Phân tích lợi nhuận của công ty

Một phần của tài liệu kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản cadovimex (Trang 90)

4.4.3.1 Phân tích tình hình lợi nhuận từ năm 2010 đến năm 2012

Để phán ánh đầy đủ các mặt số lượng và chất lượng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của công ty có thể phán ánh đầy đủ và toàn diện về công ty được trình bày qua bảng số liệu dưới đây.

Bảng 4.9 Tổng hợp lợi nhuận của công ty qua 3 năm 2010 - 2012 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011 So với 2010 Chênh lệch 2011 So với 2012 2010 2011 2012 Số tiền Tỷ lệ ( %) Số tiền Tỷ lệ ( %) 1. Lợi nhuận gộp 95.039 89.743 91.997 (5.296) (5,57) 2.254 2,51 2. Lợi nhuận HĐTC (7.840) (12.549) (15.075) (20.389) 260 (22.915) 182,60 3.Lợi nhuận HĐKD 9.452 8.879 9.029 (573) (6,06) 150 1,69 4. Lợi nhuận khác 237 99 466 (138) (58,23) 367 371 5. Tổng LNTT 9.689 8.978 9.495 ( 708 ) ( 7,31 ) 517 5,76

Lợi nhuận sau thuế 7.266 6.733 7.121 ( 533 ) ( 7,34 ) 388 5,76

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh qua 3 năm 2010 - 2012 – CADOVIMEX)

Qua bảng số liệu trên cho thấy lợi nhuận trước thuế của công ty tăng giảm đều qua ba năm (2010 – 2012) cho thấy công ty kinh doanh có hiệu quả trước tình trạng lạm phát của đất nước vẫn còn và tình hình khó khăn của ngành thủy sản.

Lợi nhuận trước thuế của công ty năm 2011 giảm 7.31% so với năm 2010 và sang năm 2012 thì lợi nhuận trước thuế tăng 5,76% so với 2011 nguyên nhân do khoản doanh thu từ từ hoạt động sản xuất kinh doanh qua ba năm cũng tăng giảm đều nhau. Bên cạnh đó lợi nhuận khác của công ty tăng trong năm 2012 là 371% so với năm 2011 còn lợi nhuận từ hoạt động tài chính âm qua ba năm cho thấy tình hình lãi vay của công ty vẫn còn cao mà khoản thu nhập tài chính của công ty không đủ để bù đắp được khoản lãi vay. Lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2012 tăng 388 triệu đồng tương ứng 5,76% so với năm 2011 kết quả đạt được không cao nguyên nhân do tình hình thủy sản của ngành năm 2012 có nhiều biến động và tình hình kinh tế Việt Nam năm 2012 gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó thì thị trường xuất khẩu chưa hoàn toàn hồi phục, thị trường Mỹ áp thuế chống phá giá còn các thị trường Châu Âu, Nhật sử dụng các rào cản kỹ thuật gây khó khăn cho công ty. Đồng thời thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, trong khi công ty có doanh số chế biến xuất khẩu là chủ yếu chiếm đến 99% doanh số, nên thị trường yếu và bị thu hẹp là khó khăn tất yếu phải gánh chịu, từ đó hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tương đối khó khăn. Và các doanh nghiệp cùng ngành trên địa bàn cạnh tranh quyết liệt do thiếu nguyên liệu đầu vào đồng thời các nhà máy và xí nghiệp mới

thành lập thêm cũng dẫn đến tình trạng chi phí đầu vào tăng ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty.

Như vậy, lợi nhuận công ty đạt được không đáng kể so với doanh thu nhưng nhìn chung Công ty đã có kết quả kinh doanh rất khả quan trước nhiều biến động của nền kinh tế trong nước và tình hình xuất khẩu gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên công ty cần có quản lý tốt các khoản chi phí nhất la khoản chi phí tài chính do sự gia tăng quá lớn trong chi phí lãi vay. Đây cũng là nhân tố Công ty cần xem xét kỹ khi quyết định đi vay, làm sao cho việc sử dụng vốn vay có hiệu quả để góp phần làm tăng lợi nhuận cho công ty.

4.4.3.2 Phân tích lợi nhuận gộp theo kết cấu từng mặt hàng

Tình hình thực hiện lãi gộp trong 3 năm có những chuyển biến tích cực. phần lãi gộp từ hoạt động bán hàng chủ yếu thu được từ việc kinh doanh sản phẩm tôm và mực là chủ yếu, các nhóm hàng khác có sức tiêu thụ thấp nên phần lãi gộp mang lại không đáng kể.

Sản phẩm tôm có lãi gộp tăng cao hơn so với năm 2011, doanh thu năm 2011 chỉ chiếm 85,31% nhưng lại mang về nhiều lãi gộp nhất 86,06% so với các nhóm hàng khác. Do đó Công ty cần mở rộng phạm vi tiêu thụ, khai thác hết công suất để nâng cao doanh thu của nhóm hàng này, một khi doanh thu của nhóm hàng này được nâng lên cũng đồng nghĩa là lợi nhuận của Công ty được nâng lên đáng kể.

Sản phẩm Mực mặc dù lãi gộp của nhóm hàng này năm 2011 có cao hơn năm 2010 là 15,48% nhưng sang năm 2012 giảm 14,04% so với năm 2011 nhưng xét về mặc tài chính thì việc kinh doanh nhóm hàng này có hiệu quả kinh tế kém hơn so với việc kinh doanh sản phẩm tôm. Đây là nhóm hàng có sức tiêu thụ mạnh nhất nhưng mức lãi gộp mang lại không cao chiếm 12,46% năm 2012. Do đó Công ty cần chú ý hơn nữa trong việc tìm kiếm nguồn hàng cũng như có chính sách dự trữ hợp lý để kiểm soát tốt mức độ gia tăng của giá vốn hàng bán góp phần nâng cao lãi gộp.

Còn lợi nhuận gộp về sản phẩm cá chủ yếu từ công ty con Cadovimex 2 mang lại và lợi nhuận gộp từ sản phẩm khác tăng đều qua ba năm nhưng không đáng kể.

Như vậy, việc thay đổi kết cấu hàng hóa tiêu thụ đã làm cho doanh thu và lãi gộp của các mặt hàng đều tăng lên nhưng xét trên bình diện lợi ích kinh tế thì kết cấu tiêu thụ như vậy vẫn chưa phải là tốt.

Bảng 4.10 Cơ cấu lợi nhuận gộp theo nhóm sản phẩm qua 3 năm 2010, 2011, 2012 Đơn vị tính: triệu đồng Cơ cấu Lợi nhuận Năm Chênh lệch 2011 So với 2010 Chênh lệch 2011 so với 2012 2010 2011 2012 Số tiền Tỷ trọng ( % ) Số tiền Tỷ trọng ( % ) Số tiền Tỷ trọng ( % ) Số tiền Tỷ lệ ( % ) Số tiền Tỷ lệ ( % ) Sản phẩm Tôm 80.294 84,48 74.082 82,55 79.172 86,06 (6.212) (7,74) 5.090 6,87 Sản phẩm Mực 11.547 12,15 13.335 14,86 11.463 12,46 1.788 15,48 (1.872) (14,04) Sản phẩm Cá 3.070 3,23 2.012 2,24 949 1,03 (1.058) (34,46) (1.063) (52,83) Sản phẩm khác 128 0,13 314 0,35 413 0,45 186 145,31 99 31,53 Tổng Cộng 95.039 100 89.743 100 91.997 100 ( 5.296 ) ( 5,57 ) 2.254 2,51

4.4.4. Phân tích một vài chỉ số tài chính của công ty

Vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà quản trị là khả năng sinh lời của công ty và là cơ sở để các nhà quản trị đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh cũng như để so sánh hiệu quả sử dụng vốn và mức độ sinh lời của công ty vì vậy ta đi phân tích một số tỷ số lợi nhuận

4.4.4.1 Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu

ROS là chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời trên cơ sở doanh thu tạo ra trong kỳ.Tỷ suất này phản ánh cứ 1 đồng doanh thu thuần thì mang lại bao nhiêu % lợi nhuận. Tỷ số này còn có thể sử dụng để so sánh với các tỷ số của các năm trước hay so sánh với các doanh nghiệp khác ngành

Qua bảng 4.18 dưới đây cho thấy doanh lợi tiêu thụ của công ty qua từng năm, năm 2010 doanh lợi tiêu thụ là 0,93% nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu sẽ tạo ra được 0,93 đồng lợi nhuận. sang năm 2011 đạt được 1,11% tăng hơn 0,18% so với năm 2010 và đến năm 2012 đạt được 1,37% cao hơn mức doanh lợi tiêu thụ so với năm 2010 và 2011 và có nghĩa là chỉ có 1.37 đồng lợi nhuận đạt được khi công ty thu được 100 đồng doanh thu cho thấy mức sinh lời trên doanh thu của công ty được đánh giá cao trong năm 2012.

Qua đó cho thấy năm 2012 được xem là năm kinh doanh mang lại doanh thu và lợi nhuận cao nhất cho công ty

4.4.4.2 Tỷ suất lợi nhuận/tổng tài sản

ROA là chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản đo lường khả năng sinh lời của tài sản nó phản ánh cứ 100 đồng tài sản bỏ vào sản xuất thì mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng.

Qua bàng 4.18 dưới đây cho thấy mức doanh lợi tài sản năm 2011 là 1,27% có nghĩa là cứ 100 đồng tài sản sẽ tạo ra 1,27 đồng lợi nhuận cao hơn so với năm 2010 chỉ đạt được 1,13%. Sang năm 2012 doanh lợi tài sản đạt được 1,44% nghĩa là cứ 100 đồng tài sản đem đầu tư thì lợi nhuận ròng mà công ty thu được là 1,44 đồng cao hơn so với năm 2011 đồng thời doanh lợi tài sản năm 2012 cao hơn so với hai năm trước, cho thấy hiệu quả của các tài sản đầu tư khá tốt hay khả năng sinh lời của việc đầu tư tài sản được đánh giá cao trong năm 2012, công ty đã sử dụng tốt tài sản của mình.

4.4.4.3 Tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu

ROE là chỉ tiêu đo lường mức lợi nhuận ròng trên vốn đầu tư của các chủ sở hữu đồng thời tỷ số này nó phản ánh cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì

Qua bảng 4.18 dưới đây cho thấy năm 2010 doanh lợi vốn chủ sở hữu là 1,45% nghĩa là 100 đồng vốn chủ sở hữu sẽ tạo ra được 1,45 đồng lợi nhuận đến năm 2011 đạt được 2,16% tăng 0,71% so với năm 2010 là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu sẽ tạo ra được 2,16 đồng lợi nhuận sang năm 2012 doanh lợi vốn chủ sở hữu tiếp tục tăng lên 3,27% tức là tăng 1,11% so với năm 2011 đồng thời năm 2012 cao hơn so hai năm trước đó. Điều đó cho thấy trong năm 2012 hiệu quả của vốn chủ sở hữu là tương đối khá tốt nghĩa là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu sẽ đem lại 3,27 đồng lợi nhuận đây là một dấu hiệu tốt cho các nhà đầu tư.

Tóm lại qua các số liệu phân tích trên cho thấy tổng quát về khả năng sinh lời của công ty cổ phần chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản Cadovimex trong giai đoạn (2010 – 2012) là doanh lợi tiêu thụ qua các năm ít biến động nhưng có chiều hướng tăng chứng tỏ chi phí sản xuất kinh doanh hợp lý, nhưng công ty cần có biện pháp quản lý tốt hơn các loại chi phí hợp lý để đạt được lợi nhuận mong muốn trong thời gian sắp tới. Bên cạnh đó dấu hiệu sử dụng tài sản cố định trong năm sau thấp hơn so với năm trước, điều này chỉ rõ sự đầu tư thừa tài sản cố định của năm trước, công ty hoạt động như vậy với lượng tài sản cố định ít hơn. Nhưng doanh lợi tài sản và vốn chủ sở hữu đã sử dụng tương đối tốt trong hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo ra lợi nhuận cao trong năm tài chính vừa qua. Vì vậy công ty cần tiếp tục phát huy hơn những gì đạt được trong năm 2012 và cần chú trọng những đề nghị đầu tư thêm tài sản cố định và vấn đề chi phí sản xuất kinh doanh cũng cần được quan tâm.

Để thấy rõ được chỉ số tài chính của công ty biến động như thế nào ta có thể quan sát hình 4.01: biểu đồ phân tích tỷ số doanh lợi của công ty

TỶ SỐ DOANH LỢI 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5

NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012

ROS ROA ROE

Bảng 4.11 Tỷ số về khả năng sinh lợi của công ty qua 3 năm 2010 - 2012

Chỉ tiêu Đơn vị

tính

Năm Chênh lệch

2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011

1. Doanh thu thuần Triệu đồng 777.184 602.518 519.740 (174.666) (82.778)

2. Tổng tài sản Triệu đồng 643.355 526.603 494.793 (83.248) (168.190)

3. Vốn chủ sở hữu Triệu đồng 499.751 310.770 217.179 (11.019) (106.409) 4. Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 7.266 6.733 7.121 533 388

Tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu ( ROS ) % 0,93 1,11 1,37 0,18 0,26

Tỷ suất lợi nhuận/tổng tài sản ( ROA ) % 1,13 1,27 1,44 0,14 0,17

Tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu ( ROE ) % 1,45 2,16 3,27 0,71 1,11

CHƯƠNG 5

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC KẾ TOÁN VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN

CHẾ BIẾN VÀ XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CADOVIMEX 5.1. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ NHỮNG HẠN CHẾ TRONG KINH DOANH CỦA CÔNG TY

5.1.1. Kết quả đạt được

Nhìn chung tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm (2010 - 2012) đạt hiệu quả nhưng không cao trong giai đoạn của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn nhưng công ty vẫn luôn đảm bảo phát triển đi lên một cách vững chắc. Tuy nhiên để giữ được kết quả đó và nâng cao kết quả kinh doanh trong thời gian sắp tới công ty cần có những giải pháp thiết thực nhằm nâng cao kết quả kinh doanh.

Riêng trong quý IV năm 2012 Công ty Chế Biến Và Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản CADOVIMEX trước bao biến động của nền kinh tế nước ta và đương đầu với bao thách thức như nguồn nguyên liệu đầu vào thiếu và nhiễm hóa chất đồng thời với cuộc khủng hoảng của kinh tế toàn cầu nên thị trường xuất khẩu cũng suy giảm và cùng với những rào cản của các nước nhập khẩu.. Bên cạnh đó công ty cũng chịu sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường trong và ngoài nước nhưng công ty vẫn đạt được doanh thu 60.152.774.863 đồng và lợi nhuận sau thuế của công ty 875.738.413 đồng đây là một kết quả rất khả quan của công ty đều này cho thấy công ty đã có một phương pháp tương đối phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh trong điều kiện khó khăn đồng thời công ty đang cũng từng bước tiếp tục khẳng định vị trí của mình trên thị trường kinh doanh đầy khó khăn và thử thách.

Còn về bộ máy kế toán của công ty đã áp dụng hệ thống vi tính hóa trong việc hạch toán và lập các sổ sách, các báo cáo tài chính cùng với việc phân chia cơ cấu tổ chức trong phòng kế toán một cách hợp lý. Bên cạnh đó đội ngũ kế toán nhiệt tình, trình độ chuyên môn cao, nghiệp vụ vững chắc, việc sử dụng vi tính thành thạo giúp cho công việc kế toán nhanh gọn và chính xác đồng thời việc tổ chức bộ máy kế toán như hiện nay đảm bảo sự thống nhất đối với công tác kế toán, giúp kế toán phát huy đủ vai trò chức năng của mình.

5.1.2. Hạn chế trong kinh doanh

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong ba năm (2010-2012) tuy có lợi nhuận nhưng thấp là do tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty vẫn còn

rất khó khăn như do giá cả đầu vào tăng cao, nguyên liệu khan hiếm, nhà xưởng, máy móc thiết bị cũ kỹ, lạc hậu nên công ty đã khó càng khó khăn hơn

Năm 2012, là một năm có nhiều thách thức đối với ngành thủy sản do khó khăn chung của thế giới. Nhiều nước đang lâm vào khó khăn về nền kinh tế, việc tiêu thu bị chậm lại, khả năng thanh toán kéo dài. Bên cạnh đó thì nền kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, tình hình tài chính không tốt, chính sách hỗ trợ vốn, giảm lãi chưa thực hiện đồng bộ, ngành thủy sản đang đối mặt với nhiều khó khăn trong kinh doanh như: Thiếu nguyên liệu: Tôm nuôi chết diện rộng trên cả nước, các cơ sở chế biến thiếu nguyên liệu trầm trọng. Nguồn cung ứng tôm thế giới đang dồi dào: Giá tôm Nam Mỹ, Trung Mỹ, Nam Á đều thấp, trong khi giá tôm Việt Nam quá cao đồng thời vốn, lãi suất, tỷ giá: Vốn ngân hàng khó tiếp cận, lãi suất cao, tỷ giá USD ở thế bất lợi, khiến giá thành tôm Việt Nam cao hơn kéo theo chi phí sản xuất tăng cao như Các yếu tố đầu vào đều tăng, năng lượng vật tư, tiền công, cước vận chuyển, chi phí kiểm tra tăng mạnh.

Hiện nay thì số lượng doanh nghiệp thủy sản và nhà máy mới xây mới tăng lên, đẩy các nhà máy chế biến và xuất khẩu thủy sản phải tranh mua, tranh bán, dẫn đến tình trạng chi phí sản xuất đầu vào tăng cao và hiệu quả kinh doanh thấp đồng thời Thị trường tiêu thụ suy giảm như thị trường xuất khẩu luôn biến động liên tục, khó lường do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Một số thị trường chính như Mỹ, Châu Âu giá cả và sức mua suy

Một phần của tài liệu kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản cadovimex (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)