả là lợi
nhuận của Công ty tăng 138.767 triệu đồng so với năm 2007. Lợi nhuận tăng
chứng tỏ hoạt động kinh doanh của Công ty có hiệu quả. Công ty cần có chính
sách làm giảm giá vốn hàng bán nhằm phát huy và tăng cường mức tăng lợi
nhuận, đưa lợi nhuận của Công ty đạt mức cao nhất.
4.5.4.2 Biến động lợi nhuận năm 2009 so với năm 2008
Lý luận tương tự như phần biến động lợi nhuận năm 2008 - Ta có, đối tượng phân tích:
∆L = 63.442 – 150.953 = -87.511 (triệu đồng)
Vậy lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2009 so với
năm 2008 giảm 87.511 triệuđồngđể thấy rõ nguyên nhân dẫn đến kết quả này ta đi sâu nghiên cứu các nhân tốảnh hưởng.
Mức độảnh hưởng của nhân tố khối lượng sản phẩm tiêu thụ: ∆Q = 150.953 x 1,2 - 150.953 = 30.193 (triệu đồng)
Vậy, do khối lượng sản phẩm tiêu thụ năm 2009 tăng 131,85% so với
năm 2008 đã làm lợi nhuận năm 2009 so với 2008 tăng 30.193 triệu đồng. Mức độ ảnh hưởng của nhân tố kết cấu khối lượng sản phẩm tiêu thụ: ∆K = 34.534 - 30.193 = 4.341 (triệu đồng)
Vậy do kết cấu khối lượng sản phẩm thay đổi nên đã làm lợi nhuận năm 2009 tăng 4.341 triệu đồng so với năm 2008, cụ thể: sản lượng cá tra
fillet thành phẩm tăng 3.537 tấn tương đương tăng 21,62%, cá tra fillet thành
phẩm không phụ gia tăng 1.743 tấn tương đương tăng 38,62%, cá tra nguyên
con chặt đầu tăng 391 tấn tương đương tăng 10,35%, cá tra fillet thịt đỏ giảm
1.315 tấn tương đương giảm 23,58% và phụ phẩm tăng 11.873 tấn tương đương tăng 57,26% so với năm 2008.
Mức độảnh hưởng của nhân tố giá bán đơn vị sản phẩm:
∆P = -147.399 + 7.614 – 7.200 + 22.173 – 24.286 = -149.097 (triệu đồng)
Vậy do giá bán đơn vị sản phẩm có sự thay đổi giữa năm 2009 và 2008: giá bán cá tra fillet thành phẩm giảm 7,41 triệu đồng/tấn, giá bán cá tra fillet thành phẩm không phụ gia tăng 1,22 triệu đồng/tấn, giá bán cá tra nguyên con chặt đầu giảm 1,73 triệu đồng/tấn, giá bán cá tra fillet thịt đỏ tăng 5,20
triệu đồng/tấn và giá bán phụ phẩm giảm 0,75 triệu đồng/tấn nên làm lợi nhuận
giảm 149.097 triệu đồng.
Mức độảnh hưởng của nhân tố giá vốnđơn vị sản phẩm:
∆Z = -160.388 – 24.692 + 7.921 + 252 + 173.810 = -3.097 (triệu đồng)
Do giá vốn hàng bán năm 2009 thay đối so với năm 2008 nên làm cho lợi nhuận năm 2009 so với 2008 tăng 3.097 triệu đồng. Cụ thể: giá vốn mặt hàng cá tra fillet thành phẩm giảm 8,06 triệu đồng/tấn, giá vốn cá tra fillet
thành phẩm không phụ gia giảm 3,95 triệu đồng/tấn, giá vốn cá tra nguyên con chặt đầu tăng 1,90 triệu đồng/tấn, giá vốn cá tra fillet thịt đỏ tăng 0,06 triệu đồng/tấn và giá vốn phụ phẩm tăng 5,33 triệu đồng/tấn.
Mức độảnh hưởng của nhân tố chi phí bán hàng:
∆CBH = -14.626 – 3.341 – 2.067 – 172 – 2.206 = -22.413 (triệu đồng)
Do chi phí bán hàng giảm (cá tra fillet thành phẩm giảm 0,74 triệu đồng/
tấn, cá tra fillet thành phẩm không phụ gia giảm 0,53 triệu đồng/tấn, cá tra nguyên con chặt đầu giảm 0,50 triệu đồng/tấn, cá tra fillet thịt đỏ giảm 0,04 triệu đồng/tấn và phụ phẩm giảm 0,067 triệu đồng/tấn) nên làm cho lợi nhuận tăng 22.413 triệu đồng.
Mức độảnh hưởng của nhân tố chi phí quản lý:
∆CQL = -1.225 – 100 – 114 + 90 – 194 = -1.542 (triệu đồng)
Do chi phí quản lý giảm (cá tra fillet thành phẩm giảm 0,06 triệu đồng/tấn, cá tra fillet thành phẩm không phụ gia giảm 0,02 triệu đồng/tấn, cá tra nguyên con chặt đầu giảm 0,03 triệu đồng/tấn, phụ phẩm giảm 0,01 triệu đồng/tấn) nên làm cho lợi nhuận tăng 1.542 triệu đồng.
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:
Các nhân tố làm tăng lợi nhuận: 61.586 triệu đồng
Nhân tố khối lượng sản phẩm tiêu thụ: 30.193 triệu đồng
Nhân tố kết cấu khối lượng sản phẩm tiêu thụ: 4.341 triệu đồng
Nhân tố giá vốn hàng bán: 3.097 triệu đồng
Nhân tố chi phí bán hàng: 22.413 triệu đồng
Nhân tố chi phí quản lý doanh nghiệp: 1.542 triệu đồng
Các nhân tố làm giảm lợi nhuận: 149.097 triệu đồng
Nhân tố giá bán đơn vị sản phẩm: 149.097 triệu đồng
Tóm lại, qua phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận, có thể thấy
tuy khối lượng hàng bán, kết cấu sản phẩm tăng cộng với giá vốn hàng bán và chi phí hoạt động (chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp) giảm làm lợi nhuận tăng nhưng giá bán hàng giảm quá lớn làm lợi nhuận giảm
nhiều nên lợi nhuận của Công ty giảm 87.511 triệu đồng so với năm 2008. Do sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng diễn ra gay gắt cộng với hàng tồn kho quay chậm nên lợi nhuận của Hiệp Thanh âm vào năm 2009. Công ty
cần xây dựng chính sách cạnh tranh thích hợp cho mình đồng thời đưa hàng
tồn kho luân chuyển nhanh hơn nhằm làm tăng lợi nhuận, đạt hiệu quả sản
xuất kinh doanh cao.
4.6 Phân tích các chỉ tiêu tài chính của Công ty4.6.1 Các tỷ số thanh toán