Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHNo&PTNT

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn vĩnh long chi nhánh tam bình, phòng giao dịch song phú (Trang 50)

PHÚ

4.4.1 Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHNo&PTNT Vĩnh Long chi nhánh Tam Bình, PGD Song Phú NHNo&PTNT Vĩnh Long chi nhánh Tam Bình, PGD Song Phú

Bảng 4.11 Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHNo&PTNT Vĩnh Long chi nhánh Tam Bình, PGD Song Phú qua 3 năm 2011-2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Đơn vị Năm

2011 2012 2013

Vốn huy động Triệu đồng 326.930 375.904 388.513 Doanh số cho vay CVTD Triệu đồng 57.676 66.376 71.712 Doanh số thu nợ CVTD Triệu đồng 55.780 61.357 65.736

Dư nợ CVTD Triệu đồng 41.337 46.356 52.332

Dư nợ bình quân CVTD Triệu đồng 39.338 43.667 49.373

Nợ xấu CVTD Triệu đồng 2.393 326 212

1.Dư nợ CVTD/Vốn huy động % 12,64 12,33 13,47

2. Hệ số thu nợ CVTD Lần 0,97 0,92 0,92

3. Vòng quay vốn tín dụng Vòng 1,42 1,41 1,33

4. Tỷ lệ nợ xấu CVTD % 5,79 0,70 0,41

Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT Vĩnh Long chi nhánh huyện Tam Bình PGD Song Phú, 2011-2013

Chú thích các chỉ tiêu: CVTD: cho vay tiêu dùng.

Dư nợ bình quân (năm)=[Dư nợ (đầu quý 1)+ Dư nợ( cuối quý 1)+Dư nợ(quý 2)+ Dư nợ(quý 3)+ Dư nợ(quý 4)]/5

Dư nợ bình quân (2011)=[ 39.441+39.289+37.979+38.643+41.337]/5=39.338 triệu đồng Dư nợ bình quân (2012)=[ 41.337+42.787+43.353+44.503+46.356]/5=43.667 triệu đồng Dư nợ bình quân (2013)=[ 46.356+47.353+49.586+51.236+52.332]/5=49.373 triệu đồng

4.2.1.1 Dư nợ cho vay tiêu dùng trên vốn huy động

Theo bảng 4.11 chúng ta thấy được tỷ số dư nợ trên vốn huy động giảm nhẹ trong năm 2012 nhưng lại tăng nhẹ với phần tăng nhiều hơn trong 2013. Cũng giống như tỷ số dư nợ cho vay tiêu dùng trên tổng nguồn vốn, hiệu quả sử dụng vốn huy động cho mục đích tín dụng tiêu dùng giảm nhẹ vào năm 2012 chỉ còn 12,33%, chỉ tiêu này phản ánh cứ 100 đồng ngân hàng huy động được thì cho vay tiêu dùng hết 12,33 đồng. Tuy nhiên, mặc dù tỷ trọng cho vay tiêu dùng của ngân hàng vẫn thấp hơn nhiều so với tỷ trọng cho vay sản

Trang 38

xuất kinh doanh và chế biến nuôi trồng thủy sản, nhưng nó vẫn đang được sự quan tâm từ phía ngân hàng trong việc đầu tư nguồn vốn vào hoạt động này, điều này thấy qua việc tỷ số dư nợ trên vốn huy động năm 2013 đã tăng lên 13,47% vì năm nay tình hình kinh tế ở địa bàn đã ổn định hơn nhiều, cầu tiêu dùng kích hoạt trở lại và có xu hướng gia tăng vào năm 2013. Bên cạnh đó, lãi suất cho vay của ngân hàng giảm trong thời gian qua đã làm cho nhu cầu vay vốn tăng lên, chính là nguyên nhân làm cho dư nợ cho vay tiêu dùng trên vốn huy động tăng.

4.4.1.2 Hệ số thu nợ cho vay tiêu dùng

Cùng với sự tăng trưởng chung của ngân hàng thì hệ số thu nợ trong giai đoạn này cũng có chiều hướng giảm từ 2011-2013 và ở mức nhỏ hơn 1. Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng tiêu dùng trong việc thu nợ, ta có thể thấy rằng công tác thu nợ của ngân hàng được quan tâm, nhưng do doanh số cho vay tiêu dùng tăng nhanh, các khoản vay dài hạn cũng tăng chưa đến hạn thu hồi nên đã làm cho hệ số thu hồi nợ giảm. Cụ thể, năm 2011 hệ số thu nợ của cho vay tiêu dùng là 0,97 nhưng đến năm 2012 và năm 2013 hệ số thu nợ là 0,92 có nghĩa là cứ với doanh số cho vay tiêu dùng 100 đồng thì ngân hàng sẽ thu về được 92 đồng vốn. Tuy nhiên, ta không thể dựa vào chỉ tiêu này để đánh giá một cách chủ quan về hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng, bởi vì chỉ tiêu này chỉ phản ánh khả năng thu nợ của ngân hàng đối với doanh số cho vay hằng năm mà thôi.

4.4.1.3 Vòng quay vốn tín dụng

Đây là chỉ tiêu đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời hạn thu hồi nợ nhanh hay chậm của ngân hàng. Chỉ tiêu này có mối liên hệ với mục tiêu kinh doanh của ngân hàng, tùy thuộc vào ngân hàng cho vay ngắn hạn, trung dài hạn như thế nào thì thời gian thu hồi vốn sẽ không giống nhau. Có thể thấy được qua 3 năm, vòng vay vốn tín dụng của chi nhánh có chiều hướng giảm từ năm 2011- 2013. Năm 2012, chi nhánh có thể luân chuyển và sử dụng 1,41 vòng lượng vốn cho vay và thu hồi. Do ngân hàng mở rộng cho vay ngắn hạn nên vòng luân chuyển vốn nhanh, độ rủi ro thấp hơn và thời gian thu hồi vốn nhanh nhưng mức độ ổn định khi cho vay không cao. Nếu xét riêng năm 2013 thì vòng quay vốn tín dụng của PGD lại giảm chỉ còn 1,33 vòng so với năm 2012. Do trong thời gian này, ngân hàng mở rộng cho vay trung và dài hạn đồng thời cho vay ngắn hạn giảm xuống nên làm ảnh hưởng đến vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng.

Trang 39

Tỷ lệ nợ xấu cho vay tiêu dùng trong giai đoạn này giảm mạnh. Trong năm 2011 chỉ tiêu này tới 5,79% nhưng đến 2012 chỉ còn 0,70% và tiếp tục giảm trong 2013 tỷ lệ nợ xấu chỉ còn 0,41% trong dư nợ cho vay tiêu dùng. Nguyên nhân là do ngân hàng đã biết cách quản lý tốt tình hình nợ xấu rất tốt, dự phòng rủi ro luôn được đảm bảo, công tác thu nợ ngày càng tăng, hệ số thu nợ lại rất cao, ngoài ra còn kể đến là công tác thu hồi nợ khá tốt của các cán bộ tín dụng và sự uy tín trong vay vốn của khách hàng.

4.4.2 Kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân

4.4.2.1 Kết quả đạt được

Qua kết quả phân tích, hoạt động cho vay tiêu dùng ngày càng được mở rộng tại NHNo&PTNT Vĩnh Long chi nhánh Tam Bình, PGD Song Phú. Các chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng về số lượng của hoạt động cho vay tiêu dùng đều tăng. Doanh số cho vay và dư nợ cho vay tiêu dùng đều tăng. Đây là tín hiệu đáng mừng cho việc phát triển một hướng đi mới, tạo cơ hội cho ngân hàng kiếm được nhiều lợi nhuận hơn trong thời gian tới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bên cạnh đó, cho vay tiêu dùng luôn chứa đựng nhiều rủi ro nhưng ngân hàng đã biết cách thu hồi nợ khá tốt đã làm cho tỷ lệ nợ xấu cho vay tiêu dùng trên dư nợ cho vay tiêu dùng qua các năm giảm. Năm 2013 tỷ lệ nợ xấu thấp hơn năm 2012 có thể là do ngân hàng mở rộng cho vay nhưng có chính sách quản lý cho vay tiêu dùng chặt chẽ làm cho tỷ lệ này giảm xuống. Ngân hàng cần có các chính sách để giảm dần tỷ lệ này nhằm nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng. Làm được điều này là một thành công lớn của ngân hàng.

Ngoài ra, cho vay tiêu dùng là hoạt động nhằm khai thác thị trường khách hàng, mở rộng thị phần tín dụng, đa dạng hóa các đối tượng vay vốn ngân hàng, từ đó quảng bá hình ảnh của ngân hàng sâu rộng hơn và phân tán rủi ro cho ngân hàng.

4.4.2.2 Hạn chế và nguyên nhân Hạn chế Hạn chế

Mặc dù đã đạt được những thành tựu nhất định nhưng do còn những hạn chế nhất định nên cho vay tiêu dùng vẫn chưa đạt ở mức cao so với tiềm năng của ngân hàng. Đó là:

Chất lượng hoạt động tín dụng đã đạt được kết quả nhất định nhưng còn chứa nhiều nguy cơ xảy ra rủi ro. Bên cạnh sự gia tăng của dư nợ tăng với tốc độ khá nhanh nhưng tỷ lệ nợ xấu có xu hướng giảm đây là một tín hiệu đáng mừng cho ngân hàng.

Trang 40

Sản phẩm cho vay tiêu dùng của ngân hàng chưa thật sự đa dạng, phong phú. Các sản phẩm chỉ dừng lại cho vay mua, sửa chữa, xây nhà, phương tiện, vật dụng sinh hoạt… mà chưa áp dụng cho vay du học, người nghèo…, cho vay qua thẻ tín dụng là loại vay có tiềm năng lớn nhưng tại ngân hàng chưa được triển do khoa học công nghệ còn thấp, máy móc thiết bị chưa có.

Các khoản cho vay tiêu dùng mới chỉ dừng lại ở tài trợ cho một số mục đích nhất định chứ chưa khai thác được nhu cầu đa dạng và ngày càng cao của dân cư.

Trong trường hợp cho vay đảm bảo như cho vay mua nhà đất, tài sản đảm bảo là ngôi nhà cũ. Trên hợp đồng ghi mục đích sử dụng tiền vay là mua nhà mới nhưng khách hàng có thể dùng số tiền đó dùng vào hoạt động đầu cơ. Với mục đích này, khoản vay dễ rơi vào tình trạng nợ quá hạn, vì vậy ngân hàng cần lưu ý đến những loại khách hàng này.

Nguyên nhân

Nghiệp vụ cho vay tiêu dùng diễn ra giữa khách hàng và cán bộ tín dụng chủ yếu được thực hiện như quy trình cho vay chứ chưa có một quy trình cho vay cụ thể nào được thiết kế dành riêng cho cho vay tiêu dùng. Do ngân hàng có nhiều sản phẩm cho vay khác nhau nên ngân hàng không thể xây dựng quy trình dành riêng cho từng sản phẩm mà tùy thuộc vào đặc điểm mà quy trình cho vay thay đổi cho phù hợp.

Trình độ thẩm định của cán bộ tín dụng còn hạn chế do một cán bộ phải thực hiện một lúc nhiều công việc như hoàn thành hồ sơ vay vốn, thẩm định, thu lãi,..nên có thể thực hiện quy trình tín dụng chưa chặt chẽ, nắm bắt chế độ chính sách thể lệ trong và ngoài ngành còn hạn chế. Công tác kiểm tra thường xuyên liên tục, phát hiện tình huống xấu không kịp thời, chất lượng tín dụng thể hiện ở mức còn xấu.

Bên cạnh đó, đặc tính tâm lý của người tiêu dùng là chịu khó và tiết kiệm. Để tiêu dùng họ phải tích lũy một thời gian dài, ít khi nghĩ đến việc đi vay để tiêu dùng. Đây là một thói quen cản trở mở rộng cho vay tiêu dùng.

Hệ thống quản lý thông tin cá nhân còn yếu kém và còn bởi một phần tâm lý e ngại tiết lộ thông tin của mình dẫn đến việc ngân hàng gặp khó khăn trong việc tiếp cận thông tin cá nhân của khách hàng.

Môi trường pháp lý chưa hoàn thiện, một số quy định pháp luật và cơ chế quản lý trong nhiều lĩnh vực như: thủ tục cấp sổ đỏ, cấp đăng ký xe…, còn khó khăn, phức tạp, gây tâm lý e ngại cho người tiêu dùng và khó khăn cho ngân hàng trong việc xác định tài sản đảm bảo.

Trang 41

Ngoài ra, ngày càng có nhiều ngân hàng ra đời, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng cũng ngày càng cao. Do các ngân hàng không ngừng hoàn thiện, nâng cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ của chính mình, đưa ra những lợi thế so sánh và những ưu điểm khác nhằm tạo ra khả năng cạnh tranh tốt nhất trên thị trường trong đó có lĩnh vực cho vay tiêu dùng.

Trang 42

CHƯƠNG 5

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI

NHNo&PTNT VĨNH LONG CHI NHÁNH TAM BÌNH, PGD SONG PHÚ

5.1 ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NĂM 2014

 Định hướng hoạt động kinh doanh của ngân hàng

Trên cơ sở mục tiêu và định hướng kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam, NHNo&PTNT Vĩnh Long chi nhánh Tam Bình, PGD Song Phú cũng như mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của thành phố Vĩnh Long mà chi nhánh NHNo&PTNT Vĩnh Long chi nhánh Tam Bình, PGD Song Phú đã và đang phấn đấu để nâng cao hiệu quả hoạt động nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước, sẽ thực hiện mục tiêu phấn đấu cho năm 2014 với phương châm: “Năm sau phải cao hơn năm trước”.

Trước tiên NHNo&PTNT Vĩnh Long chi nhánh Tam Bình, PGD Song Phú đề ra mục tiêu chủ yếu về hoạt động kinh doanh và tài chính trong năm 2014 như sau:

- Nguồn vốn huy động đến 31/12/2014 là 440.000 triệu đồng với tốc độ tăng trưởng 13% so với năm 2013, trong đó:

+ Vốn huy động nội tệ (trừ Kho bạc) 411.000 triệu đồng tăng 14% so với năm 2013.

+ Tỷ lệ tiền gửi dân cư: tối thiểu 89% trên huy động.

- Tổng dư nợ đến 31/12/2014 là 570.000 triệu đồng, tăng 10% so với năm 2013. Trong đó, dư nợ trung và dài hạn chiếm 20% trên tổng dư nợ.

- Tỷ lệ nợ xấu (nhóm 3-5): 1% trên tổng dư nợ. - Thu nợ xử lý rủi ro 2.300 triệu đồng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chênh lệch thu chi chưa lương 16.259 triệu đồng, đảm bảo trang trải chi phí, trích dự phòng rủi ro và tiền lương cho người lao động đạt hệ số trụ sở chính cho phép, phấn đấu có lương năng suất.

- Phân công lãnh đạo từng phòng, bộ phận. Tăng cường kiểm tra, đánh giá việc thực hiện, đồng thời để rút kinh nghiệm và làm tốt việc xây dựng kế hoạch tháng, quý, đi đôi với việc thi đua khen thưởng, kỷ luật kịp thời.

Trang 43

- Tiếp tục giữ vững và phát triển vững chắc thị trường, thị phần về đầu tư tín dụng. Trong đó, cần đặc biệt quan tâm đến việc phân tích thị trường nhằm khai thác có hiệu quả thị trường lành mạnh, giảm dần thị trường kém hiệu quả.

 Định hướng phát triển cho vay tiêu dùng của ngân hàng

Hoạt động cho vay tiêu dùng hiện nay là thị trường đầy tiềm năng, đang được nhiều các tổ chức tín dụng chú trọng đầu tư phát triển. Nắm bắt được điều đó, ngân hàng đã đề ra những chiến lược cụ thể phát triển cho vay tiêu dùng bao gồm các hình thức, cách thức như đối tượng cho vay, hình thức cho vay, địa bàn cho vay đi đôi với việc nâng cao chất lượng dịch vụ nhưng vẫn đảm bảo an toàn chất lượng cho các khoản vay tiêu dùng.

Tập trung nhiều vốn hơn cho hoạt động cho vay tiêu dùng, nâng cao tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng trên tổng dư nợ cho vay, đẩy mạnh công tác thu từ khách hàng.

Tăng cường quan hệ chặt chẽ với khách hàng truyền thống lâu năm, bên cạnh đó tiếp cận với nhiều nhóm đối tượng khách hàng khác nhau nhằm thu hút khách hàng, mở rộng thị phần của ngân hàng. Đa dạng hoá các loại hình thức cho vay như cho vay tiêu dùng gián tiếp, cho vay tiêu dùng trả góp…

5.2 GIẢI PHÁP

Để nâng cao chất lượng hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng cần tìm ra những giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động của ngân hàng. Những hạn chế đó không thể tồn tại một cách độc lập, do vậy các biện pháp phải được thực hiện một cách đồng bộ và nhất quán. Em xin đưa ra một số giải pháp phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng như sau:

(1) Công tác huy động vốn

Tăng cường công tác tuyên truyền quảng bá thương hiệu Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, tích cực tiếp cận khách hàng có vốn nhàn rỗi, triển khai kịp thời các thể thức huy động, hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro về lãi suất và chủ động nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp nông thôn.

Phát huy hơn nữa lợi thế hoạt động của PGD nâng cao trách nhiệm ở từng bộ phận nghiệp vụ trong việc thực hiện chỉ tiêu huy động vốn được giao. Giao khoán chỉ tiêu huy động vốn cho từng cá nhân và xem đây là công tác trọng tâm xuyên suốt cả năm.

Trang 44

Tập trung thực hiện những biện pháp nhằm phấn đấu đạt mục tiêu giảm dần sử dụng vốn vay ngân hàng cấp trên, đủ nguồn vốn huy động để cân đối đáp ứng nhu cầu vốn vay theo chỉ tiêu dư nợ được giao.

Đa dạng các hình thức huy động với lãi suất bình quân đầu vào hợp lý phù hợp với lãi suất bình quân đầu ra, đổi mới tác phong giao dịch nhằm giữ và tăng được khách hàng tiền gởi, khai thác triệt để phát triển các dịch vụ và huy động được vốn.

Ngoài ra, còn đưa ra các chương trình rút thăm trúng thưởng đối với khách hàng gửi tiền trên 10 triệu đồng sẽ có cơ hội trúng:

+ Giải nhất là một chiếc xe SH hiệu Honda. + Giải nhì là một tivi SAMSUM 32 ich.

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn vĩnh long chi nhánh tam bình, phòng giao dịch song phú (Trang 50)