Doanh số thu nợ của cho vay tiêu dùng theo hình thức đảm bảo

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn vĩnh long chi nhánh tam bình, phòng giao dịch song phú (Trang 43)

Nếu doanh số cho vay thể hiện khả năng tăng trưởng qui mô hoạt động thì doanh số thu nợ sẽ phản ánh được hiệu quả của cho vay. Vì doanh số thu nợ phản ánh khoản vay ngân hàng thu về được khi đáo hạn vào một thời điểm nhất định.

Tình hình thu nợ vẫn luôn được ngân hàng quan tâm theo dõi thường xuyên, nhất là các khoản nợ tiêu dùng tín chấp, vì nó luôn ẩn chứa những vấn đề rủi ro và không an toàn trong quá trình ngân hàng thực hiện cho vay.

Bảng 4.6 Doanh số thu nợ của cho vay tiêu dùng theo hình thức đảm bảo tại NHNo&PTNT Vĩnh Long chi nhánh Tam Bình, PGD Song Phú qua 3 năm 2011-2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2012/2011 2013/2012

2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền % Thế chấp 33.468 38.041 42.071 4.573 13,.66 4.030 10,59

Trang 31

Tín chấp 22.312 23.316 23.665 1.004 4,50 349 1,50 DSTN CVTD 55.780 61.357 65.736 5.577 10,00 4.379 7,14

Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT Vĩnh Long chi nhánh huyện Tam Bình PGD Song Phú, 2011-2013,

Chú thích chỉ tiêu: DSTN CVTD: Doanh số thu nợ cho vay tiêu dùng.

Ta thấy tình hình thu nợ thế chấp khá khả quan, tăng đều qua các năm, trong 3 năm từ 2011-2013 chỉ tiêu này tăng với tốc độ tăng trên 10%. Tăng mạnh nhất là trong năm 2012 lên đến 13,66% so với 2011, nhưng đến năm 2013 thu nợ thế chấp cũng tăng nhưng tăng chậm hơn chỉ tăng 10,59% so với 2012. Điều này xảy ra do công tác cho vay tăng làm kéo theo doanh số thu nợ cũng tăng theo. Do cho vay thế chấp luôn chiếm tỷ trọng cao hơn tín chấp nên đây chính là nguyên nhân làm cho doanh số thu nợ cũng tăng cao trong giai đoạn 2011-2013. Ngoài ra do nguyên nhân tín chấp có mức rủi ro cao hơn thế chấp, mức cho vay của thế chấp cũng cao hơn do có tài sản đảm bảo, vì vậy để giảm thiểu rủi ro ngân hàng đã tăng dần cho vay thế chấp.

Thu nợ tín chấp cũng tăng qua các năm, nhưng tăng chậm hơn thế chấp, chỉ tăng nhẹ trong 2011-2013, tăng 4,5% trong năm 2012 so với 2011 và 1,5% trong năm 2013 so với 2012. Điều này cho thấy công tác thu nợ tín chấp trong giai đoạn này đã đạt được những thành công nhất định, qua đó nói lên sự hiệu quả của các chính sách, biện pháp thu hồi nợ của ngân hàng đã phần nào đem lại những kết quả khả quan. Nguyên nhân do khách hàng vay tín chấp của ngân hàng đều là những khách hàng quen thuộc, uy tín và điều kiện kinh tế ổn định nên việc thu hồi nợ của ngân hàng không gặp nhiều khó khăn.

Xét về cơ cấu, tỷ trọng doanh số thu nợ đối với thế chấp thường cao hơn tín chấp, chiếm hơn 60% do những món vay có tài sản đảm bảo có giá trị lớn hơn nhiều so với những món vay không có tài sản đảm bảo. Do đó, quá trình thu nợ cũng dễ dàng và tốn ít chi phí hơn bên cạnh đó, còn được sự b ảo hộ của pháp luật bởi hợp đồng thế chấp tài sản.

4.3.3 Tình hình dư nợ cho vay tiêu dùng tại NHNo&PTNT Vĩnh Long chi nhánh Tam Bình, PGD Song Phú

Chỉ tiêu dư nợ cho vay là khoản tiền đã giải ngân mà ngân hàng chưa thu hồi về. Dư nợ cho vay là chỉ tiêu xác thực tế để đánh giá về quy mô hoạt động tín dụng của một ngân hàng. Nhìn chung, các ngân hàng có mức dư nợ cao thường là các ngân hàng có quy mô hoạt động rộng, nguồn vốn mạnh và đa dạng. Dư nợ có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá hiệu quả và vi mô hoạt động của ngân hàng. Nó cho biết tình hình cho vay, thu nợ đạt hiệu quả như

Trang 32

thế nào tính đến thời điểm báo cáo và đồng thời cho biết số nợ mà ngân hàng còn phải thu của khách hàng.

4.3.3.1 Dư nợ cho vay tiêu dùng theo thời hạn

Bảng 4.7 Dư nợ của cho vay tiêu dùng theo thời hạn tại NHNo&PTNT Vĩnh Long chi nhánh Tam Bình, PGD Song Phú qua 3 năm 2011-2013

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2012/2011 2013/2012 2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 13.228 14.984 17.196 1.757 13,28 2.211 14,76 Trung và dài hạn 28.109 31.372 35.136 3.262 11,61 3.765 12,00 Dư nợ CVTD 41.337 46.356 52.332 5.019 12,14 5.976 12,89

Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT Vĩnh Long chi nhánh huyện Tam Bình PGD Song Phú, 2011-2013

Chú thích chỉ tiêu: CVTD: cho vay tiêu dùng.

Dư nợ cho vay ngắn hạn: Có thể thấy, dư nợ cho vay tiêu dùng tăng

đều qua các năm 2011-2013, con số tăng trưởng luôn đạt ở mức dương, tăng hơn 13 % tương đương 1.757 triệu đồng trong năm 201 và tăng gần 15 % tương đương 2.211 triệu đồng trong năm 2013 so với 2012. Nguyên nhân của sự gia tăng của doanh số này là do trong năm 2012 lạm phát đã phần nào được kiềm chế làm cho tâm lý của cá nhân có niềm tin vào nền kinh tế giúp tiêu dùng tăng trở lại. Dư nợ tăng cho thấy quy mô hoạt động tín dụng của ngân hàng được mở rộng. Tuy nhiên dư nợ càng lớn thì luôn chứa dựng những rủi ro tiềm ẩn. Vì thế ngân hàng cần kiểm soát chỉ tiêu dư nợ để cân đối giữa lợi nhuận và rủi ro sao cho hợp lý.

Dư nợ cho vay trung và dài hạn: Tại khoản mục này dư nợ cho vay tăng

dần qua các năm so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù tốc độ tăng của cho vay ngắn hạn nhưng cho vay trung và dài hạn nếu so về số tiền thì lại tăng mạnh hơn nhiều. Trong 2012 so với 2011 và 2013 so với 2012 thì mỗi năm luôn tăng hơn 3.000 triệu đồng tương đương mỗi năm tăng hơn 13% so với năm trước, còn cho vay ngắn hạn chỉ tăng 1.757 triệu đồng trong năm 2012 so với 2011 và 2.211 triệu đồng trong năm 2013 so với 2012. Do càng trở về thời gian gần đây, ngân hàng mở rộng qui mô đối với trung và dài hạn đã làm cho tỷ trọng cao trong giai đoạn 2011-2013 luôn chiếm hơn 60% trong dư nợ, cùng với chính sách hạ sàn lãi suất cho vay ở mức thấp để hỗ trợ cho cá nhân và hộ gia đình có thể vay vốn đã làm cho doanh số cho vay tiêu dùng tăng, kéo theo dư nợ cũng tăng lên. Ngân hàng cần quan tâm hơn nữa việc mở rộng đối tượng cho vay và thu hút khách hàng đặc biệt là lĩnh vực tiêu dùng, đây là lĩnh vực

Trang 33

đầu tư rất có hiệu quả, đa số khách hàng đều có thu nhập ổn định, ý thức trả nợ lại cao.

4.3.3.2 Dư nợ cho vay tiêu dùng theo hình thức đảm bảo

Tình hình doanh số cho vay và doanh số thu nợ tiêu dùng như đã phân tích ở trên nó có sự ảnh hưởng nhất đỉnh đến tình hình dư nợ cho vay tiêu dùng. Chỉ tiêu dư nợ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Dư nợ bao gồm số tiền lũy kế của những năm trước chưa thu hồi được và số dư phát sinh trong năm hiện hành. Nó phản ánh được thực tế khả năng hoạt động tín dụng của ngân hàng như thế nào. Dư nợ cho vay còn phản ánh mức độ đầu tư vốn và liên tục trực tiếp đến việc tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng, do đó dư nợ phản ánh một cách chính xác hơn về tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng.

Bảng 4.8 Dư nợ của cho vay tiêu dùng theo hình thức đảm bảo tại NHNo&PTNT Vĩnh Long chi nhánh Tam Bình, PGD Song Phú qua 3 năm 2011-2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2012/2011 2013/2012 2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền % Thế chấp 24.802 27.914 33.173 3.112 12,55 5.259 18,84 Tín chấp 16.535 18.442 19.159 1.907 11,53 717 3,89 Dư nợ CVTD 41.337 46.356 52.332 5.019 12,14 5.976 12,89 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT Vĩnh Long chi nhánh huyện Tam Bình PGD Song Phú, 2011-2013

Chú thích chỉ tiêu: CVTD: cho vay tiêu dùng

Dư nợ cho vay tiêu dùng thế chấp tăng qua 3 năm, trong năm 2012 tăng 12,55% tương đương 3.112 triệu đồng so với năm 2011, và tiếp tục tăng trong năm 2013 là 5.259 triệu đồng so với 2012 tương đương khoảng 18,84%. Nguyên nhân là do ngân hàng chủ yếu cho vay thế chấp để tránh rủi ro, cho vay thế chấp luôn chiếm tỷ trọng cao hơn cho vay tín chấp. Khi xét về mặt giá trị hợp đồng thì tín dụng thế chấp có giá trị và thời thu hồi nợ lâu hơn nên dư nợ tăng là điều dễ hiểu. Điều kiện kinh tế trên địa bàn phát triển so với những năm trước đây nên dựa trên cơ sở đó, ngân hàng đồng thời với việc mở rộng cho vay tín chấp thì cũng mở rộng cho vay thế chấp. Vì vậy, làm cho dư nợ cho vay thế chấp tăng lên.

Dư nợ cho vay tiêu dùng tín chấp tăng trong năm 2011-2013, tăng hơn 13% là khoảng 3.112 triệu đồng trong năm 2012 so với 2011, nhưng trong

Trang 34

năm 2013 chỉ tăng hơn 3% ( tương đương 717 triệu đồng) so với 2012. Dư nợ tăng so với năm trước vì doanh số cho vay thế chấp trong năm này giảm trong năm 2013 nhưng doanh số thu nợ lại tăng nên dư nợ cho vay thế chấp giảm xuống. Ngoài ra, điều kiện kinh tế trên địa bàn phát triển hơn so với những năm trước đây nên dựa trên cơ sở đó ngân hàng đã mở rộng cho vay tiêu dùng thế chấp và cũng mở rộng cho vay tín chấp. Khi cho vay tín chấp thì ngân hàng luôn yêu cầu khách hàng phải có mức thu nhập ổn định và có xác nhận của cơ quan làm việc, để đảm bảo khả năng trả nợ tránh được những rủi ro. Vì vậy đã làm cho dư nợ cho vay tín chấp tăng lên.

Xét cơ cấu cho vay tiêu dùng thì thế chấp luôn chiếm tỷ trọng cao hơn tín chấp và có xu hướng tăng trong 3 năm từ 58% trong năm 2011 tăng lên 63% trong năm 2013, nguyên nhân chủ yếu là do ngân hàng muốn giảm rủi ro, tăng khả năng trả nợ cho ngân hàng. Bên cạnh đó ngân hàng cho vay tiêu dùng như xây dựng nhà, sửa chữa nhà,… có tài sản đảm bảo và có giá trị lớn nên thường có thời hạn dài nên làm cho dư nợ tăng lên.

4.3.4 Tình hình nợ xấu của cho vay tiêu dùng tại NHNo&PTNT Vĩnh Long chi nhánh Tam Bình, PGD Song Phú

Tình hình nợ xấu là điều không tránh khỏi, bởi xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nên nợ xấu luôn đồng hành cùng với hoạt động tín dụng của ngân hàng. Nợ xấu luôn là vấn đề được các ngân hàng đặc biệt quan tâm. Bởi nó phản ánh chất lượng tín dụng của ngân hàng. Ngoài ra, trong môi trường kinh doanh tiền tệ biến động mạnh như hiện nay thì sẽ có nhiều nguy cơ tiềm ẩn mọi lúc, mọi nơi. Do đó, cần có nhiều biện pháp hơn nữa để hạn chế tình hình nợ xấu.

4.3.4.1 Nợ xấu của cho vay tiêu dùng theo thời hạn

Bảng 4.9 Nợ xấu của cho vay tiêu dùng theo thời hạn tại NHNo&PTNT Vĩnh Long chi nhánh Tam Bình, PGD Song Phú qua 3 năm 2011-2013

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2012/2011 2013/2012 2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 766 179 85 -586 -76,59 -95 -52,70 Trung và dài hạn 1.627 147 127 -1.481 -90,98 -20 -13,29 Nợ xấu CVTD 2.393 326 212 -2.067 -86,38 -114 -34,97

Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT Vĩnh Long chi nhánh huyện Tam Bình PGD Song Phú, 2011-2013

Trang 35

Nợ xấu là một chỉ tiêu quan trọng cần xem xét. Nợ xấu luôn là vấn đề được các ngân hàng đặc biệt quan tâm. Bởi nó phản ánh chất lượng tín dụng của ngân hàng. Ngoài ra, trong môi trường kinh doanh tiền tệ biến động mạnh như hiện nay thì sẽ có nhiều nguy cơ tiềm ẩn mọi lúc, mọi nơi.

Nợ xấu của ngân hàng giảm dần qua 3 năm, cụ thể nợ xấu ngắn hạn giảm 76,59% so với 2011 tương đương giảm 586 tiệu đồng, sang năm 2013 thì cũng tiếp tục giảm 52,70% so với 2012. Còn nợ xấu trung và dài hạn giảm tới 90,98% tương đương 1.481 triệu đồng so với 2011, sang năm 2013 thì giảm 13,29% so với năm 2012. Đạt được kết quả như vậy là do trong thời gian này ngân hàng đã nổ lực và cố gắng thu hồi các khoản nợ đến hạn đồng thời xử lý kịp thời những khoản nợ xấu nhằm tránh tổn thất cho ngân hàng. Bên cạnh đó do việc rút kinh nghiệm từ năm trước nên trong năm nay ngân hàng đã đẩy mạnh việc trích lập dự phòng rủi ro, thu hồi và xử lý nợ xấu, thận trọng rà soát các khoản vay để giúp hạn chế nợ xấu mới. Trong giai đoạn này tình hình kinh tế ổn định, lạm phát đã được cải thiện, thị trường bất động sản đi vào ổn định,… khách hàng có thu nhập cao hơn đây là nguyên nhân làm cho nợ xấu giảm mạnh.

Đa số cá nhân vay để mua nhà, mua xe,… và thường là các khoản vay là trung và dài hạn nên thời gian trả nợ dài. Các cá nhân này thường là các cán bộ công nhân viên và người có thu nhập cao nên việc trả nợ cũng thuận lợi hơn. Việc nợ xấu của ngân hàng giảm cho thấy sự nỗ lực trong công tác thu hồi nợ của các cán bộ tín dụng và hoạt động có hiệu quả trong công tác xử lý nợ xấu mặc dù doanh số cho vay và dư nợ điều tăng, nhưng hạn chế được nợ xấu là điều mà ngân hàng nào cũng muốn đạt được và PGD đã làm được điều đó đối với sản phẩm này.

Nợ xấu của cho vay tiêu dùng ngắn hạn luôn có tỷ trọng thấp hơn trung và dài hạn ở năm 2011 là 32% và 2013 chiếm 40%. Nhưng trong năm 2012 thì ngược lại, nợ xấu trung và dài hạn giảm đáng kể chỉ chiếm 45% trong tổng nợ xấu cho vay tiêu dùng. Nguyên nhân là do công tác thu hồi nợ của cán bộ đã có những chuyển biến tốt, góp phần thúc đẩy phát triển tín dụng.

4.3.4.2 Nợ xấu của cho vay tiêu dùng theo hình thức đảm bảo

Bảng 4.10 Nợ xấu của cho vay tiêu dùng theo hình thức đảm bảo tại NHNo&PTNT Vĩnh Long chi nhánh Tam Bình, PGD Song Phú qua 3 năm 2011-2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Trang 36

2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền % Thế chấp 957 196 95 -762 -79,57 -100 -51,23 Tín chấp 1.436 130 117 -1.305 -90,92 -14 -10,58

Nợ xấu 2.393 326 212 -2.067 -86,38 -114 -34,97

Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT Vĩnh Long chi nhánh huyện Tam Bình PGD Song Phú, 2011-2013

Chú thích chỉ tiêu: CVTD: cho vay tiêu dùng.

Nợ xấu cho vay tiêu dùng theo hình thức đảm bảo trong giai đoạn này giảm mạnh. Trong 3 năm thì cho vay tiêu dùng thế chấp và tín chấp đều giảm, tuy trong năm 2011 nợ xấu của cho vay tín chấp cao hơn nhiều so với thế chấp, nhưng lại giảm mạnh trong năm 2012 so với 2011 thì tín chấp có mức giảm hơn cao hơn 90% tương đương 1.305 triệu đồng, làm cho nợ xấu của cho vay tiêu dùng tín chấp thấp hơn nợ xấu của cho vay tiêu dùng thế chấp. Còn nợ xấu thế chấp cũng giảm nhưng mức giảm cũng cao hơn 79% tương đương 586 triệu đồng. Đây là một trong những thành quả to lớn mà ngân hàng đã nổ lực hết sức mới có thể đạt được vì khách hàng luôn có ý thức trả nợ khi có thu nhập, đây là nguyên nhân làm cho ngân hàng thu hồi những khoản nợ trước đây chưa thu hồi được. Bên cạnh đó, tình hình tiêu thụ lúa của người dân đã khá ổn định cũng như các mặt hàng khác tuy chi phí đầu vào tăng như phân

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn vĩnh long chi nhánh tam bình, phòng giao dịch song phú (Trang 43)