4.8.6.1 Chiến lược SO (dùng điểm mạnh để tận dụng cơ hội)
Mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh: qua quy mô của Công
ty có thể thấy được sự lớn mạnh về tài chính, sức cạnh tranh và quy mô được
mở rộng đồng nghĩa với việc công ty hoạt động ngày càng có lợi nhuận, đang
dần khẳng định vị thế của mình. Hiện tại, Hiệp Thanh đang tiến hành mở rộng quy mô nhà xưởng, tăng dần số lượng ao nuôi và mở thêm các công ty con.
Đẩy mạnh xuất khẩu: được sự hỗ trợ, quan tâm của nhà nước, việc xuất
khẩu thủy sản ngày càng cao. Hiệp Thanh nên lợi dụng cơ hội đó để đẩy mạnh
xuất khẩu sản phẩm sang các thị trường đã có và mở rộng sang các thị trường
tiềm năng.
4.8.6.2 Chiến lược ST (dùng thế mạnh để tránh né các đe dọa)
Phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm: để cạnh tranh với các công
ty hoạt động trong cùng lĩnh vực, Hiệp Thanh cần nâng cao chất lượng sản
phẩm trong chế biến, kiểm tra chất chất lượng vi sinh trong chế biến và bảo
quản, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Xây dựng uy tín, thương hiệu để khẳng định vị thế của Công ty trên
thương trường: thị trường Nga, EU là bạn hàng truyền thống, sử dụng máy móc hiệnđại để đẩy mạnh sản xuất theo cơ cấu mặt hàng, đặc biệt là các mặt hàng chủ lực, nâng cao chất lượng sản phẩm. Xúc tiến thương mại bằng cách
đưa sản phẩm lên trang web của C ô n g t y, quảng cáo chào hàng cũng như
những hậu mãi sau bán hàng để nhiều người biết đến hoặc đưa các sản phẩm
của Công tyđến các hội chợ trong và ngoài nước.
Đầu tư, cải tiến các máy móc tiết kiệm nhiên liệu, năng suất hoạt động
cao: cần học hỏi thêm các nước phát triển để sử dụng máy móc đạt năng suất
cao nhất, đầu tư thêm những máy móc tiết kiệm được nhiên liệu nhằm giảm chi phí, tăng lợi nhuận.
4.8.6.3 Chiến lược WO (dùng cơ hội để tối thiếu hóa các điểm yếu)
Đẩy mạnh tiêu thụ nội địa: thị trường trong nước là thị trường đầy tiềm năng, nhu cầu thủy sản của người dân trong nước là rất cao do gần đây xuất
hiện nhiều dịch bệnh nên người dân chuyển sang tiêu dùng hàng thủy sản. Thị trường nội địa lại không đòi hỏi khắc khe về chất lượng hay tăng cường kiểm tra dư lượng kháng sinh như EU, Nhật Bản… Người tiêu dùng trong nước không đòi hỏi những vấn đề đó mà chú trọng hơn vào thương hiệu, uy tín sản
phẩm trên thị trường. Và khi tiêu thụ nội địa thì Công ty giảm được các chi phí như thuế xuất khẩu, chi phí vận chuyển…
Tăng cường khả năng kiểm soát tình hình tài chính và quản lý chi phí
phát sinh: kiểm soát kỹ các chi phí đầu vào, chi phí bán hàng và chi phí quản lý
doanh nghiệp. Sử dụng các dụng cụ, máy móc của Công ty phải đúng mục đích
và có hiệu quả. Hạn chế đến mức tối đa các chi phí lặt vặt, không cần thiết.
Phát triển sản phẩm, cải tiến chất lượng, mẫu mã bao bì: Tiến hành tìm hiểu thị hiếu người tiêu dùng để mở rộng và phát triển sản phẩm mới, mặt
hàng giá trị gia tăng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về chất lượng trên
cơ sở duy trì các mặt hàng chủ lực. Xem xét mẫu mã như thế nào là hợp lý,
bao bì được trang trí ra sao để thu hút cái nhìn của khách hàng.
4.8.6.4 Chiến lược WT (tối thiểu hóa các điểm yếu và né tránh các đe dọa)
Mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức-hiệp hội thủy sản trong và
ngoài nước: hiện nay Công ty chỉ mới gia nhập VCCI và VASEP. Để có nhiều cơ hội Xuất khẩu sản phẩm thì Công ty nên tham gia các hiệp hội và tổ chức
khác nữa.
Chủ động nghiên cứu thị trường, hạn chế rủi ro: Đẩy mạnh hoạt động của bộ phận marketting, chủ động tìm kiếm thông tin, dự báo, nghiên cứu, theo dõi và nắm sát tình hình biến động về giá cả, xu hướng tiêu thụ thị trường trong và ngoài nước cũng như những biến động kinh tế thế giới có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh để nắm bắt thông tin một cách nhanh chóng, chính xác kịp thời cung cấp cho BGD, giúp BGD có thể đưa ra quyết định
đúng đắn và chỉ đạo kịp thời cho các đơn vị trực thuộc trong việc thu mua, tạm trữ, tiêu thụ hàng hoá và thanh toán với khách hàng.
4.8.6 Giải pháp, đề xuất nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian tới