Hạn chế trong kinh doanh

Một phần của tài liệu kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản cadovimex (Trang 97 - 99)

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong ba năm (2010-2012) tuy có lợi nhuận nhưng thấp là do tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty vẫn còn

rất khó khăn như do giá cả đầu vào tăng cao, nguyên liệu khan hiếm, nhà xưởng, máy móc thiết bị cũ kỹ, lạc hậu nên công ty đã khó càng khó khăn hơn

Năm 2012, là một năm có nhiều thách thức đối với ngành thủy sản do khó khăn chung của thế giới. Nhiều nước đang lâm vào khó khăn về nền kinh tế, việc tiêu thu bị chậm lại, khả năng thanh toán kéo dài. Bên cạnh đó thì nền kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, tình hình tài chính không tốt, chính sách hỗ trợ vốn, giảm lãi chưa thực hiện đồng bộ, ngành thủy sản đang đối mặt với nhiều khó khăn trong kinh doanh như: Thiếu nguyên liệu: Tôm nuôi chết diện rộng trên cả nước, các cơ sở chế biến thiếu nguyên liệu trầm trọng. Nguồn cung ứng tôm thế giới đang dồi dào: Giá tôm Nam Mỹ, Trung Mỹ, Nam Á đều thấp, trong khi giá tôm Việt Nam quá cao đồng thời vốn, lãi suất, tỷ giá: Vốn ngân hàng khó tiếp cận, lãi suất cao, tỷ giá USD ở thế bất lợi, khiến giá thành tôm Việt Nam cao hơn kéo theo chi phí sản xuất tăng cao như Các yếu tố đầu vào đều tăng, năng lượng vật tư, tiền công, cước vận chuyển, chi phí kiểm tra tăng mạnh.

Hiện nay thì số lượng doanh nghiệp thủy sản và nhà máy mới xây mới tăng lên, đẩy các nhà máy chế biến và xuất khẩu thủy sản phải tranh mua, tranh bán, dẫn đến tình trạng chi phí sản xuất đầu vào tăng cao và hiệu quả kinh doanh thấp đồng thời Thị trường tiêu thụ suy giảm như thị trường xuất khẩu luôn biến động liên tục, khó lường do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Một số thị trường chính như Mỹ, Châu Âu giá cả và sức mua suy giảm. Bên cạnh đó an toàn thực phẩm như kiểm soát nguyên liệu chưa chặt, tôm nhiễm hóa chất kháng sinh, bị trả về như bị nhiễm Enrofloxacin, Trifluralin, Ethoxyquin. Và việc xúc tiến thương mại như năm 2012, kinh phí cắt giảm bằng 1/3 của năm 2010, chưa làm tốt công tác tuyên truyền, truyền thông, công tác xúc tiến thương mại chưa thực sự tốt, trong đó có việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm chưa tốt.

Rào cản từ các nước nhập khẩu thủy sản ngày càng gia tăng. Đối với thị trường Mỹ, việc chuyển giao trách nhiệm kiểm soát tôm từ FDA sang USDA tuy không được thông qua, như thế cho thấy xu hướng quản lý chặt chẽ hơn việc nhập khẩu tôm vào Hoa Kỳ. Việc Nhật Bản liên tục đưa ra các qui trình chặt chẽ hơn về giới hạn dư lượng hóa chất, kháng sinh (trifluralin, ethoxyquin, các kháng sinh…). Ngay cả Trung Quốc, một trong những thị trường có mức tăng trưởng nhập khẩu thủy sản Việt Nam mạnh cũng đã đưa ra nhiều qui định có ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.

Một phần của tài liệu kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản cadovimex (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)