Mô hình sản xuất khép kín của Công ty

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần chế biến thủy hải sản hiệp thanh, tp cần thơ (Trang 36 - 49)

Công ty CPCBTHS Hiệp Thanh đạt hiệu quả sản xuất cao như ngày hôm

nay là nhờ vào quy trình sản xuất khép kín đã giúp Công ty quản lý có hiệu quả

sử dụng vốn và tối thiểu hóa chi phí, tối đa hóa lợi nhuận. Công ty đã đạt được

một số chứng nhận: ISO 9001 – 2000, HACCP, BRC, HALAL, IFS, FDA.

Hình 4.2: Mô hình sản xuất khép kín của công ty CPCBTHS Hiệp Thanh

4.1.4.1 Thức ăn thủy sản

Nhà máy chế biến thức ăn thủy sản là nơi cung cấp cho thị trường

khoảng 300 tấn thành phẩm/ngày. Nhà máy được đặt ở xã Định Yên, huyện

Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp – một vị trí rất thuận tiện cả về đường thủy lẫn đường bộ. Trong đó, 80% số lượng thức ăn phục vụ cho nông trại nuôi cá

Hiệp Thanh và 20% phục vụ thị trường nội địa. Thức ăn thủy sản do nhà máy chế biến đạt tiêu chuẩn ISO 9001: 2000. Nhà máy có đầy đủ các hệ thống

máy móc, trang thiết bị hiện đại:

- Dây chuyền sản xuất: nhập khẩu hoàn toàn từ Châu Âu.

- Nguồn nguyên liệu sạch: được lấy từ nhà máy chế biến gạo và nhập khẩu

từ nước ngoài.

4.1.4.2 Nông trại Hiệp Thanh

Đây là một trong những nông trại lớn nhất tại ĐBSCL, luôn đáp ứng đến

80% sản lượng cá tra nguyên liệu dùng cho chế biến xuất khẩu tại Công ty. Và cũng chính từ lợi thế này, Công ty luôn đảm bảo có được nguồn cá tra nguyên liệu ổn định, dồi dào và chất lượng tốt nhất để phục vụ sản xuất. Trong suốt thời

gian nuôi, tất cả các nguyên liệu đầu vào như kháng sinh, phụ gia, thức ăn… đều được kiểm soát và chuẩn hóa nghiêm ngặt. Nông trại Hiệp Thanh gồm có 3 cụm ao nuôi đặt ở 3 tỉnh khác nhau với tổng diện tích là 110 ha.

1) Xã Định An, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp; Sản xuất thức

2) Ấp Thới An, xã Thuận An, quận Thốt Nốt, TP. Cần Thơ; 3) Xã Kiến An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.

4.1.4.3 Quy trình chế biến cá tra fillet đông lạnh

Sản phẩm cá tra fillet đông lạnh của công ty CPCBTHS Hiệp Thanh được sản xuất theo quy trình như sau:

Hình 4.3: Quy trình chế biến cá tra fillet đông lạnh

- Tiếp nhận nguyên liệu: cá nguyên con còn sống, không mang bệnh, không khuyết tật được đưa vào làm nguyên liệu.

- Phân loại sơ bộ: cá mang về được phân loại bước đầu.

- Cắt tiết: cá được giết chết bằng cách cắt hầu.

- Rửa lần 1: cho cá vào bồn nước rửa sạch ở nhiệt độ bình thường,

mỗi lần rửa không quá 1.500 kg nguyên liệu và thay nước sau mỗi lần rửa, thời gian ngâm  20 phút.

- Fillet: cá rửa xong dùng dao inox và thớt nhựa để fillet cá, miếng fillet còn dè ở bụng không quá 1,5 cm, phẳng không được có nhiều vết cắt,

không được xót thịt ở xương, tránh làm vở nội tạng.

- Rửa lần 2: cá fillet xong được rửa qua 2 hồ: hồ 1 dùng tay khuấy đảo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

miếng fillet cho sạch máu, sau đó rửa lại ở hồ 2. Mỗi lần rửa ở hồ 1 không quá 30 kg và nước rửa chảy liên tục, sau đó vớt ra và tiến hành công đoạn tiếp theo.

- Lạng da: dùng dao hoặc máy chuyên dùng lạng sát da từng miếng fillet, lạng sạch da nhưng không phạm thịt và rách vè (cho phép sai sót da

Tiếp nhận

nguyên liệu

Phân loại

sơ bộ Cắt tiết cá Rửa lần 1 Fillet

Rửa lần 2 Lạng da Sửa cá/ chỉnh hình Rửa lần 3 Kiểm ký sinh trùng Phân cỡ,

loại Rửa lần 4 Cân

Bảo quản Chờ đông Cấp đông Bao gói/ ghi mẫu Xếp khuôn

không quá 10% diện tích bề mặt miếng fillet).

- Sửa cá/ chỉnh hình: cá sau khi lạng da đem chỉnh hình. Cá chỉnh lại cho không còn thịt đỏ, mỡ, xương.

- Rửa lần 3: cá được rửa lại cho sạch hơn

- Kiểm ký sinh trùng: cá được kiểm tra theo tầng suất 30 phút/lần.

Đảm bảo rằng không còn ký sinh trùng trong miếng fillet.

- Phân cỡ: sau công đoạn soi ký sinh trùng là công đoạn phân cỡ

miếng cá theo yêu cầu của khách hàng, chỉ cho phép sai số 2%.

- Rửa lần 4: cá được đem rửa ở nhiệt độ  80C, rửa  200 kg thì thay nước.

- Cân: cân trọng lượng cá theo yêu cầu của khách hàng và đúng theo từng cỡ loại.

- Xếp khuôn: xếp khuôn theo từng cỡ, loại riêng biệt hoặc theo yêu cầu của khách hàng.

- Chờđông: thời gian chờ đông 4 giờ, và nhiệt độ đông từ -140C. - Cấp đông: thời gian cấp đông 3 giờ, cấp đôngở nhiệt độ -180C. - Bao gói: bao gói đúng cỡ, loại và theo yêu cầu của khách hàng. - Bảo quản: bảo quản ở kho lạnh có nhiệt độ -200C.

4.1.4.4 Tiêu thụ sản phẩm

Sản phẩm của Công ty chủ yếu được chế biến từ loại cá Pangasius Hypophthamus. Loại cá này nuôi được quanh năm, không theo mùa vụ nên sản phẩm của Công ty phục vụ nhu cầu tiêu dùng của khách hàng suốt năm. Cá gồm có 2 loại thịt: thịt đỏ và thịt trắng. Thịt trắng được bán với giá cao hơn

thịt đỏ vì nó có chất lượng cao hơn nên cá thịt trắng được người tiêu dùng ưa

chuộng hơn. Sản phẩm của Hiệp Thanh chế biến gồm có thành phẩm và phụ

phẩm. Thành phẩm có các dạng chủ yếu: cá tra fillet thành phẩm, cá tra fillet thành phẩm không phụ gia, cá nguyên con chặt đầu. Phụ phẩm có dè, dạt, vụn, đầu xương và những thứ linh tinh khác. Thông thường, phụ phẩm được chế

biến lại trước khi tiêu thụ và chủ yếu là tiêu thụ trong nước.

Là một công ty hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm thủy sản, công

ty CPCBTHS Hiệp Thanh cũng giống như nhiều công ty thủy sản khác, tiêu thụ

sản phẩm được xem là hoạt động mang tính sống còn đối với sự tồn tại và phát triển vì đó là không chỉ là thước đo đánh giá tính hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn là nguồn thu nhập chủ yếu. Do vậy để xem xét tính hiệu quả

xem xét. Trên cơ sở đó đề tài sẽ phân tích tiêu thụ sản phẩm của Hiệp Thanh theo 2 gốc độ cơ cấu các mặt hàng và theo cơ cấu thị trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 4.1: Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty CPCBTHS Hiệp Thanh (2007 – 2009) 2007 2008 2009 Thị trường Sản lượng (tấn) Giá trị (ngàn USD) Sản lượng (tấn) Giá trị (ngàn USD) Sản lượng (tấn) Giá trị (ngàn USD) 1. Nội địa 16.124 5.740 20.836 4.615 32.654 5.483 Thành phẩm 870 3.056 100 262 45 59 Phụ phẩm 15.254 2.684 20.736 4.354 32.609 5.424 2. Quốc tế 6.172 19.904 30.125 78.606 34.536 84.262 Thành phẩm 6.172 19.904 30.125 78.606 34.320 84.262 Tổng cộng 22.296 25.644 50.961 83.021 67.190 89.745

(Nguồn: Phòng Kế toán - Công ty CPCBTHS Hiệp Thanh)

Căn cứ vào Bảng 4.1 có thể thấy xu hướng chung trong hoạt động bán

hàng của Công ty là tăng dần qua 3 năm, đặc biệt là giai đoạn từ 2007-2008. Nếu như sản lượng hàng hóa bán ra trong năm 2007 là 22.296 tấn thì đến năm

2008 con số này đã là 50.961 tấn tăng hơn 128% về lượng. Trong đó hoạt động xuất khẩu tăng trưởng mạnh nhất hơn 364%. Tiếp tục đà tăng trưởng đến năm 2009 tổng sản lượng hàng hóa mà Công ty bán ra đạt 67.190 tấn, đưa

doanh thu từ hoạt động bán hàng đạt mức gần 89 triệu USD tăng hơn 8,1%.

Xét theo tổng thể thì sản lượng hàng hóa của Công ty bán ra tăng dần qua 3 năm, tuy nhiên nếu xét theo cơ cấu thị trường có thể thấy lượng thành phẩm

mà Hiệp Thanh bán ra ở thị trường nội địa có xu hướng giảm dần qua các năm, trong khi cũng mặt hàng này lại có sự phát triển đáng kể ở thị trường

quốc tế. Để tìm hiểu vấn đề này thì đề tài sẽ đi sâu phân tích hoạt động bán

hàng của Công ty.

a)Phân tích cơ cấu thị trường

Thị trường nội địa

Căn cứ vào Bảng 4.1 thì xu hướng chung trong hoạt động bán hàng của

Công ty ở thị trường nội địa tăng dần qua 3 năm. Tuy nhiên nếu quan sát Hình 4.4 có thể dễ dàng nhận thấy hai xu hướng trái ngược nhau. Xu hướng thứ

nhất đó là sản lượng thành phẩm mà Hiệp Thanh xuất bán ở thị trường nội địa

giảm dần qua các năm. Cụ thể, sản lượng thành phẩm xuất bán ở thị trường

nội địa năm 2008 là 100 tấn giảm 770 tấn so với năm 2007 và đến năm 2009

lượng phụ phẩm bán ra vẫn tăng đều qua từng năm từ 15.159 tấn năm 2007 đến năm 2009 đã đạt 32.609 tấntăng gần 115% so với năm 2007.

Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do chính sách lựa chọn thị trường của Công ty. Chính thức hoạt động từ nửa cuối năm 2006, Hiệp Thanh đã xác định thị trường quốc tế là thị trường chủ yếu cần phát triển, còn thị trường nội địa là thị trường tiêu thụ các phụ phẩm trong quá trình sản xuất.

Một nguyên nhân làm cho lượng thành phẩm bán ra của Hiệp Thanh ở thị trường nội địa giảm dần qua các năm là do Công ty chủ yếu xuất bán thành phẩm lại cho các công ty chế biến thủy sản khác, nên sản lượng bán ra phụ

thuộc rất nhiều vào nhu cầu của các công ty này. Chính vì vậy khi các công ty chế biến thủy sản này hoạt động ổn định thì nhu cầu mua lại thủy sản của Hiệp

Thanh giảm xuống. Do đó để phát triển ở thị trường nội địa thì Công ty cần

phải phát triển các sản phẩm giá trị gia tăng mang lại nhiều lợi nhuận để tung

ra thị trường thông qua hệ thống các siêu thị, các nhà phân phối.

870 15.254 100 20.736 45 32.609 0 5.000 10.000 15.000 20.000 25.000 30.000 35.000Tấn 2007 2008 2009 Năm

Thành phẩm Phụ phẩm

Hình 4.4: Tiêu thụ nội địa của Công ty (2007-2009)

Thị trường quốc tế

Đây được xem là thị trường quan trọng hàng đầu đối với Công ty vì tiêu thụ sản phẩm qua thị trường này đóng góp hơn 80% trong tổng doanh thu. Bắt đầu sản xuất và xuất khẩu sản phẩm cá tra, basa từ cuối năm 2006 nên sản

phẩm chưa được người tiêu dùng biết đến nhiều, đặc biệt là khách hàng nước ngoài. Điều này thể hiện qua cơ cấu thị trường của Công ty trong năm 2007 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

sản lượng hàng thủy sản xuất khẩu chỉ chiếm gần 28% tổng sản lượng bán

hàng (Hình 4.5).

Đến năm 2008, với sự sáng suốt của các cấp lãnh đạo, Hiệp Thanh đã

hàng loạt các chính sách marketing, cộng với việc chủ động tích cực tìm kiếm

các thị trường mới, tham gia các hội chợ quốc tế về thủy sản (Hội chợ thủy sản ở Châu Âu) song song với việc không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm.

Thêm vào đó là sự tận tình, năng động của tập thể nhân viên của Công ty nên sản lượng hàng hóa bán ra trong năm 2008 có sự gia tăng vượt bậc, đặc biệt là thị trường quốc tế khi kim ngạch xuất khẩu trong năm 2008 đạt hơn 78 triệu USD tăng hơn 72 triệu USD so với năm 2007.

Hình 4.5: Cơ cấu thị trường của Công ty (2007- 2009)

Cùng với việc cố gắng giữ vững thị phần và đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường cũ, Công ty đã không ngừng tìm kiếm thị trường mới tuy nhiên do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế nên trong năm 2009, kim ngạch

xuất khẩu có tăng nhưng tăng không đáng kể, chỉ tăng khoảng 14% về lượng

so với năm 2008, với doanh số hơn 84 triệu USD.

Chính thức đi vào hoạt động từ giữa năm 2006 cho đến nay sản phẩm

của Hiệp Thanh đã có mặt ở hầu hết các thị trường trên thế giới, trong đó có

các thị trường quan trọng đối với xuất khẩu thủy sản Việt Nam như EU, Mỹ,

Canada… Từ việc chỉ xuất khẩu được vài ngàn tấn cá tra fillet thành phẩm thì

đến năm 2009 Công ty đã xuất được hơn 34 ngàn tấn mặt hàng cá tra fillet

đông lạnh thu về hơn 84,2 triệu USD.

Nhìn chung qua hơn 3 năm tham gia hoạt động xuất khẩu cá tra, Hiệp Thanh đã tạo được uy tín đối với khách hàng quốc tế thể hiện qua việc sản lượng xuất khẩu ở tất cả các thị trường đều tăng, đặc biệt tăng mạnh vào năm 2008. Trong đó đáng kể nhất là thị trường Nga, EU và Châu Phi, đặc biệt là

Năm 2008 Quốc tế 59% Nội địa 41% Năm 2007 Nội địa 72% Quốc tế 28% Năm 2009 Quốc tế 51% Nội địa 49%

thị trường Nga khi thị trường này có sự tăng trưởng hơn 7,2 triệu tấn (Bảng

4.2) so với năm 2007, vươn lên vị trí thứ hai trong bảng xếp hạng các thị trường xuất khẩu hàng đầu của Công ty sau thị trường EU.

Bảng 4.2: Tổng hợp tình hình xuất khẩu của Công ty (2007-2009) Năm 2007 2008 2009 Thị trường Sản lượng (tấn) Doanh thu (ngàn USD) Sản lượng (tấn) Doanh thu (ngàn USD) Sản lượng (tấn) Doanh thu (ngàn USD) EU 4.897 15.670 13.846 36.212 16.819 38.860 Châu Mỹ 530 1.893 3.040 10.183 4.275 12.072 Châu Úc 96 327 1.090 2.962 1.114 2.857 Châu Á 348 902 1.455 3.754 3.001 6.251 Châu Phi 284 1.055 3.407 9.890 2.022 7.692 Nga 17 58 7.288 15.406 7.350 16.530 Tổng 6.172 19.904 30.126 78.406 34.581 84.262

(Nguồn: Phòng Kế toán - Công ty CPCBTHS Hiệp Thanh)

oThị trường EU

Đây là một thị trường rất khó tính, bên cạnh các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm vô cùng gắt gao còn là các quy định và các rào cản thương mại. Mặc

dù là thị trường khó tính nhưng đây là thị trường hàng đầu chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu thị trường xuất khẩu của Công ty, trong đó Hà Lan, Tây Ban Nha và Pháp là các nước nhập khẩu nhiều nhất, đặc biệt là Hà Lan.

Nhìn chung xu hướng xuất khẩu của Công ty vào thị trường này tăng

dần qua 3 năm, tăng mạnh nhất là giai đoạn 2007 – 2008. Nếu như năm 2007

sản lượng xuất khẩu vào thị trường EU là 4.897 tấn (tương đương 15.670 ngàn USD) thì đến năm 2008 sản lượng mà Công ty xuất vào EU đã đạt

13.846 tấn, tăng 182% so với năm 2007 đưa kim ngạch xuất khẩu của Công

ty vào EU đạt 36.212 ngàn USD. Đóng góp vào sự tăng trưởng đó thì sản lượng xuất khẩu vào thị trường hàng đầu là Hà Lan cũng có sự gia tăng đáng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

kể. Kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này đạt 13.347 ngàn USD tăng 8.723

ngàn USD (khoảng 175%) so với năm 2007. Cũng trong năm 2008, thì thị trường Pháp cũng có sự phát triển vượt bậc khi vượt qua Tây Ban Nha trở thành nước nhập khẩu nhiều thứ hai sau Hà Lan, kim ngạch xuất khẩu vào

Pháp trong năm này đạt 4.564 ngàn USD.

Tiếp tục đà tăng trưởng từ năm 2008, kim ngạch xuất khẩu vào thị trường EU năm 2009 vẫn tăng nhưng không bằng năm 2008. Sản lượng xuất

vào EU trong năm 2009 đạt 16.819 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 38.860 ngàn

USD tăng 7,31% (tăng hơn 2,6 triệu USD). Lý giải cho điều này là do thị trường EU có dấu hiệu bão hòa sau khi phát triển mạnh vào năm 2008. Cụ thể

khách hàng lớn nhất của Công ty trong năm 2009 là Hà Lan mặc dù có tăng trưởng nhưng tốc độ không bằng năm 2008, kim ngạch xuất khẩu chỉ tăng 5,1% đạt 14.028 ngàn USD. Trong khi đó sản lượng xuất khẩu vào Pháp không những không tăng mà còn giảm so với năm 2008 chỉ còn 1.317 tấn (tương đương 3.309 ngàn USD).

Nhìn chung, tình hình xuất khẩu của Hiệp Thanh vào thị trường EU trong 3 năm 2007, 2008 và 2009 là khá khả quan. Mặc dù đây là thị trường khó tính nhưng sản lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này vẫn tăng trưởng qua các năm. Để đạt được kết quả như vậy bên cạnh việc không

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần chế biến thủy hải sản hiệp thanh, tp cần thơ (Trang 36 - 49)