ROE là chỉ tiêu đo lường mức lợi nhuận ròng trên vốn đầu tư của các chủ sở hữu đồng thời tỷ số này nó phản ánh cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì
Qua bảng 4.18 dưới đây cho thấy năm 2010 doanh lợi vốn chủ sở hữu là 1,45% nghĩa là 100 đồng vốn chủ sở hữu sẽ tạo ra được 1,45 đồng lợi nhuận đến năm 2011 đạt được 2,16% tăng 0,71% so với năm 2010 là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu sẽ tạo ra được 2,16 đồng lợi nhuận sang năm 2012 doanh lợi vốn chủ sở hữu tiếp tục tăng lên 3,27% tức là tăng 1,11% so với năm 2011 đồng thời năm 2012 cao hơn so hai năm trước đó. Điều đó cho thấy trong năm 2012 hiệu quả của vốn chủ sở hữu là tương đối khá tốt nghĩa là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu sẽ đem lại 3,27 đồng lợi nhuận đây là một dấu hiệu tốt cho các nhà đầu tư.
Tóm lại qua các số liệu phân tích trên cho thấy tổng quát về khả năng sinh lời của công ty cổ phần chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản Cadovimex trong giai đoạn (2010 – 2012) là doanh lợi tiêu thụ qua các năm ít biến động nhưng có chiều hướng tăng chứng tỏ chi phí sản xuất kinh doanh hợp lý, nhưng công ty cần có biện pháp quản lý tốt hơn các loại chi phí hợp lý để đạt được lợi nhuận mong muốn trong thời gian sắp tới. Bên cạnh đó dấu hiệu sử dụng tài sản cố định trong năm sau thấp hơn so với năm trước, điều này chỉ rõ sự đầu tư thừa tài sản cố định của năm trước, công ty hoạt động như vậy với lượng tài sản cố định ít hơn. Nhưng doanh lợi tài sản và vốn chủ sở hữu đã sử dụng tương đối tốt trong hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo ra lợi nhuận cao trong năm tài chính vừa qua. Vì vậy công ty cần tiếp tục phát huy hơn những gì đạt được trong năm 2012 và cần chú trọng những đề nghị đầu tư thêm tài sản cố định và vấn đề chi phí sản xuất kinh doanh cũng cần được quan tâm.
Để thấy rõ được chỉ số tài chính của công ty biến động như thế nào ta có thể quan sát hình 4.01: biểu đồ phân tích tỷ số doanh lợi của công ty
TỶ SỐ DOANH LỢI 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5
NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012
ROS ROA ROE
Bảng 4.11 Tỷ số về khả năng sinh lợi của công ty qua 3 năm 2010 - 2012
Chỉ tiêu Đơn vị
tính
Năm Chênh lệch
2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011
1. Doanh thu thuần Triệu đồng 777.184 602.518 519.740 (174.666) (82.778)
2. Tổng tài sản Triệu đồng 643.355 526.603 494.793 (83.248) (168.190)
3. Vốn chủ sở hữu Triệu đồng 499.751 310.770 217.179 (11.019) (106.409) 4. Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 7.266 6.733 7.121 533 388
Tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu ( ROS ) % 0,93 1,11 1,37 0,18 0,26
Tỷ suất lợi nhuận/tổng tài sản ( ROA ) % 1,13 1,27 1,44 0,14 0,17
Tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu ( ROE ) % 1,45 2,16 3,27 0,71 1,11
CHƯƠNG 5
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC KẾ TOÁN VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
CHẾ BIẾN VÀ XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CADOVIMEX 5.1. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ NHỮNG HẠN CHẾ TRONG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
5.1.1. Kết quả đạt được
Nhìn chung tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm (2010 - 2012) đạt hiệu quả nhưng không cao trong giai đoạn của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn nhưng công ty vẫn luôn đảm bảo phát triển đi lên một cách vững chắc. Tuy nhiên để giữ được kết quả đó và nâng cao kết quả kinh doanh trong thời gian sắp tới công ty cần có những giải pháp thiết thực nhằm nâng cao kết quả kinh doanh.
Riêng trong quý IV năm 2012 Công ty Chế Biến Và Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản CADOVIMEX trước bao biến động của nền kinh tế nước ta và đương đầu với bao thách thức như nguồn nguyên liệu đầu vào thiếu và nhiễm hóa chất đồng thời với cuộc khủng hoảng của kinh tế toàn cầu nên thị trường xuất khẩu cũng suy giảm và cùng với những rào cản của các nước nhập khẩu.. Bên cạnh đó công ty cũng chịu sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường trong và ngoài nước nhưng công ty vẫn đạt được doanh thu 60.152.774.863 đồng và lợi nhuận sau thuế của công ty 875.738.413 đồng đây là một kết quả rất khả quan của công ty đều này cho thấy công ty đã có một phương pháp tương đối phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh trong điều kiện khó khăn đồng thời công ty đang cũng từng bước tiếp tục khẳng định vị trí của mình trên thị trường kinh doanh đầy khó khăn và thử thách.
Còn về bộ máy kế toán của công ty đã áp dụng hệ thống vi tính hóa trong việc hạch toán và lập các sổ sách, các báo cáo tài chính cùng với việc phân chia cơ cấu tổ chức trong phòng kế toán một cách hợp lý. Bên cạnh đó đội ngũ kế toán nhiệt tình, trình độ chuyên môn cao, nghiệp vụ vững chắc, việc sử dụng vi tính thành thạo giúp cho công việc kế toán nhanh gọn và chính xác đồng thời việc tổ chức bộ máy kế toán như hiện nay đảm bảo sự thống nhất đối với công tác kế toán, giúp kế toán phát huy đủ vai trò chức năng của mình.
5.1.2. Hạn chế trong kinh doanh
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong ba năm (2010-2012) tuy có lợi nhuận nhưng thấp là do tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty vẫn còn
rất khó khăn như do giá cả đầu vào tăng cao, nguyên liệu khan hiếm, nhà xưởng, máy móc thiết bị cũ kỹ, lạc hậu nên công ty đã khó càng khó khăn hơn
Năm 2012, là một năm có nhiều thách thức đối với ngành thủy sản do khó khăn chung của thế giới. Nhiều nước đang lâm vào khó khăn về nền kinh tế, việc tiêu thu bị chậm lại, khả năng thanh toán kéo dài. Bên cạnh đó thì nền kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, tình hình tài chính không tốt, chính sách hỗ trợ vốn, giảm lãi chưa thực hiện đồng bộ, ngành thủy sản đang đối mặt với nhiều khó khăn trong kinh doanh như: Thiếu nguyên liệu: Tôm nuôi chết diện rộng trên cả nước, các cơ sở chế biến thiếu nguyên liệu trầm trọng. Nguồn cung ứng tôm thế giới đang dồi dào: Giá tôm Nam Mỹ, Trung Mỹ, Nam Á đều thấp, trong khi giá tôm Việt Nam quá cao đồng thời vốn, lãi suất, tỷ giá: Vốn ngân hàng khó tiếp cận, lãi suất cao, tỷ giá USD ở thế bất lợi, khiến giá thành tôm Việt Nam cao hơn kéo theo chi phí sản xuất tăng cao như Các yếu tố đầu vào đều tăng, năng lượng vật tư, tiền công, cước vận chuyển, chi phí kiểm tra tăng mạnh.
Hiện nay thì số lượng doanh nghiệp thủy sản và nhà máy mới xây mới tăng lên, đẩy các nhà máy chế biến và xuất khẩu thủy sản phải tranh mua, tranh bán, dẫn đến tình trạng chi phí sản xuất đầu vào tăng cao và hiệu quả kinh doanh thấp đồng thời Thị trường tiêu thụ suy giảm như thị trường xuất khẩu luôn biến động liên tục, khó lường do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Một số thị trường chính như Mỹ, Châu Âu giá cả và sức mua suy giảm. Bên cạnh đó an toàn thực phẩm như kiểm soát nguyên liệu chưa chặt, tôm nhiễm hóa chất kháng sinh, bị trả về như bị nhiễm Enrofloxacin, Trifluralin, Ethoxyquin. Và việc xúc tiến thương mại như năm 2012, kinh phí cắt giảm bằng 1/3 của năm 2010, chưa làm tốt công tác tuyên truyền, truyền thông, công tác xúc tiến thương mại chưa thực sự tốt, trong đó có việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm chưa tốt.
Rào cản từ các nước nhập khẩu thủy sản ngày càng gia tăng. Đối với thị trường Mỹ, việc chuyển giao trách nhiệm kiểm soát tôm từ FDA sang USDA tuy không được thông qua, như thế cho thấy xu hướng quản lý chặt chẽ hơn việc nhập khẩu tôm vào Hoa Kỳ. Việc Nhật Bản liên tục đưa ra các qui trình chặt chẽ hơn về giới hạn dư lượng hóa chất, kháng sinh (trifluralin, ethoxyquin, các kháng sinh…). Ngay cả Trung Quốc, một trong những thị trường có mức tăng trưởng nhập khẩu thủy sản Việt Nam mạnh cũng đã đưa ra nhiều qui định có ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
5.2. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
KẾT QUẢ KINH DOANH.CỦA CÔNG TY
5.2.1 Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán của công ty.
Công ty thành lập khá lâu năm 1984 nên hiện nay công tác kế toán nói chung và công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh của công ty nói riêng đang thực hiện khá chặt chẽ, đã ghi chép đầy đủ và kịp thời các khoản chi phí phát sinh trong quả trình tiêu thụ đồng thời phản ánh doanh thu và thu nhập cũng như báo cáo kết quả kinh doanh một cách đầy đủ chính xác, kịp thời phục vụ tốt cho công tác quản lý.
Công ty áp dụng hình thức Chứng từ ghi sổ, Công ty đã thực hiện không hoàn toàn giống với những quy định và chỉ dẫn của Bộ Tài chính như về chứng từ ghi sổ của công ty thì công ty ghi hàng ngày nhưng tách riêng từng chứng từ như là chứng từ 01 là chỉ ghi doanh thu bán thành phẩm sang chứng từ số 02 là chỉ ghi giảm giá hàng bán...còn về sổ sách thì sổ chi tiết của công ty tài khoản 5112 doanh thu bán các thành phẩm vì công ty không có doanh thu bán hàng hóa nên công ty không có sổ chi tiết 5111 doanh thu bán hàng hóa và không ghi vào sổ chi tiết cụ thể các tài khoản 641 chi phí bán hàng và 642 chi phí quản lý doanh nghiệp vì vậy công ty nên ghi vào sổ chi tiết rõ ràng các tài khoản 641 chi phí bán hàng và 642 chi phí quản lý doanh nghiệp. Công ty lập các báo cáo tài chính thì đúng theo qui định ban hành của bộ tài chính.
5.2.1.1 Giảm giá hàng bán
Công ty giao hàng cho khách hàng trể hợp đồng nhưng công ty hạch toán vào khoản giảm giá hàng bán như trong quý IV năm 2012 là 498.156.987 đồngvà khoản chiết khấu thương mại là khoản tiền mà doanh nghiệp đã giảm trừ hoặc đã thanh toán cho người mua hàng do việc người mua hàng đã mua hàng, dịch vụ với khối lượng lớn theo thỏa thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trên hợp đồng kinh tế hoặc các cam kết mua, bán hàng”. Tuy nhiên công ty trích một phần và hạch toán vào tài khoản này số tiền hoa hồng mà công ty trả cho nhà môi giới (theo tỷ lệ phần trăm đã thoả thuận) khi giới thiệu khách hàng cho công ty, việc áp dụng này không giống như qui định nhưng vẫn có thể chấp nhận được vì đặc thù kinh doanh của công ty là quan hệ mua bán với nước ngoài nên cần thiết phải có nhà môi giới. Bên cạnh đó thì khoản giảm giá hàng bán cần phải theo dõi chi tiết cho từng khách hàng
5.2.1.2 Phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
Phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp như tổng chi phí bán hàng là 7.977.712.896 đồng và tổng chi phí quản lý doanh nghiệp là
4.161.763.391 đồng của công ty trong quý IV năm 2012 theo từng đơn đặt hàng của công ty như trong quý IV công ty có đơn đặt hàng của công ty Matersuda Mỹ với doanh thu là 1.121.765.172 đồng và giá vốn hàng bán là 805.907.083đồngmà tổng doanh thu bán hàng của công ty trong quý IV năm 2012 là 60.152.774.863 đồng công ty nên tiến hành phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là chi phí bán hàng đươc phân bổ là 148.773.195 đồng và phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp theo đơn đặt hàng sẻ là 77.611.070 đồng ta có thể xác định kết quả kinh doanh trong hợp đồng này có kết quả là 89.473.824 đồng. Vì vậy phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp theo từng đơn đặt hàng của công ty để xác định kết quả kinh doanh nhằm mục đích cho công ty có thể đưa ra những quyết định chính xác, hợp lý về cách thức ký kết và phương hướng sản xuất với từng hợp đồng bán hàng, vì sản phẩm của công ty là sản phẩm đơn chiếc, chủng loại đa dạng nên việc phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quảng lý doanh nghiệp cho từng đơn hàng từ đó tạo điều kiện tăng lợi nhuận cho công ty trong thời gian sắp tới.
5.2.1.3 Hạch toán chi phí dịch vụ mua ngoài
Hạch toán chi phí dịch vụ mua ngoài: Kế toán nên tách riêng chi phí tiền điện, điện thoại cho từng bộ phận bán hàng, bộ phận quản lý doanh nghiệp để biết được thực tế tổng chi phí chi cho bộ phận bán hàng là bao nhiêu và bộ phận quản lý doanh nghiệp là bao nhiêu? để có những chính sách điều chỉnh thích hợp trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty cụ thể là: Công ty có thể phân bổ tiền điện theo số lượng lao động từng bộ phận hoặc mắc đồng hồ theo dõi số điện cho từng phòng ban quản lý, còn tiền điện thoại thì mỗi bộ phận có số máy điện thoại riêng nên chi phí điện thoại có thể tính phân theo số tiền của từng máy cho từng bộ phận.
5.2.2 Giải pháp nâng cao kết quả kinh doanh của công ty
5.2.2.1 Tăng sản lượng bán ra
Công ty nên duy trì, cũng cố các khách hàng truyền thống như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Hồng Kông,…đồng thời cũng không ngừng tìm kiếm thị trường mới ở các nước trong và ngoài khu vực như là thị trường Trung Quốc, Auctralia, Hàn Quốc,… đây là những thị trường mới đầy tiềm năng để tăng sản lượng bán ra. Bên cạnh đó, thì việc đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm soát chặt chẽ hóa chất trong nguyên liệu đầu vào để nhằm thỏa mãn các thị trường khó tính hiện nay như Nhật Bản vì vậy việc đẩy mạnh quảng bá tạo thương hiệu, mẫu mã đa dạng tạo ra những mặt hàng đẹp mắt để tranh thủ nhưng cũng đảm bảo kiểm soát được hóa chất vì hàng năm lượng
nhập khẩu của thị trường truyền thống khá nhiều, vì vậy công ty tranh thủ xuất bán được ở các thị trường này sẽ đem lại doanh thu khá lớn cho công ty.
Do đó công ty cần nổ lực nhiều hơn nữa trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm và kiểm soát hóa chất để tăng sản lượng bán ra mà nguồn nguyên liệu đầu vào không ổn định nên mức giá xuất khẩu không ổn định vì vậy công ty cần nâng cao chất lượng sản phẩm để sản lượng bán ra cao sẻ đem lại doanh thu cho công ty cao nếu như giá cả trên thị trường thế giới được ổn định đồng thời chọn những khách hàng mua hàng thường xuyên, thanh toán đảm bảo để giao dịch ký kết hợp đồng. Công ty cần tham gia nhiều hơn vào các kỳ hội chợ quốc tế, giới thiệu sản phẩm của mình cùng với khách hàng thế giới đồng thời cần xây dựng mạng lưới phân phối kinh tế và chiến lược maketing cho từng đối tượng khách hàng và từng thị trường xuất khẩu nhất là những thị mới đầy tiềm năng của công ty.
5.2.2.2 Tăng giá bán ra
Trong điều kiện kinh tế khó khăn như hiện nay và thị trường nhập khẩu không ngừng kiểm soát chặt chẽ về hóa chất, chi phí kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm và rủi ro hàng bị trả lại như hiện nay đồng thời những doanh nghiệp mới ra đời cạnh tranh bán phá giá để tranh giành khách hàng thì khả năng tăng giá bán là vấn đề vô cùng khó khăn không chỉ riêng đối với công ty Cadovimex mà đối với tất cả các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung. Do đó công ty phải điều chỉnh giá bán sao cho phù hợp với từng