Giải pháp, đề xuất nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần chế biến thủy hải sản hiệp thanh, tp cần thơ (Trang 88 - 91)

Trên cơ sở những tồn tại và qua những nguyên nhân thấy được của Công ty CPCBTHS Hiệp Thanh trong 3 năm qua (2007-2009), những đề xuất được

xem là giải pháp với Công ty được đưa ra nhằm khắc phục những hạn chế, nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian tới.

4.8.6.1 Tăng cường khả năng kiểm soát tình hình tài chính và quản lý chi phí phát sinh

Cải thiện tỷ số thanh toán đối với các khoản nợ trong ngắn hạn bằng cách đẩy nhanh tốc độ thu hồi công nợ, hạn chế nợ vay trong trường hợp

Cải thiện tỷ số thanh toán nhanh bằng cách gia tăng tài sản lưu động

(chủ yếu là ở khoản tiền mặt và gửi ngân hàng), hạn chế nợ vay.

Định mức hàng tồn kho hợp lý trong kỳ bằng cách xác định năng lực

sản xuất của Công ty, cung cầu trên thị trường trong từng thời điểm, giai đoạn để đẩy nhanh tốc độ quay vòng kho, tránh tình trạng ứ đọng vốn cũng như không đủ vốn đầu tư cho những mục đích khác.

Tăng hiệu quả sử dụng vốn bằng cách giảm bớt vốn cố định (những tài sản cố định chưa cần thiết thì hạn chế đầu tư), đẩy nhanh tốc độ luân chuyển

vốn này để không làm lãng phí vốn cố định dư thừa; thứ hai là gia tăng vốn lưu động (bằng cách tăng tài sản lưu động, và hạn chế nợ vay ngắn hạn), đẩy

nhanh tốc độ quay vòng vốn lưu động; sử dụng tốt nhất nguồn vốn tự có cũng như vốn vay để phát huy hiệu quả sinh lời bù đắp chi phí.

Có định mức dự kiến cho các khoản chi phí phát sinh; tiết kiệm trong

sử dụng vật tư bao bì, hóa chất; sử dụng đúng mục đích các yếu tố như điện, nước, điện thoại, tiếp khách…

Đẩy mạnh công tác lập kế hoạch kiểm soát chi phí, theo dõi định mức

vật tư một cách chính xác, giảm giá thành, nâng cao năng lực cạnh tranh.

4.8.6.2 Phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm

Tiếp tục không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá sản

phẩm: đưa ra các mặt hàng xuất khẩu cao cấp, chế biến các sản phẩm ăn liền

xuất khẩu… nhằm đáp ứng tối đa thị hiếu khách hàng.

Đổi mới bao bì: kiểu dáng đẹp, mẫu mới luôn là yếu tố lôi cuốn khách

hàng qua cái nhìn đầu tiên, nó góp phần đến sự lựa chọn sản phẩm của khách

hàng. Tuy nhiên, vẫn phải đặc biệt chú trọng đến việc lựa chọn chất liệu sao cho đảm bảo chất lượng sản phẩm và với chi phí thấp.

Chất lượng sản phẩm đóng vai trò quan trọng vì thế những sản phẩm

sản xuất ra cần phải kiểm tra lại phải phù hợp với tiêu chuẩn một mặt giúp

Công ty giảm các chi phí từ bán hàng, một mặt giữ uy tín cho Công ty để nâng

cao thế cạnh tranh.

4.8.6.3 Ứng dụng các phần mềm máy tính chuyên biệt vào hoạt động quản lý doanh nghiệp

Nên có chuyên gia máy tính để thiết kế lập trình hệ thống quản lý phù hợp, kết nối liên lạc dễ dàng giữa các phòng ban và bộ phận; hướng dẫn sử

Áp dụng các phần mềm kế toán linh hoạt vì hiện nay Công ty đang sử

dụng chương trình kế toán ACSoft nhưng các nhân viên chưa sử dụng thành thạo phần mềm này.

Sử dụng máy quét thẻ để chấm điểm ngày công làm việc; hệ thống ổ khóa cài đặt đóng mở và thời hạn sử dụng bằng thẻ từ dành cho những phòng quan trọng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.8.6.4 Đẩy mạnh nghiên cứu thị trường

Tích cực đẩy mạnh nghiên cứu nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng

nước ngoài đặc biệt là Nhật để sản xuất và cung cấp các mặt hàng giá trị gia tăng với chất lượng cao, bao bì, giá cả hợp lý.

Tăng cường giám sát diễn biến thị trường, phát triển năng lực dự báo để

phòng ngừa những bất ngờ có thể xảy ra.

Tổ chức thu thập ý kiến, nhu cầu khách hàng trong nước về sản phẩm

của Công ty để phát triển khả năng tiêu thụ của thị trường nội địa.

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần chế biến thủy hải sản hiệp thanh, tp cần thơ (Trang 88 - 91)