Phân tích tình hình doanh thu

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần chế biến thủy hải sản hiệp thanh, tp cần thơ (Trang 51)

Nhìn chung, tổng doanh thu của Hiệp Thanh liên tục tăng qua 3 năm. Năm 2008, tổng doanh thu tăng với tốc độ 254,77% so với năm 2007. Đến năm 2009, tổng doanh thu lại tiếp tục tăng nhưng tốc độ tăng chậm lại, chỉ tăng 14,31% so với năm 2008.

Bảng 4.4: Tình hình doanh thu của công ty CPCBTHS Hiệp Thanh (2007-2009)

Đơn vị tính: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng Kế toán - Công ty CPCBTHS Hiệp Thanh)

Qua Bảng 4.4 có thể thấy, công ty CPCBTHS Hiệp Thanh có nguồn thu từ các khoản như: bán hàng, hoạtđộng tài chính và thu nhập khác. Trong đó, doanh thu bán hàng là nguồn thu nhập chính của Công ty. Doanh thu thuần về

bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm tỷ trọng rất lớn (hơn 90%) trong tổng

doanh thu. Đây là số tiền thu được chủ yếu từ việc tiêu thụ các mặt hàng chế

biến của Công ty. Như đã biết, tổng các khoản mục tạo ra doanh thu bằng tổng thu nhập từ các hoạt động chính cộng với thu nhập tài chính và thu nhập khác. Chính sự tác động của các khoản mục này đã làm cho tổng doanh thu tăng không đều qua các năm, sự biến động trên là không nhiều nhưng cũng phần nào ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Công ty.

Năm 2008, tổng doanh thu đạt 1.488.735 triệu đồng, tăng 1.043.207 triệu đồng so với năm 2007. Tổng doanh thu tăng là do doanh thu thuần và thu nhập khác tăng. Trong đó, doanh thu thuần tăng 1.063.784 triệu đồng (gần

Năm Chênh lệch 2008/2007 2009/2008 Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Tuyệt đối Tương đối(%) Tuyệt đối Tương đối (%) D.thu thuần 417.550 1.481.334 1.691.396 1.063.784 254,77 210.062 14,18 D.thu HDTC 27.643 6.750 9.208 -20.893 -75,58 2.457 36,40 Thu nhập khác 336 651 1.125 315 93,99 474 72,80 Tổng doanh thu 445.528 1.488.735 1.701.729 1.043.207 234,15 212.994 14,31

255%), thu nhập khác tăng 315 triệu đồng (tăng 93,94%) so với năm 2007.

Còn doanh thu từ hoạt động tài chính lại giảm 75,58% so với năm 2007. Do

tốc độ tăng từ doanh thu thuần và thu nhập khác quá lớn cộng với chiếm tỷ

trọng 99,5% tổng doanh thu nên khi doanh thu từ hoạt động tài chính giảm với

tỷ lệ 75,58% vẫn làm cho tổng doanh thu tăng.

418 446 1.481 1.489 1.691 1.702 0 500 1.000 1.500 2.000 Tỷ đồng 2007 2008 2009 Năm

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ Tổng doanh thu

Hình 4.9: Tổng doanh thu và doanh thu thuần của Công ty (2007-2009) Tổng doanh thu năm 2009 tăng chậm là do các khoản doanh thu tăng không cao như năm 2008 mà đặc biệt là doanh thu thuần tăng với tốc độ rất

thấp (14,18%). Cụ thể, doanh thu thuần tăng 210.062 triệu đồng, doanh thu

hoạt động tài chính tăng 2.457 triệu đồng và thu nhập khác tăng 474 triệu đồng

so với năm 2008. Do doanh thu thuần chiếm tỷ lệ rất cao (99,39%) trong tổng

doanh thu nên khi doanh thu thuần tăng chậm kéo theo tổng doanh thu tăng

chậm lại. Tổng doanh thu chỉ tăng 212.994 triệu đồng so với năm 2008.

Ngoài doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là nguồn tạo doanh thu chính thì còn các hoạt động khác mang lại nguồn thu cho Công ty bao gồm thu từ hoạt động tài chính và thu nhập khác. Thu nhập từ hoạt động tài chính chủ yếu của Công ty là thu từ lãi tiền gửi ngân hàng và chênh lệch tỷ giá còn khoản thu nhập khác chủ yếu là do cho thuê tài sản.

Nguyên nhân dẫn đến doanh thu tăng qua các năm là do nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm của Hiệp Thanh ngày càng nhiều, khối lượng đơn đặt hàng ngày càng cao và có nhiều nước tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Bên cạnh đó, do xuất khẩu theo hình thức trực tiếp nên các khoản hoa hồng và chi phí bán hàng được giảm đi. Mặc khác, do có khả năng cạnh tranh cao nên Hiệp Thanh đã tạo cho mình chổ đứng vững chắc trên thị trường thế giới,

4.4 Phân tích tình hình chi phí

4.4.1Biến động chi phí qua 3 năm (2007 – 2009)

Phân tích biến động chi phí qua 3 năm cho thấy xu hướng chung của tổng chi phí, xem xét doanh nghiệp quản lý tốt chi phí hay không, từng khoản

mục chi phí tăng giảm như thế nào và nó ảnh hưởng ra sao đến tổng chi phí.

Qua 3 năm, tổng chi phí của Công ty liên tục tăng. Cụ thể, năm 2008

tổng chi phí tăng với tốc độ 231,12% tức là tăng 1.001.767 triệu đồng so với năm 2007. Năm 2009, tổng chi phí lại tiếp tục tăng 16,18% tức là tăng hơn năm

2008 là 232.198 triệu đồng. Chi phí tăng là dấu hiệu không tốt bởi vì khi chi phí

tăng lên sẽ làm lợi nhuận của Công ty giảm xuống. Nguyên nhân dẫn đến chi phí tăng là do ảnh hưởng của các khoản mục giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí khác. Để có cái nhìn khách quan thì bài luận văn sẽ phân tích cụ thể từng khoản mục chi phí.

Bảng 4.5: Tình hình chi phí của công ty CPCBTHS Hiệp Thanh (2007-2009)

Đơn vị tính: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng Kế toán - Công ty CPCBTHS Hiệp Thanh)

4.4.1.1 Giá vốn hàng bán

Đối với một đơn vị sản xuất kinh doanh thì lúc nào chi phí giá vốn hàng bán cũng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí. Công ty CPCBTHS Hiệp

Thanh cũng không ngoại lệ. Qua 3 năm, tỷ trọng giá vốn hàng bán luôn chiếm

tỷ trọng cao (hơn 83%) so với tổng chi phí. Rõ ràng đây là khoản mục quan

trọng, ảnh hưởng lớn và có tính quyết định đến lợi nhuận của Công ty, vì thế

cần phải được kiểm soát thường xuyên và chặt chẽ. Trong khi đó, tỷ trọng của

các chi phí còn lại như: chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí

tài chính và chi phí khác chỉ chiếm một phần nhỏ trên tổng chi phí. Cho nên sự tăng hay giảm của các khoản mục này cũng không ảnh hưởng lo ngại bằng sự

biến động của chi phí giá vốn hàng bán đối với lợi nhuận.

Năm Chênh lệch 2008/2007 2009/2008 Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Tuyệt đối Tương đối(%) Tuyệt đối Tương đối(%) Giá vốn HB 360.187 1.289.833 1.540.386 929.646 258,10 250.553 19,43 CP tài chính 26.020 49.611 36.058 23.591 90,67 -13.553 -27,32 CPbán hàng 38.944 85.657 80.376 46.713 119,95 -5.280 -6,16 CP quản lý 8.288 10.104 10.583 1.816 21,91 479 4,74 CP khác 0 0 0 0 0,00 0 Tổng chi phí 433.439 1.435.206 1.667.404 1.001.767 231,12 232.198 16,18

360 433 1.290 1.435 1.540 1.667 0 200 400 600 800 1.000 1.200 1.400 1.600 1.800 Tỷ đồng 2007 2008 2009 Năm Giá vốn hàng bán Tổng chi phí

Hình 4.10: Tổng chi phí và giá vốn hàng bán của Công ty (2007-2009) Xét về lượng, năm 2007 giá vốn hàng bán ở mức 360.187 triệu đồng, sang năm 2008 giá vốn hàng bán tăng lên 1.289.833 triệu đồng, tương ứng tăng 258,10%. Năm 2009, giá vốn hàng bán vẫn tiếp tục tăng thêm 250.553 triệu

đồng so với năm 2008, tức là tăng 19,43%. Qua 3 năm, giá vốn hàng bán vẫn tăng lên nhưng nó tăng theo khối lượng sản xuất và tốc độ tăng năm 2009 thấp hơn tốc độ tăng của năm 2008 nên đây là dấu hiệu tích cực cho thấy Công ty đã có nhiều chú trọng cũng như nỗ lực để kiểm soát làm giảm giá vốn hàng bán, hạ giá thành tăng khả năng cạnh tranh so với các doanh nghiệp cùng ngành.

4.4.1.2 Chi phí tài chính

Chủ yếu là chi phí trả lãi vay ngân hàng. Chi phí tài chính tùy thuộc vào tình trạng tài sản lưu động và tình hình hoạt động sản xuất của Công ty. Ngoài ra, chi phí lãi vay còn phụ thuộc vào công tác thu hồi nợ của Công ty, nếu việc

thu hồi công nợ chậm thì Công ty phải chịu khoản tiền vay kéo dài làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty. Nhìn chung chi phí tài chính của Công ty

biến đổi qua các năm.

Công ty ngày càng phát triển nên đòi hỏi nguồn vốn đầu tư ngày càng

nhiều, từ đó nhiều chi phí phát sinh nên bắt buộc Công ty phải vay ngân hàng một phần vốn nào đó để đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh của Công ty. Năm 2008, do mở rộng quy mô sản xuất nên các khoản vay Ngân hàng tăng làm chi phí tài chính năm 2008 tăng 90,67% tương ứng tăng 23.591 triệu đồng

so với năm 2007. Đến năm 2009, do Công ty hoạt động tốt vào năm 2008 nên

khoản vay Ngân hàng năm 2009 ít hơn nên chi phí tài chính giảm 13.553 triệu đồng, tức là giảm 27,32% so với năm 2008. Chi phí tài chính tăng hay giảm

cũng không ảnh hưởng nhiều đến tổng chi phí vì nó chiếm tỷ trọng rất nhỏ (bé hơn 6%) trong tổng chi phí.

4.4.1.3 Chi phí bán hàng

Dựa vào Bảng 4.5, có thể thấy chi phí bán hàng qua 3 năm có thay đổi. Năm 2008, Công ty tốn 85.657 đồng cho hoạt động bán hàng, tăng 119,95% tương ứng tăng 46.713 triệu đồng so với năm 2007. Sở dĩ chi phí bán hàng

tăng mạnh là do:

Trong năm 2008, Công ty phải tăng chi phí lương nhân viên và chi phí công tác đi lại phục vụ cho bán hàng ở Văn phòng đại diện tại thành phố.

Doanh thu tiêu thụ của Công ty đạt được kết quả như trên là nhờ nguồn nhân lực phục vụ cho bán hàng như tìm kiếm thị trường, tìm kiếm đối tác, tìm hiểu

nhu cầu cũng như đòi hỏi của khách hàng mới.

Mặt khác, tại thời điểm này giá xăng, dầu gia tăng ở nước ta và cả trên thế giới mà công ty Hiệp Thanh chủ yếu xuất khẩu hàng thủy sản ra nước

ngoài nên dẫn đến tình trạng chi phí vận chuyển vượt mức bình thường so với năm trước. Điều này làm cho chi phí bán hàng tăng cao so với năm 2007.

Qua năm 2009, khoản chi phí này giảm lại còn 80.376 triệu đồng, giảm

6,16% tương ứng giảm 5.280 triệu đồng so với năm 2008. Thực chất của dấu

hiệu tích cực này là do Công ty đã có nhiều biện pháp để hạn chế và sử dụng

khoản chi phí công tác đi lại sao cho đúng mục đích công việc và giá xăng dầu

tại thời điểm này tương đối ổn định hơn năm 2008.

4.4.1.4 Chi phí quản lý doanh nghiệp

Trong 3 năm, khoản chi phí này liên tục tăng. Năm 2008, chi phí quản

lý doanh nghiệp tăng 21,91%, tương ứng tăng 1.816 triệu đồng so với năm 2007. Năm 2009, tốc độ tăng của khoản chi phí này là 4,74%, tương đương

với số tiền 479 triệu đồng. Nguyên nhân là do Công ty mở rộng quy mô sản

xuất nên cần nhiều nhân viên. Bên cạnh đó, do tình trạng lạm phát xảy ra nên

lương nhân viên tăng cao hơn. Mặc dù chi phí quản lý tăng qua các năm nhưng tỷ trọng của nó qua 3 năm luôn ổn định và dưới 2%.

4.4.1.5 Chi phí khác

Qua 3 năm, Công ty không tiêu tốn đồng nào cho khoản mục chi phí

khác. Điều này cho thấy Công ty biết tiết kiệm chi phí, không làm phát sinh các khoản chi phí không đáng kể.

4.4.2 Phân tích một số chỉ tiêu về tình hình thực hiện chi phí qua 3 năm

Để biết rõ hơn tình hình thực hiện chi phí của Công ty như thế nào, bài luận văn sẽ hướng đến phân tích tình hình thực hiện chi phí qua 3 năm qua

(2007-2009)

Bảng 4.6: Một số chỉ tiêu về tình hình thực hiện chi phí (2007-2009)

Năm

Chỉ tiêu Đơn vị tính

2007 2008 2009

Tổng doanh thu Triệu đồng 445.528 1.488.735 1.701.729

Tổng chi phí Triệu đồng 433.439 1.435.206 1.667.404

Hệ số khái quát tình hình thực

hiện chi phí % 0,00 3,31 1,16

Tỷ suất chi phí % 97,29 96,40 97,98

Tình hình tiết kiệm chi phí Triệu đồng 0 -13.132 26.863

(Nguồn: Phòng Kế toán - Công ty CPCBTHS Hiệp Thanh)

4.4.2.1 Hệ số khái quát tình hình thực hiện chi phí

Năm 2008, hệ số khái quát so với năm 2007 là 3,31. So sánh con số này với mức cân bằng 1 thì có sự chênh lệch 2,31, nghĩa là trong năm 2008 tình hình thực hiện chi phí của Công ty tăng 231% so với năm 2007. Nhìn về tốc độ tăng của hệ số khái quát thì có thể thấy chi phí tăng rất cao nhưng khi xét

về khoảng cách với doanh thu thì mức chi phí này có phần khả quan.

Đến năm 2009, hệ số khái quát là 1,16. Con số này vẫn cao hơn mức

cân bằng 1 là 0,16, nghĩa là năm 2009 tình hình thực hiện chi phí của Công ty

lại tiếp tục tăng 16% so với năm 2008 tuy nhiên nếu so với giai đoạn năm

2007-2008 thì hệ số này đã giảm đáng kể. Điều này chứng tỏ trong năm 2009

tình hình thực hiện chi phí tương đối tốt hơn 2008. Mặc dù doanh thu của Công ty qua các năm tương đối cao nhưng hệ số khái quát tình hình thực hiện chi phí qua các năm đều lớn hơn 1 và mức chênh lệch đó rất lớn nên Công ty cần xem xét lại tình hình chi phí.

Tuy nhiên, chi phí mà trong đó các yếu tố khả biến thay đổi cùng với sự thay đổi của hoạt động thì bản thân hệ số khái quát cũng chưa nói lên được

bản chất của sự tăng, giảm chi phí. Muốn phân tích chất lượng của chi phí rõ

hơn phải đặt chúng trong mối quan hệ với doanh thu hoạt động thực tế, vì vậy ta đi vào phân tích tỷ suất chi phí qua các năm.

4.4.2.2 Tỷ suất chi phí

Qua Bảng 4.6, tỷ suất chi phí của Công ty qua 3 năm có thay đổi. Nếu như năm 2007, để tạo ra được 100 đồng doanh thu thì Công ty cần phải bỏ ra

97,29 đồng thì qua năm 2008 chỉ bỏ ra 96,4 đồng. Từ đó, có thể nói năm 2008

tình hình chi phí của Công ty được kiểm soát tốt hơn so với năm 2007. Đến năm 2009, do tốc độ chi phí tăng nhanh hơn doanh thu nên tỷ suất chi phí tăng cao hơn hai năm trước, để tạo ra 100 đồng doanh thu thì Công ty phải tốn đến 97,98 đồng chi phí. Tỷ suất chi phí của Công ty đang theo chiều hướng tăng

dần nên đòi hỏi Công ty phải nỗ lực hơn nữa nhằm kiểm soát chi phí tốt hơn để giảm tỷ suất chi phí, tăng khả năng sinh lời.

4.4.2.3 Tình hình tiết kiệm chi phí

Sau một năm xuất khẩu thì Công ty đã biết tính toán chi như thế nào cho hợp lý nên năm 2008, Công ty tiết kiệm được 13.132 triệu đồng. Trong khi các

doanh nghiệp hoạt động cùng ngành bị ảnh hưởng làm tăng chi phí, giảm lợi

nhuận thì Công ty lại tiết kiệm được một khoản chi phí khá lớn. Đây là điều đáng mừng của Công ty. Qua năm 2009, do giá vốn hàng bán và chi phí quản lý

doanh nghiệp tăng cao nên đã làm cho Công ty bị bội chi 26.863 triệu đồng.

Khoản bội chi này rất lớn điều đó chứng tỏ công tác quản lý chi phí của Công ty chưa tốt. Công ty cần hoàn thiện hơn nữa khả năng kiểm soát chi phí của mình,

tránh trường hợp lãng phí xảy ra, có biện pháp khắc phục và hạn chế những

khoản phát sinh không đáng có để giảm thiểu chi phí tới mức tốt nhất.

4.5 Phân tích tình hình lợi nhuận

Đối với một doanh nghiệp, lợi nhuận quyết định sự tồn vong. Khẳng định khả năng cạnh tranh, bản lĩnh doanh nghiệp trong một nền kinh tế mà vốn

dĩ đầy bất trắc và khắc nghiệt. Vì vậy tạo ra lợi nhuận là chức năng duy nhất

của doanh nghiệp. Lợi nhuận là một chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá hoạt động

kinh doanh của một công ty. Lợi nhuận có dạng hữu Hình như tiền, tài sản…

và dạng vô Hình như uy tín của công ty đối với khách hàng, thị phần mà công ty giữ được. Để có cái nhìn khái quát tình hình lợi nhuận và biết được mức đóng góp của các lợi nhuận thành phần như thế nào, bài luận văn sẽ phân

tích chung tình hình lợi nhuận của Công ty CPCBTHS Hiệp Thanh qua 3 năm

(2007-2009).

4.5.1 Phân tích chung tình hình lợi nhuận

Phân tích chung tình hình lợi nhuận là đánh giá sự biến động của lợi

nhuận kỳ này so với lợi nhuận của kỳ trước. Như đã biết, lợi nhuận sau thuế là phần chênh lệch giữa tổng lợi nhuận trước thuế và thuế thu nhập doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần chế biến thủy hải sản hiệp thanh, tp cần thơ (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)