Cần Thơ, ngày ..... tháng .... năm
4.3.1 Tình hình cho vay tiêu dùng tại NHNo&PTNT Vĩnh Long chi nhánh
nhánh Tam Bình, PGD Song Phú
4.3.1.1 Doanh số cho vay tiêu dùng theo thời hạn
Cho vay tiêu dùng theo thời hạn cho vay bao gồm vay ngắn hạn, trung và dài hạn. Trong đó, cho vay tiêu dùng ngắn hạn là những khoản vay của cá nhân với mục đích mua sắm những đồ dùng sinh hoạt trong gia đình, đi du lịch
Trang 26
hay cưới hỏi, ma chay,… Đó thường là những khoản vay có giá trị không cao, hoặc với mục đích chi tiêu cấp bách, khách hàng có thể hoàn trả cho ngân hàng trong thời gian ngắn. Ngược lại là các món vay trung và dài hạn, các khoản vay này thường có giá trị cao hơn, thường dùng để mua sắm đồ dùng có giá trị lớn trong gia đình, hoặc những kế hoạch lớn của cá nhân như mua đất, mua nhà, xây dựng và sửa chữa nhà cửa,… Do đó cần khoảng thời gian khá dài mới có khả năng hoàn trả được nợ vay. Sau đây là tình hình tín dụng cụ thể trong hoạt động cho vay tiêu dùng theo thời hạn vay.
Doanh số cho vay tiêu dùng ngắn hạn là giá trị của các món vay mà ngân hàng đã phát vay cho khách hàng các nhân với thời gian dưới 12 tháng. Và cho vay tiêu dùng trung và dài hạn có thời gian từ 12 đến 60 tháng.
Bảng 4.3 Doanh số cho vay tiêu dùng theo thời hạn tại NHNo&PTNT Vĩnh Long chi nhánh Tam Bình, PGD Song Phú qua 3 năm 2011-2013
Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2012/2011 2013/2012 2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 18.456 23.232 26.533 4.775 25,87 3.302 14,21 Trung và dài hạn 39.220 43.144 45.179 3.925 10,01 2.034 4,71 Doanh số CVTD 57.676 66.376 71.712 8.700 15,08 5.336 8,04
Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT Vĩnh Long chi nhánh huyện Tam Bình PGD Song Phú, 2011-2013
Chú thích chỉ tiêu: CVTD: cho vay tiêu dùng
Nhìn chung, doanh số cho vay tiêu dùng tăng liên tục qua các năm. Trong đó, giá trị doanh số cho vay tiêu dùng ngắn hạn có số tiền tăng cao hơn cho vay trung và dài hạn. Vì đây là loại hình có thể sinh lời cao, vòng quay vốn nhanh, ít chịu rủi ro hơn tín dụng trung và dài hạn. Hơn nữa, các khoản vay ngắn hạn thường giúp khách hàng giải quyết những nhu cầu cấp bách, nên những sản phẩm này thường được họ lựa chọn hơn. Do nắm bắt đúng nhu cầu của khách hàng nên doanh số ngắn hạn ngày càng gia tăng trong 3 năm, tăng mạnh nhất là trong năm 2012 tăng gần 26% so với năm 2011. Đến năm 2013 thì cho vay tiêu dùng ngắn hạn có mức tăng thấp hơn so với năm 2012 chỉ tăng 3.302 triệu đồng tương đương 14,21%.
Còn doanh số cho vay tiêu dùng trung và dài hạn cũng tăng đều qua 3 năm và luôn chiếm tỷ trọng cao hơn cho vay ngắn hạn, nguyên nhân chủ yếu là do tình hình kinh tế phục hồi và đang từng bước ổn định, nhu cầu vay vốn của khách hàng cũng tăng lên trong năm 2012 tăng hơn 10% so với năm 2011 và tăng 4,71% so với năm 2012, sang năm 2013 tăng 2.034 triệu đồng so với
Trang 27
2012 tương đương tăng 4,47%. Bên cạnh đó lãi suất cho vay của ngân hàng cũng giảm, giúp khách hàng giảm bớt việc gánh nặng lãi suất khi vay tiền. Trong giai đoạn 2011-2013 thì tỷ trọng cho vay trung và dài hạn đã giảm nhẹ chiếm 68% trong năm 2011 xuống còn 63% trong năm 2013 trong tổng doanh số cho vay tiêu dùng, nguyên nhân là do Ngân hàng Nhà nước thi hành chính sách tập trung cho vay ngắn hạn đồng thời giảm tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay dài hạn theo Thông tư 15/2009/TT-NHNN.
Để kích thích gói tiêu dùng tăng trưởng ngân hàng đưa ra nhiều lãi suất ưu đãi khuyến khích người dân mở rộng vay vốn bằng cách cho khách hàng vay sau đó trả góp mỗi tháng, lãi sẽ được tính trên dư nợ giảm dần. Đây là một điểm thuận lợi hơn so với các ngân hàng thương mại cho vay đối với các món vay với lãi suất cao thì lãi được tính trên dư nợ giảm dần và mức lãi suất thấp hơn nhưng lãi vay được tính trên dư nợ gốc.
4.3.1.2 Doanh số cho vay tiêu dùng theo hình thức đảm bảo
Cho vay tiêu dùng là một nghiệp vụ tín dụng được nhiều sự quan tâm của khách hàng cá nhân, bởi sự ra đời của nó rất thiết thực, cũng như đáp ứng tốt nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng thiết yếu của mọi cá nhân. Do đó, hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng diễn ra rất sôi nổi, nhất là sau chỉ thị 01/2012- NHNN của Ngân hàng Nhà nước.
Những năm trước đây thì hoạt động tín dụng, từ “tín chấp” thường rất ít được nhắc đến nhiều trong những sản phẩm cho vay thông thường, chủ yếu là cho vay có tài sản đảm bảo hay còn gọi là “thế chấp”. Bởi “tín chấp” thường được dựa trên mức độ tín nhiệm của ngân hàng đối với khách hàng đến vay. Đối tượng thường được ngân hàng chấp nhận cho vay tín chấp là những khách hàng có giao dịch lâu năm với ngân hàng hay khách hàng thân thiết của ngân hàng. Do đó, trong khoảng thời gian trước đây hình thức tín dụng tín chấp không được phổ biến rộng rãi. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, hàng loạt các gói sản phẩm dành cho cá nhân với mục đích tiêu dùng thường gắn với từ “tín chấp”. Hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng trong thời gian qua như sau:
Bảng 4.4 Doanh số cho vay tiêu dùng theo hình thức đảm bảo tại NHNo&PTNT Vĩnh Long chi nhánh Tam Bình, PGD Song Phú qua 3 năm 2011-2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2012/2011 2013/2012 2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền %
Trang 28
Thế chấp 34.606 41.153 47.330 6.548 18,92 6.177 15,01 Tín chấp 23.070 25.223 24.382 2.152 9,33 -841 -3,33 Doanh số CVTD 57.676 66.376 71.712 8.700 15,08 5.336 8,04
Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT Vĩnh Long chi nhánh huyện Tam Bình PGD Song Phú, 2011-2013
Chú thích chỉ tiêu: CVTD: cho vay tiêu dùng.
Giai đoạn 2011-2013, cho vay tiêu dùng có thế chấp của ngân hàng có sự gia tăng liên tục và tăng mạnh trong năm 2012 đến gần 19%, điều này không phải do số lượng khách hàng vay thế chấp nhiều hơn mà là do vay tín chấp có mức độ rủi ro cao hơn thế chấp nên ngân hàng thường cấp một hạn mức nhất định cho vay tín chấp. Vì là sản phẩm cho vay tiêu dùng nên ngân hàng rất quan tâm đến nguồn thu nhập của khách hàng và điều kiện cũng khắc khe hơn, nên đã làm cho vay thế chấp của ngân hàng tăng trong năm 2012 tăng 18,92% tương đương 6.548 triệu đồng, cũng trong năm 2012 này cho vay tín chấp cũng tăng 9,33% tương đương 2.152 triệu đồng so với 2011. Trong 3 năm thì cho vay thế chấp luôn chiếm tỷ trọng cao hơn 60% so với cho vay tín chấp nguyên nhân chủ yếu là do ngân hàng muốn đảm bảo khả năng trả nợ của khách hàng, giảm rủi ro tới mức thấp nhất có thể.
Hầu hết khách hàng thích vay tín chấp ngay cả khi họ có tài sản để vay thế chấp, họ vẫn quyết định vay tín chấp, vì họ sẽ có nhiều lợi ích hơn khi vay tín chấp. Do đa phần cá nhân không đủ khả năng tài chính để chi tiêu sinh hoạt nên họ mới xin vay tiêu dùng. Nhưng hiện nay ngân hàng muốn hạn chế rủi ro và để đảm khả năng trả nợ của khách hàng, nên thường yêu cầu khách hàng phải có tài sản đảm bảo. Đây cũng là nguyên nhân làm cho vay tín chấp giảm 3,33% tương đương 841 triệu đồng mà cho vay thế chấp lại tăng 15,01% tương đương 6.177 triệu đồng trong năm 2013 so với 2012. Bên cạnh đó cho vay thế chấp cũng luôn chiếm tỷ trọng cao hơn 60% trong tổng doanh số cho vay tiêu dùng và cho vay tín chấp thì có xu hướng giảm nhẹ. Hơn nữa, mục đích vay tiêu dùng không có khả năng sinh lợi cho người vay vốn, mà nó làm mất dần đi giá trị vay mượn ban đầu trong quá trình sử dụng. Nguyên nhân làm cho rủi ro của ngân hàng tăng cao, nên việc có tài sản đảm bảo sẽ giúp ngân hàng giảm bớt phần những rủi ro đó.