SẢN PHẨM VÀ HỆ THỐNG PHÂN PHỐI

Một phần của tài liệu kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản cadovimex (Trang 55)

Sản phẩm chính của công ty là Tôm, Mực Cá. Trong đó Tôm và Mực mang lại doanh thu chủ yếu cho công ty. Sản phẩm chính của công ty là Tôm chiếm 86% các dạng thành phẩm của Tôm đông lạnh là : Tôm sú nguyên con (HOSO), tôm sú, tôm thẻ, tôm chì (HLSO), tôm sú bỏ đầu (R.PTO, R.PD, C.PDTO, CPD, EZPEEL, PUD, PD) và Mực đông lạnh của công ty chiếm 14% sản lượng chế biến, các dạng chế biến của mực đông lạnh là: Mực đông nguyên con, mực cắt khúc, mực xuyên que. Sản phẩm của công ty tôm và mực đông lạnh được đóng gói dưới hai dạng chính là: Đông rời ( IQF ) và đông khối ( BLOK). Bên cạnh đó, Công ty còn kinh doanh sản phẩm cá như: Thịt cá Basa, cá Basa cắt khoanh, cá Basa tẩm bột chiên, cá Basa Filet và sản phẩm khác của công ty là: Ghẹ xanh, ghẹ lột chiên giòn, thịt ghẹ, cua đông, ruốc sấy khô. Qua đó em xin trình bày một số sản phẩm chính của công ty.

Bảng 3.1 Một số hình ảnh về sản phẩm của công ty

Tên mặt hàng Hình Vẽ Mô tả chi tiết mặt hàng HOSO đông

semi Block

Nguyên liệu : Tôm sú nguyên con

- Dạng đông lạnh nguyên con

- Cấp đông semi Block HLSO đông

IQF

Nguyên liệu sử dụng : Tôm sú

- Tôm còn vỏ, bỏ đầu

- Xử lý hoá chất STPP (sodium tripoly photphat)

- Cấp đông rời dạng IQF

Nobashi không hóa chất

Nguyên liệu sử dụng :Tôm sú

- Tôm bỏ đầu, lột vỏ 5 đốt, đốt thư 1 đến hết đốt thứ 5, để lại đốt đuôi - Xử lý đuôi: Cắt hình chử V, bẻ kiếm, cắt 1/3 kiếm

- Cắt bụng và duỗi dài theo qui cách hoặc ép nhẹ thẳng thân tôm

- Xếp khay, hút chân không

- Cấp đông dạng IQF

Mực nang xiên que Đông IQF

Nguyên liệu sử dụng: Mực nang

- Mực nang nguyên con lột da, bỏ răng, bỏ mắt, bỏ nội tạng

- Xử lý hoá chất

- Xiên que ứng với số con/que

- Cấp đông dạng IQF

Mực ống đông Block

Nguyên liệu sử dụng: Mực ống

- Mực ống nguyên con lột da, bỏ răng, bỏ mắt, bỏ nội tạng

- Xử lý hoá chất

Hiện nay thị trường phân phối của công ty ngoài một số thị trường truyền thống như Mỹ, EU, Nhật, Hồng Kông, sản phẩm của CADOVIMEX còn có mặt ở Trung Quốc, Bắc Mỹ. Với phương châm hợp tác kinh doanh trên tinh thần bình đẳng, đôi bên cùng có lợi, CADOVIMEX đã thiết lập được mối quan hệ làm ăn lâu dài với hàng chục công ty lớn, nhỏ ở các nước Mỹ, Nhật, Bỉ, Ý, Hà Lan, Pháp, Hồng Kông.

3.4 KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN VÀ XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CADOVIMEX QUA 3 NĂM ( 2010 – 2012).

Nhìn chung qua trong ba năm 2010 đến 2012, kết quả kinh doanh của công ty chế biến thủy sản và xuất nhập khẩu thủy sản Cadovimex có nhiều biến động. Nhưng kết quả kinh doanh công ty đạt được tương đối ổn định so với các công ty khác cùng ngành trước tình hình nguyên liệu đầu vào thiếu và thị trường tiêu thụ của công ty bị thu hẹp do tác đông của khủng hoảng kinh tế toàn cầu như một số thị trường chính Mỹ, Châu Âu giá cả và sức mua giảm đồng do nguồn cung ứng tôm thế giới đang dồi dào như giá tôm ở Nam Mỹ, Trung Mỹ, Nam Á đều thấp trong khi giá tôm ở Việt Nam thì quá cao.

Dưới đây là bảng báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty qua ba năm 2010, 2011, 2012.

Bảng 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm 2010, 2011, 2012

Đơn vị tính: Triệu đồng

Tên chỉ tiêu Năm 2010

Năm

2011 Năm 2012

Chênh lệch 2011

so với 2010 Chênh lệch 2012 so với 2011 Số tiền Tỷ lệ

( % ) Số tiền Tỷ lệ ( % ) 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 785.854 604.781 527.967 ( 181.073 ) ( 23,04 ) (76.814) (12,7 ) 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 8.670 2.263 8.226 ( 6.407 ) ( 73,89 ) 5.963 2,63 3. Doanh thu thuần 777.184 602.518 519.740 ( 174.666 ) ( 22,47 ) ( 82.778 ) ( 13,74 ) 4. Giá vốn hàng bán 682.145 512.775 427.743 ( 115.370 ) ( 16,91 ) ( 85.032 ) ( 16,58 ) 5. Lợi nhuận gộp 95.039 89.743 91.997 ( 5.296 ) ( 5,57 ) 2.254 2,51 6. Doanh thu tài chính 10.170 18.225 14.455 8.055 79,2 ( 3.770 ) ( 20,69 ) 7. Chi phí tài chính 23.330 30.819 29.530 7.489 32,1 ( 1.289 ) ( 4,18 ) 8. Chi phí bán hàng 42.812 41.637 39.677 ( 1.175 ) ( 2,74 ) ( 1.960 ) ( 4,71 ) 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 29.615 26.633 28.216 ( 2.982 ) ( 10,06 ) 1.583 5,94 10. Lợi nhuận hoạt động kinh doanh 9.452 8.879 9.029 ( 573 ) ( 6,06 ) 150 1,69 11. Thu nhập khác 301 208 1.407 ( 93 ) ( 30,89 ) 1.199 576 12. Chi phí khác 64 109 941 48 75 832 763 13. Lợi nhuận khác 237 99 466 ( 138 ) ( 58,23 ) 367 371 14. Tổng lợi nhuận trước thuế 9.689 8.978 9.495 ( 708 ) ( 7,31 ) 517 5,76 15Chi phí thuế TNDN hiện hành 2.423 2.245 2.374 ( 178 ) ( 7,35 ) 129 5,75 16. Lợi nhuận sau thuế 7.266 6.733 7.121 ( 533 ) ( 7,34 ) 388 5,76

Qua bảng số liệu trên thì trong năm 2010 tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty đạt được 785.854 triệu đồng trong đó giá vốn hàng bán là 682.145 triệu đồng chiếm tỷ trọng khoảng 86,8 % trong tổng số doanh thu và lợi nhuận gộp là 95.039 triệu đồng đây là kết quả kinh doanh khả thi của công ty do nền kinh tế trong giai đoạn này đã phục hồi tương đối sau cuộc khủng kinh tế thế giới. Đến năm 2011, tổng doanh thu của công ty giảm tương đối so với năm 2010 là 23,04 % tương đương là 181.073 triệu đồng do giá cả sản phẩm đầu ra giảm mà chi phí đầu vào tương đối cao đồng thời sản lượng tiêu thụ của công ty cũng giảm. Sang năm 2012 doanh thu của công ty tiếp tục giảm hơn so với năm 2011 là 12,7 % tương đương là 76.814 triệu đồng nguyên nhân là do thiếu nguyên liệu đầu vào kéo dài đồng thời giá nguyên liêụ tăng nhưng giá thị trường thị không tăng.

Tuy doanh thu giảm liên tục trong ba năm mà giá vốn hàng bán của công ty cũng giảm theo trong ba năm chứ không tăng mặt dù chi phí sản xuất đầu ra tăng và giá tôm nguyên liệu đầu vào cũng tăng theo như năm 2010 giá vốn hàng bán là 682.145 triệu đồng sang năm 2011 thì giảm 16,91 %tương đương là 115.370 triệu đồng sang năm 2012 cũng giảm là 16,58 % tương đương 85.032 triệu đồng so với năm 2011.

Mặc dù, doanh thu trong ba năm đều giảm nhưng lợi nhuận hoạt động kinh doanh của công ty thì có lúc giảm có lúc tăng tăng là năm 2011 thì giảm 7,34 % tương đương 533 triệu đồng so với năm 2010 nhưng sang năm 2012 thì tăng 5,76 % tương đương 388 triệu đồng so với năm 2011 do doanh thu hoạt động tài chính của công ty tăng như năm 2011 tăng 79,2 % tương đương

8.055 triệu đồng so với năm 2010 sang năm 2012 thì giảm 20,69 % tương đương 3.770 triệu đồng so với năm 2011 đồng thời chi phí tài chính của công ty cũng không ngừng tăng điển hình năm 2011 tăng 32,1 % tương đương 7.489 triệu đồng so với năm 2010 sang năm 2012 thì giảm đáng kể còn lại 4,18 % tương đương 1.289 triệu đồng so với năm 2011 nguyên nhân do chi phí lãi vay của công ty từ ngân hàng qua các năm tăng nhưng cũng có đôi lúc giảm. Ngược lại thì chi phí bán hàng của công ty đều giảm qua ba năm như 2011 so với 2010 là 2,74 % tương đương là 1.175 triệu đồng đến năm 2012 giảm 4,71 % tương đương 1.960 triệu đồng là do công ty đã có một thị trường tiêu thụ tương đối rộng lớn và sự nổ lực phấn đấu trong việc ký hợp đồng với những khách hàng quan trọng của công ty nên từ đó giảm được chi phí bán hàng.

Qua đó ba năm 2010, 2011, 2012 cho thấy công ty hoạt động có hiệu quả trong kinh doanh lợi nhuận của công ty tăng đều qua các năm đây là sự phấn

đấu của ban lãnh đạo và toàn thế công ty trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm và uy tín trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

3.5 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TRONG THỜI GIAN SẮP TỚI TRONG THỜI GIAN SẮP TỚI

3.5.1. Thuận lợi

Với một vị trí địa lý thuận lợi công ty nằm ở “mỏ tôm ” của cả nước với trữ lượng tôm tự nhiên rất lớn đồng thời công ty có 3 nhà máy sản xuất đặt ở trung tâm nguyên liệu của tỉnh Cà Mau.

Công ty đã tạo được thương hiệu ngày càng lớn mạnh trên thị trường trong nước và quốc tế và đứng vững trên thị trường đồng thời công tác quản lý chất lượng quốc tế đã cải tiến, tiếp tục đẩy mạnh quy trình chất lượng từ nguyên liệu đến thành phẩm bám sát yêu cầu khách hàng. Bên cạnh đó công ty có một lượng khách hàng là những nhà phân phối lớn, nhà nhập khẩu, năng lực tiêu thụ mạnh và có tính ổn định lâu dài như công ty có thị trường tiêu thụ lớn và ổn định như Châu Âu, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Bắc Mỹ và các nước Châu Á khác.

Bộ máy lãnh đạo của công ty nhiệt tình, có tâm huyết và kịp thời tìm ra những phương hướng đúng cho công ty, các tổ chức đoàn thể trong công ty phối hợp chặt chẽ trong chỉ đạo và hành động

3.5.2. Khó khăn

Song song với những thuận lợi công ty cũng có nhiều khó khăn

Kinh tế thới giới chưa có dấu hiệu hồi phục, thị trường xuất khẩu còn tiếp tục khó khăn đồng thời kinh tế trong nước chưa thoát khỏi lạm phát dẫn đến các yếu tố đầu vào đều tăng như: Xăng, dầu, điện, nước, vật tư, tiền công, bão hiểm, cước vận chuyển, chi phí kiểm tra, phí môi trường túi PE đều tăng mạnh Nhà xưởng hư hỏng, máy móc thiết bị lạc hậu, hao phí điện, định mức cao cho phí giá thành lớn và tình trạng thiếu tôm nguyên liệu kéo dài, giá tôm nguyên liệu tăng, giá thị trường không tăng, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty song song đó là thị trường xuất khẩu truyền thống giảm sức mua, thị trường mới không ổn định do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu bên cạnh đó, số lượng nhà máy xây mới có qui mô nhỏ tăng lên,cạnh tranh không lành mạnh, tranh mua, tranh bán, dẫn đến tình trạng chi phí sản xuất đầu vào tăng cao và hiệu quả kinh doanh thấp.

Kiểm soát bơm chích tạp chất vào nguyên liệu chưa chặt, tôm nhiễm hóa chất kháng sinh, bị trả về như nhiễm enrofloxacin, trifluralin, ethoxyquin.

Công tác xúc tiến thương mại, tìm kiếm khách hàng chưa thực sự tốt trong đó có việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm của công ty.

3.5.3 Phương hướng hoạt động trong thời gian sắp tới

Tổ chức thực hiện có chiến lược dài hạn có sách lược cụ thể trên cả ba lĩnh vực: đầu vào, sản xuất và đầu ra, thường xuyên đánh giá tình hình thực hiện nhận định tình hình chung của tỉnh, trong nước và quốc tế để điều hành công ty hợp lý, hiệu quả. Mở rộng thị trường đặc biệt là thị trường Trung Quốc, đây là thị trường lớn đa dạng sản phẩm.

Kiểm soát nguồn nguyên liệu, huy động kịp thời theo yêu cầu về số lượng, cơ cấu đảm bảo hàng hóa xuất khẩu đúng thời gian.

Đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa các mặt hàng đáp ứng nhu cầu ngày càng khắc khe của khách hàng.

Tăng cường xúc tiến thương mại, tham gia hội chợ, quảng bá sản phẩm, duy trì các thị trường truyền thống và quan hệ tốt với khách hàng quen thuộc, tập trung mở rộng thêm thị trường một số nước, tạo uy tín bằng chất lượng SP. Tăng cường công tác quản lý, kiểm soát tiết kiệm chi phí, tiếp tục đầu tư, sữa chữa, nâng cấp máy móc nhằm tăng năng suất, giải quyết tốt định mức chế biến, tăng chất lượng sản phẩm thực hiện hạ giá thành sản phẩm, giá bán để có đủ điều kiện cạnh tranh trong cơ chế thị trường hiện nay.

Đổi mới phương thức quản lý, tập huấn kỹ thuật cho đội ngũ quản lý trực tiếp, công nhân lao động đảm bảo chất lượng hàng hóa sản xuất ngày được nâng cao, tạo uy tín với khách hàng và bảo vệ nâng cao uy tín thương hiệu Cadovimex trên thị trường.

Không ngừng nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân, đồng thời phát động thường xuyên các phong trào thi đua khen thưởng, giải quyết tốt nhất các khoản thu nhập, nhằm nâng cao đời sống người lao động.

Có biện pháp thu hút cán bộ có trình độ, năng lực chuyên môn cao, từng bước trẻ hóa đội ngũ cán bộ quản lý sản xuất kinh doanh trên cơ sơ thực hiện cơ chế trả lương linh hoạt, đãi ngộ thích hợp cán bộ có trình độ nâng lực và tinh thần trách nhiệm cao, đi đôi với việc sắp xếp tinh giảm bộ máy gọn nhẹ, khoa học, điều động cán bộ phù hợp với khả năng

Đổi mới toàn diện công tác quản lý sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả hoạt động của cán bộ chủ chốt.

CHƯƠNG 4

TÌNH HÌNH KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN VÀ XUẤT NHẬP KHẨU

THỦY SẢN CADOVIMEX 4.1. KẾ TOÁN DOANH THU

4.1.1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Với uy tín lâu năm của công ty cùng với các khách hàng trong nước và ngoài nước thì công ty bán hàng bằng phương thức xuất khẩu trực tiếp dựa trên hợp đồng đã ký kết với khách hàng. Khi xuất hàng giao cho khách hàng theo điều kiện ghi trong hợp đồng.

Công ty ghi nhận doanh thu bán hàng khi xác định khi chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu hàng hóa cho người mua trong từng trường hợp đồng thời thời điểm chuyển giao phần lớn rủi ro trùng với thời điểm chuyển giao lợi ích gắn liền với quyền sở hữu hợp pháp hoặc quyền kiểm soát hàng hóa cho người mua.

Khi ghi nhận doanh thu công ty sử dụng Hóa đơn GTGT, hóa đơn được lập thành 3 liên. Nhưng khi buôn bán với nước ngoài thì phía nước ngoài không nhận hóa đơn đỏ mà chỉ nhận hóa đơn thương mại cho nên công ty giữ lại cả 3 liên. Tài khoản sử dụng: TK 511 – Doanh thu bán hàng.

Hiện nay, công ty kinh doanh mặt hàng Tôm Và Mực đông lạnh là chủ yếu ngoài ra còn có sản phẩm cá và các sản phẩm khác, công ty bán hàng nội địa và xuất khẩu nước ngoài.

Bảng 4.1: Tổng hợp doanh thu bán hàng của công ty trong quý IV năm 2012 Đvt: đồng Tháng Xuất khẩu Bán ngoài tỉnh Bán trong tỉnh Tổng cộng

10 11 12 17.672.459.525 15.776.412.684 14.376.265.300 5.890.023.440 2.841.454.771 1.855.526.125 560.128.861 744.526.033 435.978.124 24.122.611.826 19.362.393.488 16.667.769.549 Tổng 47.825.137.509 10.587.004.336 1.740.633.018 60.152.774.863

(Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh quý IV năm 2012 - CADOVIMEX )

Nguồn doanh thu chủ yếu của công ty thu được từ xuất khẩu chiếm tới 79,51% nhưng nguồn doanh thu từ xuất khẩu lại giảm qua ba tháng từ 17.672.459.525 đồng tháng 10 nhưng sang tới tháng 12 còn 14.376.265.300

đồng vì thị trường xuất khuẩu chủ yếu của công ty giảm nguyên nhân xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản vướng rào cản bị kiểm tra Ethoxyquin với mức giới hạn cho phép là 0.01ppm. Bên cạnh đó thị trường chủ lực của công ty là Mỹ và EU giảm do ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh và nhiều yếu tố khác trong sản xuất nên mất dần lợi thế cạnh tranh trước nhiều đối thủ khác tại thị trường Mỹ và EU đồng thời ở thị trường Trung Quốc thì mang tiềm ẩn nhiều rủi ro vì là nước vừa nhập khẩu cũng là đối thủ xuất khẩu khi thương lái Trung Quốc đang gia tăng thu gom tôm nguyên liệu ở mỏ tôm của cả nước Phú Tân, kể cả tôm có bơm agar là một vấn nạn đây tiềm ẩn nhiều nguy cơ làm mất uy tín của con tôm của công ty. Trong khi đó thì thị trường Hàn Quốc và Australia đây là hai thị trường tiêu thụ có thói quen và thị hiếu khá giống với Nhật Bản nên xuất khẩu nên có thể bù đắp cho những thị trường xuất khẩu khác.

Đồng thời, thì thị trường trong nước bán ngoài tỉnh chỉ chiếm có 17,60% và cũng liên tục giảm trong quý IV tháng 10 từ 5.890.023.440 đồng sang tháng 11 giảm 2.841.454.771 đồng sang tháng 12 còn 1.855.526.125 đồng nguyên nhân chủ yếu do nguồn nguyên liệu đầu vào bị nhiễm hóa chất nên các

Một phần của tài liệu kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản cadovimex (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)