Phân tích các chỉ tiêu tài chính của Công ty

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần chế biến thủy hải sản hiệp thanh, tp cần thơ (Trang 67)

Phân tích các tỷ số thanh toán là cơ sở để đánh giá tình hình tài chính của công ty tốt hay xấu. Phân tích tỷ số thanh toán nợ ngắn hạn là xem xét tài sản của doanh nghiệp có đủ trang trải các khoản nợ trong ngắn hạn hay không để từ đó biện pháp điều chỉnh kịp thời.

Bảng 4.12: Tỷ số tỷ số thanh toán của Công ty (2007-2009)

(Nguồn: Phòng Kế toán - Công ty CPCBTHS Hiệp Thanh)

4.6.1.1 Hệ số thanh toán hiện thời

Hệ số thanh toán hiện thời cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn để đảm bảo cho một đồng nợ ngắn hạn. Năm

2007 hệ số này là 0,97, tức là một đồng nợ ngắn hạn của Công ty được đảm bảo

bằng 0,97 đồng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn. Năm 2008, hệ số thanh

toán hiện thời là 1,08 tăng 0,11 lần so với năm 2007. Hệ số này tăng lên chứng

tỏ tỷ số thanh toán của Công ty càng lớn. Năm 2009 do khoản nợ ngắn hạn tăng cao hơn tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 15.831 triệu đồng nên hệ số thanh

toán hiện thời giảm xuống còn 1,03 giảm 0,05 lần so với năm 2008.

Năm

Chỉ tiêu ĐVT

2007 2008 2009

Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn Triệu đồng 296.231 604.832 1.012.838

Hàng tồn kho Triệu đồng 202.935 459.515 775.860

Nợ ngắn hạn Triệu đồng 305.057 560.892 984.730

Hệ số tỷ số thanh toán hiện hành Lần 0,97 1,08 1,03

0,97 1,08 1,03 0,31 0,26 0,24 0,00 0,20 0,40 0,60 0,80 1,00 1,20 2007 2008 2009 Năm Số lần

Hệ số khả năng thanh toán hiện hành Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Hình 4.13: Các tỷ số tỷ số thanh toán của Công ty (2007-2009)

Nhìn chung qua 3 năm khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của Công ty như vậy là cao. Tuy nhiên, trong tài sản lưu động bao gồm các khoản

mục có tính thanh khoản không cao như hàng tồn kho, nó làm cho hệ số này

không được chính xác. Do vậy ta phải phân tích thêm hệ số tỷ số thanh toán

nhanh mới nói chính xác năng lực thanh toán các khoản nợ của Công ty.

4.6.1.2 Hệ số thanh toán nhanh

Đây là hệ số đo lường tỷ số thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng giá

trị các loại tài sản lưu động có tính thanh khoản cao. Do hàng tồn kho có tính

thanh khoản thấp so với các loại tài sản lưu động khác nên giá trị của nó không được tính vào giá trị tài sản lưu động khi tính hệ số thanh toán nhanh.

Chỉ tiêu này thể hiện những tài sản có thể chuyển đổi nhanh thành tiền để chi

trả các khoản nợ ngắn hạn kịp thời khi cần thiết (hệ số này lớn hơn 0,5 thể

hiện tỷ số thanh toán các khoản nợ của Công ty là tốt). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dựa vào Bảng 4.12 và Hình 4.13, có thể thấy tỷ số thanh toán nhanh của

Công ty giảm liên tục qua các năm, đây là xu hướng không tốt. Cụ thể, năm

2007 hệ số thanh toán nhanh của Công ty là 0,31 lần, sang năm 2008 giảm còn 0,26 lần và tiếp tục giảm còn 0,24 lần vào năm 2009. Hệ số thanh toán nhanh

của Công ty qua 3 năm đều nhỏ hơn 0,5 và càng ngày càng giảm. Đây là dấu

hiệu không tốt vì nó thể hiện tỷ số thanh toán nợ của Công ty giảm. Kết hợp với

hệ số thanh toán hiện thời ở trên, có thể đưa ra kết luận là khả năng đảm bảo các

khoản nợ của Công ty qua 3 năm giảm xuống, hàng tồn kho và các khoản nợ tăng lên, tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty không được tốt, mức độ

mang lo sợ cho người cung cấp vốn và nếu họ thu hồi vốn thì Công ty sẽ gặp

khó khăn. Công ty cần tăng cường các biện pháp để đảm bảo lượng hàng tồn

kho hợp lý và đẩy nhanh tiến độ thu hồi công nợ nhằm cải thiện tỷ số thanh toán

mới có thể làm cho tình hình tài chính trở nên khả quan hơn.

4.6.2 Các tỷ số hoạt động

Nhóm chỉ tiêu này cho biết hiệu quả đem lại của những khoản mục mà

Công ty đã đầu tư vào đó, nó đã được đầu tư đúng đắn hay chưa và hiệu quả như thế nào.

Từ số liệu Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh

doanh của Công ty, ta tính toán được Bảng các tỷ số hoạt động

4.6.2.1 Vòng quay hàng tồn kho

Số vòng quay hàng tồn kho là một tiêu chuẩn đánh giá công ty sử dụng

hàng tồn kho hiệu quả như thế nào.

Bảng 4.13: Các tỷ số hoạt động của Công ty (2007-2009)

(Nguồn: Phòng Kế toán - Công ty CPCBTHS Hiệp Thanh)

Năm 2008, số vòng quay hàng tồn kho là 2,81 vòng, tăng 1,03 vòng so với năm 2007. Thời gian cho một vòng quay kho là 130 ngày, giảm 76 ngày so với năm 2007. Điều này cho thấy trong năm 2008 Công ty hoạt động kinh

doanh có hiệu quả khi hàng tồn kho được luân chuyển nhanh hơn, tham gia

vào hoạt động kinh doanh của công ty có hiệu quả hơn. Năm 2009, số vòng quay chỉ còn 1,99 vòng, giảm 0,82 vòng so với năm 2008. Thời gian cho một

vòng quay kho là 184 ngày, tăng 54 ngày so vơi năm 2008. Đây là dấu hiệu

không tốt vì số vòng quay hàng tồn kho giảm xuống chứng tỏ khả năng luân

chuyển hàng tồn kho của Công ty không tốt, hàng tồn kho chậm đưa vào kinh

doanh, làm cho vốn bị ứ đọng, tăng chi phí cho dự trữ, bảo quản hàng tồn kho.

Mặt khác, Công ty sản xuất và kinh doanh mặt hàng thủy hải sản mà thời gian

Năm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ tiêu ĐVT

2007 2008 2009

Doanh thu thuần Triệu đồng 417.550 1.481.334 1.691.397

Các khoản phải thu ngắn hạn Triệu đồng 80.643 98.872 177.278

Giá vốn hàng bán Triệu đồng 360.187 1.289.833 1.540.386

Hàng tồn kho Triệu đồng 202.935 459.515 775.860

Vòng quay hàng tồn kho Vòng 1,77 2,81 1,99

Thời gian tồn kho Ngày 206 130 184

Vòng quay các khoản phải thu Vòng 5,18 14,98 9,54

tồn kho cao sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm còn tồn đọng trong

kho. Từ đó sẽ làm cho hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty giảm

xuống. Yêu cầu đặt ra trong năm 2010 là Hiệp Thanh phải đẩy mạnh hoạt động bán hàng nhằm tạo cho hàng hóa luân chuyển nhanh hơn, tăng số vòng

quay kho lên để giảm thiểu tình trạng chiếm dụng vốn.

2,81 5,18 14,98 9,54 1,77 1,99 0,00 5,00 10,00 15,00 20,00 2007 2008 2009 Năm Số vòng

Vòng quay hàng tồn kho Vòng quay các khoản phải thu

Hình 4.14: Các tỷ số hoạt động của Công ty (2007-2009)

4.6.2.2 Vòng quay các khoản phải thu

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của Công ty. Số vòng quay cao hay thấp phụ thuộc vào chính sách bán chịu của công ty. Nếu số vòng quay thấp thì hiệu quả sử dụng vốn kém do

vốn bị chiếm dụng. Nhưng nếu số vòng quay các khoản phải thu quá cao thì sẽ

làm giảm sức cạnh tranh dẫn đến giảm doanh thu.

Qua Bảng số liệu và Hình 4.14 có thể thấy năm 2008 tốc độ luân

chuyển các khoản phải thu của Công ty là 14,98 vòng, tăng 9,8 vòng so với năm 2007. Kỳ thu tiền bình quân của Công ty là 24 ngày, giảm 46 ngày so với năm 2007. Nguyên nhân là do trong năm 2008 doanh thu thuần tăng rất cao,

tăng 1.063.784 triệu đồng. Đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ khả năng thu hồi các

khoản nợ của Công ty tốt hơn so với năm 2007, tạo vòng luân chuyển vốn kinh doanh nhanh hơn. Tuy nhiên sang năm 2009, tốc độ luân chuyển các

khoản phải thu của Công ty giảm xuống còn 9,54 vòng, giảm 5,44 vòng, kỳ

thu tiền bình quân tăng thêm 14 ngày so với năm 2008. Nguyên nhân là do tốc độ tăng các khoản phải thu ngắn hạn (179,30%) nhanh hơn tốc độ tăng của

doanh thu (114,18%). Đây là dấu hiệu không tốt, nó thể hiện khả năng thu hồi

vốn chậm, vốn của doanh nghiệp bị tồn đọng và bị các đơn vị khác chiếm

4.6.3 Hiệu quả sử dụng vốn

Vốn là một trong những nguồn lực quan trọng, quyết định quy mô hoạt động của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn hay luân (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chuyển vốn gắn liền với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Việc phân

tích khả năng luân chuyển vốn giúp chúng ta đánh giá chất lượng công tác

quản lý vốn có hiệu quả hay không, từ đó đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả

sử dụng vốn tại Công ty.

Bảng 4.14: Hiệu quả sử dụng vốn của Công ty (2007-2009) Năm

Chỉ tiêu ĐVT

2007 2008 2009

Doanh thu tiêu thụ Triệu đồng 417.550 1.481.334 1.691.397

Tổng nguồn vốn Triệu đồng 550.009 944.006 1.331.268

Tài sản lưu động Triệu đồng 296.231 604.832 1.012.838

Tài sản cố định Triệu đồng 249.406 331.902 315.142

Vòng quay toàn bộ vốn Vòng 0,76 1,57 1,27

Vòng quay vốn cố định Vòng 1,67 4,46 5,37

Vòng quay vốn lưu động Vòng 1,41 2,45 1,67

(Nguồn: Phòng Kế toán - Công ty CPCBTHS Hiệp Thanh)

Căn cứ vào Hình 4.15, có thể thấy có 2 xu hướng về hiệu quả sử dụng

vốn đang diễn ra trong 3 năm (2007 – 2009) ở công ty CPCBTHS Hiệp Thanh. Xu hướng thứ nhất là số vòng quay vốn cố định tăng liên tục từ năm

2007 – 2009. Xu hướng thứ hai là số vòng quay vốn lưu động và số vòng quay toàn bộ vốn tăng nhẹ ở năm 2008 sau đó giảm dần ở năm 2009.

4.6.3.1 Vòng quay vốn cố định

Nhìn chung trong các năm vừa qua tốc độ luân chuyển vốn cố định của Công ty tăng liên tục. Năm 2007, tốc độ luân chuyển vốn cố định của Công ty

là 1,67 vòng nghĩa là cứ 1 đồng tài sản cố định bỏ ra thì thu được 1,67 đồng

doanh thu tiêu thụ. Năm 2008 tốc độ luân chuyển vốn tăng lên 4,46 vòng, tức là thu được 4,46 đồng khi bỏ ra 1 đồng tài sản cố định. Năm 2009 tốc độ luân

chuyển vốn là 5,37 vòng, tăng 0,9 vòng so với năm 2008. Nguyên nhân dẫn đến tình hình này là do vốn cố định sử dụng bình quân tăng với tốc độ chậm, trong khi đó doanh thu tiêu thụ tăng liên tục và tăng với tốc độ nhanh. Điều này nói lên công tác quản lý và sử dụng tài sản cố định của Công ty ngày càng có hiệu quả hơn, khả năng thu hồi tài sản cố định của doanh nghiệp ngày càng

1,67 4,46 5,37 1,27 1,57 0,76 1,67 2,45 1,41 0,00 1,00 2,00 3,00 4,00 5,00 6,00 2007 2008 2009 Năm Số lần

Vòng quay toàn bộ vốn Vòng quay vốn cố định Vòng quay vốn lưu động

Hình 4.15: Hiệu quả sử dụng vốn của Công ty (2007-2009)

4.6.3.2 Vòng quay vốn lưu động

Trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vốn lưu động

không ngừng vận động. Nó lần lượt mang nhiều Hình thái khác nhau, như:

tiền, nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm và qua tiêu thụ sản phẩm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nó lại trở thành Hình thái tiền tệ nhằm đảm bảo cho nhu cầu sản xuất kinh

doanh hàng ngày của doanh nghiệp. Khả năng luân chuyển vốn lưu động chi

phối trực tiếp đến vốn dự trữ và vốn trong thanh toán của doanh nghiệp.

Năm 2007, tốc độ luân chuyển vốn lưu động là 1,41 vòng nghĩa là 1

đồng tài sản lưu động tạo ra được 1,41 đồng doanh thu. Sang năm 2008, số

vòng quay tài sản lưu động được cải thiện hơn khi chỉ số này tăng lên 2,45

vòng, nghĩa là bỏ ra 1 đồng tài sản thì thu về 2,45 đồng. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của doanh thu tiêu thụ (254,77%) cao hơn tốc độ tăng của tài sản lưu động (104,18%). Như vậy chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty trong năm 2008 tốt hơn năm 2007, giúp Công ty hạn chế bớt ứ động

vốn và tiết kiệm được một lượng vốn đáng kể.

Tuy nhiên vào năm 2009, tốc độ luân chuyển vốn lưu động lại giảm

xuống, chỉ còn 1,67 vòng, giảm 0,78 vòng so với năm 2008. Trong năm 2009, 1 đồng tài sản lưu động bỏ ra chỉ thu được 1,67 đồng. Nguyên nhân giảm là do tốc độ tăng của doanh thu tiêu thụ (14,18%) chậm hơn so với tốc độ tăng của

tài sản lưu động (67,46%). Tốc độ luân chuyển vốn lưu động giảm cũng có

nghĩa là thời gian cho một vòng quay vốn ngày càng dài hơn, như vậy trong giai đoạn này hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty ngày càng giảm làm cho vốn lưu động bị lãng phí 465.864 triệu đồng. Do đó doanh nghiệp cần

nâng cao doanh thu, đề ra những biện pháp hữu hiệu để nhanh chóng thu hồi

các khoản nợ của khách hàng và nợ trong nội bộ doanh nghiệp.

4.6.3.3 Vòng quay toàn bộ vốn

Với những phân tích chi tiết từng thành phần vốn ở trên giúp ta có cái nhìn cụ thể về khả năng luân chuyển vốn của doanh nghiệp. Tuy nhiên để có

cái nhìn tổng quát hơn tình hình sử dụng vốn ta cần xem xét khả năng luân chuyển toàn bộ vốn.

Cũng như các chỉ tiêu trên, vòng quay toàn bộ vốn đo lường 1 đồng vốn

tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng

doanh thu. Theo Bảng phân tích và đồ thị ta nhận thấy năm 2008 số vòng quay toàn bộ vốn cao nhất trong 3 năm. Năm 2007, tốc độ luân chuyển toàn bộ vốn là 0,76 vòng, nghĩa là 1 đồng vốn đầu tư sẽ tạo ra được 0,76 đồng doanh thu. Đến năm 2008, do tốc độ tăng của doanh thu tiêu thụ (254,77%) cao hơn tốc độ tăng

của tổng nguồn vốn (71,63%) nên tốc độ luân chuyển toàn bộ vốn tăng lên 1,57 vòng, tăng 0,81 vòng nghĩa là 1 đồng vốn đầu tư sẽ tạo ra được 1,57 đồng doanh thu. Đến năm 2009, tốc độ luân chuyển toàn bộ vốn còn 1,27 vòng, giảm 0,3

vòng so với năm 2008. Nguyên nhân là do Công ty đầu tư mua sắm các máy móc, trang thiết bị phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh làm cho vốn của Công ty tăng mạnh với tốc độ 41,02% trong khi doanh thu chỉ tăng với tốc độ 14,18%. Điều này thể hiện khả năng thu hồi vốn của doanh nghiệp chậm, doanh

nghiệp bị chiếm dụng vốn, khó có điều kiện tích luỹ để tái đầu tư.

Tóm lại tình hình sử dụng vốn của Công ty tương đối tốt, một đồng vốn

bỏ ra luôn thu về số lợi nhuận nhất định. Tuy nhiên con số này chưa cao vì vậy

Công ty cần xem xét và có kế hoạch sử dụng đồng vốn hiệu quả.

4.6.4 Các chỉ tiêu về lợi nhuận

Các tỷ suất doanh lợi luôn luôn được các nhà quản trị kinh doanh, các nhà đầu tư, các nhà phân tích tài chính quan tâm. Chúng là cơ sở quan trọng để đánh giá kết quả hợp đồng kinh doanh cũng như để so sánh hiệu quả sử dụng

Bảng 4.15: Các chỉ tiêu đo lường lợi nhuận của Công ty (2007-2009)

(Nguồn: Phòng Kế toán - Công ty CPCBTHS Hiệp Thanh) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.6.4.1 Hệ số lãi ròng (ROS)

Chỉ tiêu này thể hiện mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận. Đây là hai yếu tố liên quan rất mật thiết, doanh thu chỉ ra vai trò, vị trí doanh nghiệp trên thương trường và lợi nhuận lại thể hiện chất lượng, hiệu quả cuối cùng của doanh nghiệp. Như vậy, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là chỉ tiêu thể

hiện vai trò và hiệu quả của doanh nghiệp.

0,06 0,03 0,06 0,28 0,15 0,02 0,04 0,03 0,02 0,00 0,05 0,10 0,15 0,20 0,25 0,30 2007 2008 2009 Năm %

ROS ROA ROE

Hình 4.16: Các chỉ tiêu đo lường lợi nhuận của Công ty (2007-2009) Qua Bảng số liệu và Hình 4.16 có thể thấy hệ số lãi ròng biến đổi qua các năm. Năm 2007, hệ số lãi ròng là 3% có nghĩa là 100 đồng doanh thu tạo ra được 3 đồng lợi nhuận ròng. Đến năm 2008, hệ số này là 4%, tăng 1% so với năm 2007. Nguyên nhân là do trong năm 2008 doanh nghiệp hoạt động

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần chế biến thủy hải sản hiệp thanh, tp cần thơ (Trang 67)