Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần chế biến thủy hải sản hiệp thanh, tp cần thơ (Trang 28)

3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Tham khảo ý kiến của các cô chú, anh chị trong các phòng ban về các

vấn đề cần nghiên cứu.

Lãi ròng ROE = (%) Vốn chủ sở hữu Tổng tài sản Đòn bẩy kinh tế = Vốn chủ sở hữu Doanh thu ROE ROA ROS Tổng tài sản cố định Doanh thu Đòn bẩy kinh tế Vòng quay tổng tài sản Tổng chi phí

Lợi nhuận ròng Tổng tài sản

Doanh thu Tổng tài sản

Các số liệu liên quan đến quá trình phân tích được thu thập trực tiếp trên

cơ sở những số liệu thực tế hoạt động của Công ty trong thời gian thực tập:

o Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty

CPCBTHS Hiệp Thanh qua các năm.

o Bảng cân đối kế toán của Công ty trong các năm.

o Thuyết minh các báo cáo tài chính của Công ty trong các năm.

o Mô hình sản xuất khép kín của công ty CPCBTHS Hiệp Thanh.

3.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

Dùng phương pháp so sánh (so sánh bằng số tương đối và tuyệt đối) để đánh giá được hiện trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, thấy được xu hướng biến đổi trong các chỉ tiêu, kết quả, tìm nguyên nhân và giải

thích sự biến đổi đó.

Dùng phương pháp thay thế liên hoàn để xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của các nhân tố chủ quan và khách quan đến hiệu quả hoạt động

kinh doanh của Công ty.

Dùng các chỉ số tài chính để phân tích, đánh giá các chỉ tiêu kinh tế và hiệu quả sử dụng nguồn vốn của Công ty.

Dùng ma trận SWOT để xác định các cơ hội và đe doạ, các điểm mạnh, điểm yếu của DN, làm cơ sở cho việc Hình thành các chiến lược sản xuất kinh

doanh dựa trên sự phối hợp hợp lý giữa khả năng nguồn lực của Công ty và

môi trường hiện tại.

3.2.2.1 Phương pháp so sánh a) So sánh bằng số tuyệt đối

Số tuyệt đối là mức độ biểu hiện quy mô, khối lượng, giá trị của một

chỉ tiêu kinh tế nào đó trong thời gian và địa điểm cụ thể. Nó có thể tính bằng thước đo hiện vật, giá trị, ... số tuyệt đối là cơ sở để tính các chỉ số khác.

So sánh số tuyệt đối của các chỉ tiêu kinh tế giữa lý thuyết và thực tế, giữa

những thời gian, không gian khác nhau... để thấy được mức độ hoàn thành kế

hoạch, quy mô phát triển của chỉ tiêu kinh tế nào đó (Bùi Văn Trịnh, 2007).

Công thức:

b) So sánh bằng số tương đối

Số tương đối là một chỉ tiêu tổng hợp biểu hiện bằng số lần (%). Phản

ánh tình hình của sự kiện khi số tuyệt đối không thể nói lên được (Bùi Văn

Trịnh, 2007).

Công thức:

Số liệu năm sau - Số liệu năm trước

Số liệu năm trước

3.2.2.2 Phương pháp thay thế liên hoàn

Là phương pháp mà ở đó các nhân tố lần lượt được thay thế theo một trình tự nhất định để xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của chúng đến chỉ tiêu cần

phân tích bằng cách cố định các nhân tố khác trong mỗi lần thay thế (Bùi Văn

Trịnh, 2007).

Phương pháp thay thế liên hoàn dùng tính mức độ ảnh hưởng của các

nhân tố đến đối tượng phân tích.

Các nhân tố Hình thành chỉ tiêu phân tích bằng một phương trình như sau:

d c b a Q    Trong đó:

Q là đối tượng phân tích (doanh thu, chi phí, lợi nhuận…).

a, b, c, d các nhân tố ảnh hưởng đến Q. Đối tượng phân tích: Q = Q1 – Q0 Q1 : Chỉ tiêu thực hiện

Q0 :Chỉ tiêu kế hoạch

Q1 = a1 b1 c1 x d1 Q0 =a0 b0 c0 d0 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng

+ Ảnh hưởng bởi nhân tố a

a = a1  b0 c0 x d0 - a0  b0  c0 x d0 + Ảnh hưởng bởi nhân tố b

b = a1 b1  c0 x d0 - a1 b0 c0 x d0

+ Ảnh hưởng bởi nhân tố c

c = a1 b1 c1 x d0 - a1 b1  c0 x d0 + Ảnh hưởng bởi nhân tố d

d = a1  b1  c1 x d1 - a1  b1  c1 x d0

3.2.2.3 Phương pháp phân tích ma trận SWOT

Phân tích ma trận SWOT nhằm đưa ra các giải pháp thực hiện mục tiêu chiến lược và thiết kế biện pháp triển khai thực hiện giải pháp.

Chiến lược điểm mạnh – cơ hội (SO): Phát huy ưu thế của doanh

nghiệp nhằm tận dụng tối đa các cơ hội.

Chiến lược điểm yếu – cơ hội (WO): lợi dụng cơ hội nhằm cải thiện

hoặc khắc phục các mặt yếu kém.

Chiến lược điểm mạnh – nguy cơ (ST): sử dụng những lợi thế của công ty nhằm lảng tránh hoặc thoát khỏi nguy cơ.

Chiến lược điểm yếu – nguy cơ (WT): khắc phục những hạn chế của

CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Giới thiệu tổng quan về công ty cổ phần chế biến thủy hải sản Hiệp Thanh4.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 4.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty

Công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Hải Sản (CPCBTHS) Hiệp Thanh, đổi

tên từ công ty CPCBTHS Hùng Vương II là một công ty trực thuộc Hiệp

Thanh Group – một tập đoàn hoạt động kinh doanh với 2 mặt hàng chủ lực

của nông nghiệp Việt Nam là gạo và thủy sản. Khởi nghiệp từ công ty TNHH

Hiệp Thanh được thành lập năm 1989 có trụ sở chính tại Thốt Nốt, Cần Thơ

chuyên kinh doanh lúa gạo xuất khẩu. Sau 20 năm hoạt động, từ công ty TNHH ban đầu nay đã trở thành một tập đoàn kinh tế lớn mạnh hoạt động sản

xuất kinh doanh không chỉ đơn thuần là thu mua lúa gạo xuất khẩu mà đã mở

rộng hoạt động ra rất nhiều lĩnh vực khác nhau từ nuôi trồng đến chế biến thủy

sản xuất khẩu, chế biến thức ăn thủy sản…

Công ty CPCBTHS Hiệp Thanh được thành lập theo giấy chứng nhận

kinh doanh số 5703000122 do Sở kế hoạch và đầu tư TP.Cần Thơ cấp ngày 06/12/2004, do ông Nguyễn Văn Phấn làm người đại diện. Do chưa có đơn đặt

hàng và chỉ chú trọng hoạt động kinh doanh lương thực nên đến cuối năm

2006 công ty CPCBTHS Hiệp Thanh mới được chính thức đưa vào hoạt động.

Trải qua gần 4 năm hoạt động đến nay thương hiệu Hiệp Thanh đã có mặt ở

hầu hết các thị trường quan trọng như EU, Châu Úc, Châu Mỹ… Logo của công ty CPCBTHS Hiệp Thanh bao

gồm hai hình ảnh khác nhau gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, một là cây lúa tượng trưng

cho hoạt động sản xuất kinh doanh gạo và hai là con cá biểu trưng cho hoạt động sản xuất kinh doanh thủy sản

mà chủ yếu là sản xuất kinh doanh cá tra. Do giới hạn về

thời gian cũng như kinh phí thực hiện nên trong phạm vi

đề tài này chỉ xem xét hoạt động sản xuất kinh doanh thủy sản.

Vài nét sơ lược về Công ty

 Tên công ty: Công ty Cổ phần chế biến thuỷ hải sản Hiệp Thanh

 Tên giao dịch: Hiep Thanh Seafood Joint Stock Company

 Tên viết tắt: HTC

 Trụ sở chính: Quốc lộ 91, ấp Thới An, phường Thới Thuận, quận Thốt

 Điện thoại: +84-710-3854888

 Fax: +84-710-3854889

 Email:hiepthanh.thotnot@hcm.vnn.vn, phannguyen@hiepthanhgroup.com

 Website: http//www.hiepthanhgroup.com

 Vốn điều lệ của công ty là 178.195.000.000 đồng

 Vốn điều lệ được chia thành 17.819.500 cổ phần.

Văn phòng đại diện: 38 Hưng Gia-lô 5, khu đô thị Phú Mỹ Hưng, phường

Tân Phong, quận 7, TP.HCM, Việt Nam.

 Điện thoại: +84-8-54102908 / 54102909 / 54102910  Fax: +84-8-54102907

Chi nhánh tại Hoa Kì: 1808 STOREY LANE Dallas, Texas, 75220, USA  Điện thoại:+1-214-680-6288

 Fax: +1-972-769-2284

Ngành nghề hoạt động kinh doanh

Theo quyết định thành lập và quyết định bổ sung ngành nghề kinh doanh,

công ty có các chức năng kinh doanh chủ yếu sau:

 Nuôi trồng, sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông thủy sản

 Chế biến và kinh doanh thức ăn thuỷ sản

 Kinh doanh lương thực, chế biến và xuất khẩu gạo các loại

 Cho thuê kho bãi, văn phòng, nhà ở

 Sản phẩm thủy sản của Công ty chủ yếu là cá tra, basa fillet đông lạnh

 Phạm vi hoạt động: trong nước và ngoài nước, tùy theo nhu cầu của thị trường và theo đúng pháp luật của Việt Nam.

4.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty 4.1.2.1 Chức năng 4.1.2.1 Chức năng

Công ty xây dựng và tổ chức có hiệu quả các kế hoạch về thu mua sản

xuất, chế biến xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu thị hiếu của khách hàng, giữ vững

uy tín mặt hàng thủy hải sản xuất khẩu.

Nghiên cứu áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào các dây chuyền trong sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành, hạ chi

phí nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.

Thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động, bảo vệ môi trường, bảo vệ tài sản chung đồng thời hướng tới lợi ích chung toàn xã hội.

4.1.2.2 Nhiệm vụ

Công ty có nhiệm vụ kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký,

chịu trách nhiệm trước nhà nước, pháp luật về kết quả sản xuất kinh doanh và sản phẩm của Công ty làm ra.

Công ty xây dựng chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp

với khả năng nhu cầu thị trường và nhiệm vụ được giao.

Ngoài ra, Công ty còn báo cáo thống kê, kiểm toán định kỳ theo yêu cầu của nhà nước, thực hiện các nghĩa vụ nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước khác.

4.1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty4.1.3.1 Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý 4.1.3.1 Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý

Hình 4.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty CPCBTHS Hiệp Thanh

4.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban

Hội đồng quản trị (HDQT): là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Công ty, có

thẩm quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của Công ty.

P H Ò N G K Ế TO Á N P H Ò N G TC – H C N H Â N S Ự P H Ò N G K Ế H O Ạ C H P H Ò N G S Ả N X U Ấ T P H Ò N G TH Í N G H I ỆM P H Ò N G K Ỹ TH U Ậ T N U Ô I P H Ò N G K IN H D O A N H V Ă N P H Ò N G Đ Ạ I D IỆN HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ, CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC

Tổng giám đốc (TGĐ): là người quản lý và điều hành các công việc

hàng ngày của Công ty, đại diện cho quyền và nghĩa vụ của Công ty trước

HDQT và pháp luật.

Phó tổng giám đốc: là người cùng với TGĐ điều hành công ty, chịu

trách nhiệm trước HDQT và TGĐ về phần việc được phân công và phụ trách, là người đại diện Công ty trong trường hợp TGĐủy quyền khi vắng mặt.

Phòng kế toán: tổ chức quản lý và sử dụng tiền vốn một cách hợp lý

và tiết kiệm nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất cho Công ty. Điều

hành các hoạt động tính toán kinh tế, kiểm tra và sử dụng tài sản vật tư, tiền

vốn, tính giá thành, hàng tồn kho, thanh toán ngân hàng, hóa đơn, theo dõi hợp đồng nhằm đảm bảo quyền chủ động trong hoạt động sản xuất kinh

doanh và tự chủ tài chính của Công ty.

Phòng TC- HC nhân sự: quản lý điều hành các nghiệp vụ chuyên

môn được giao, đề xuất triển khai và trực tiếp hướng dẫn thực hiện những nội

dung, những quy định về quản lý các văn bản hành chính: quản lý nhân sự,

tiền lương, BHXH, dịch vụ, chăm sóc sức khỏe.

Phòng kế hoạch: xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh,

xây dựng các chiến lược và các biện pháp khả thi nhằm đạt hiệu quả tối ưu

trong kinh doanh. Tổ chức nghiên cứu thị trường, phát triển các sản phẩm mới.

Phòng thí nghiệm: xây dựng và đề xuất các kế hoạch kiểm tra thử nghiệm

phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty. Kiểm tra và thực hiện đúng các quy định trong quá trình công nhân sản xuất nhằm đảm bảo vệ sinh an

toàn thực phẩm cũng như đảm bảo chất lượng sản phẩm khi xuất khẩu.

Phòng sản xuất: điều hành sản xuất, định hình, vô bao thành phẩm,

vận hành máy móc, vệ sinh phân xưởng, xử lý chất thải.

Phòng kinh doanh: xây dựng các kế hoạch trên tất cả các lĩnh vực

hoạt động kinh doanh, giới thiệu các sản phẩm do Công ty sản xuất. Điều động, phân công nhiệm vụ cho nhân viên, chủ động giải quyết các giải pháp

trong phạm vi thuộc thẩm quyền, tính toán đề xuất kịp thời cho TGĐ: tiếp thị

bán hàng, lập hợp đồng nội và ngoại, giao nhận, thuê kho, thanh toán quốc tế,

kế toán tổng hợp.

Phòng kỹ thật nuôi: là phòng gồm các hoạt động về tư vấn kỹ thuật nuôi, giám sát chương trình nuôi theo phương pháp GAP, kiểm tra kháng

sinh, vi sinh và các loại bệnh của cá để từ đó đưa ra những biện pháp phòng ngừa hợp lý. Bên cạnh đó còn lưu trữ hồ sơ kế toán đưa qua đồng thời cung

Văn phòng đại diện: tham mưu cho TGĐ trong công tác tiếp thị, mở

rộng kinh doanh xuất nhập khẩu, trực tiếp đàm phán giao dịch với khách hàng về hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá, vật tư và tiêu thụ các phụ phẩm nội địa. Thực hiện nhiệm vụ hợp đồng mua, tiếp nhận và thuê vận chuyển hàng hoá, vật tư bao bì phục vụ cho nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của

Công ty.

4.1.4 Mô hình sản xuất khép kín của Công ty

Công ty CPCBTHS Hiệp Thanh đạt hiệu quả sản xuất cao như ngày hôm

nay là nhờ vào quy trình sản xuất khép kín đã giúp Công ty quản lý có hiệu quả

sử dụng vốn và tối thiểu hóa chi phí, tối đa hóa lợi nhuận. Công ty đã đạt được

một số chứng nhận: ISO 9001 – 2000, HACCP, BRC, HALAL, IFS, FDA.

Hình 4.2: Mô hình sản xuất khép kín của công ty CPCBTHS Hiệp Thanh

4.1.4.1 Thức ăn thủy sản

Nhà máy chế biến thức ăn thủy sản là nơi cung cấp cho thị trường

khoảng 300 tấn thành phẩm/ngày. Nhà máy được đặt ở xã Định Yên, huyện

Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp – một vị trí rất thuận tiện cả về đường thủy lẫn đường bộ. Trong đó, 80% số lượng thức ăn phục vụ cho nông trại nuôi cá

Hiệp Thanh và 20% phục vụ thị trường nội địa. Thức ăn thủy sản do nhà máy chế biến đạt tiêu chuẩn ISO 9001: 2000. Nhà máy có đầy đủ các hệ thống

máy móc, trang thiết bị hiện đại:

- Dây chuyền sản xuất: nhập khẩu hoàn toàn từ Châu Âu.

- Nguồn nguyên liệu sạch: được lấy từ nhà máy chế biến gạo và nhập khẩu

từ nước ngoài.

4.1.4.2 Nông trại Hiệp Thanh

Đây là một trong những nông trại lớn nhất tại ĐBSCL, luôn đáp ứng đến

80% sản lượng cá tra nguyên liệu dùng cho chế biến xuất khẩu tại Công ty. Và cũng chính từ lợi thế này, Công ty luôn đảm bảo có được nguồn cá tra nguyên liệu ổn định, dồi dào và chất lượng tốt nhất để phục vụ sản xuất. Trong suốt thời

gian nuôi, tất cả các nguyên liệu đầu vào như kháng sinh, phụ gia, thức ăn… đều được kiểm soát và chuẩn hóa nghiêm ngặt. Nông trại Hiệp Thanh gồm có 3 cụm ao nuôi đặt ở 3 tỉnh khác nhau với tổng diện tích là 110 ha.

1) Xã Định An, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp; Sản xuất thức

2) Ấp Thới An, xã Thuận An, quận Thốt Nốt, TP. Cần Thơ; 3) Xã Kiến An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.

4.1.4.3 Quy trình chế biến cá tra fillet đông lạnh

Sản phẩm cá tra fillet đông lạnh của công ty CPCBTHS Hiệp Thanh

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần chế biến thủy hải sản hiệp thanh, tp cần thơ (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)