4.4.1 Phân tích doanh thu
4.4.1.1 Phân tích tình hình doanh thu từ năm 2010 đến năm 2012
Vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà quản trị là việc tăng doanh thu do đó phân tích về tình hình doanh thu sẽ giúp các nhà quản trị nhìn toàn diện về doanh thu của công ty.
Dưới đây là cái nhìn tổng quát về tình hình doanh thu của Công ty qua ba năm 2010, 2011, 2012 vừa qua.
Bảng 4.6 Tổng hợp doanh thu của công ty qua 3 năm 2010 - 2012 Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm Chênh lệch 2011 So với 2010 Chênh lệch 2011 so với 2012 2010 2011 2012 Số tiền Tỷ lệ ( %) Số tiền Tỷ lệ ( %) 1. Doanh thu thuần về bán hàng và CCDV 777.184 602.518 519.740 (174.666) (22,47) (82.778) (13,74) 2. DT hoạt động tài chính 10.170 18.225 14.455 8.055 79,2 (3.770) (20,69) 3. Thu nhập khác 301 208 1.407 ( 93 ) (30,89) 1.199 576 Tổng doanh thu 787.655 620.951 535.602 (166.704) (21,16) (85.349) (13,74) Tỷ trọng DT từ HĐKD /Tổng DT 98,67% 97,03% 97,03% - - - -
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh qua 3 năm 2010 -2012 - CADOVIMEX )
Qua bảng phân tích ta thấy tổng doanh thu bán hàng chiếm phần quan trọng và đáng kể trong tổng doanh thu ngoài ra còn doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác thì chiếm phần nhỏ nhưng cũng góp phần làm tăng hay giảm trong tổng doanh thu.
Doanh thu thuần hoạt động kinh doanh: năm 2011, doanh thu thuần hoạt động kinh doanh giảm 22,47% so với năm 2010 tương ứng 174.666 triệu đồng, đồng thời sang năm 2012 tiếp tục giảm 13,74% tương ứng là 82.778 triệu đồng nguyên nhân là do nền kinh tế đang gặp lúc khó khăn và tốc độ kinh tế tăng chậm, lạm phát vẫn còn đồng thời thị trường tiêu thụ của công ty bị thu hẹp và sức mua tại các thị trường chủ lực của công ty giảm. Bên cạnh
đó chịu sự cạnh tranh của nhiều nhà máy và doanh nghiệp thủy sản mới thành lập kéo theo nguồn nguyên liệu đầu vào tăng và tình trạng bom hóa chất vào nguyên liệu đầu vào đồng thời giá cả nguyên liệu thì không theo một qui luật chung nào. Tình hình doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đều giảm qua ba năm được thấy rõ qua hình dưới đây:
0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 700000 800000
NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
Hình 4.1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Doanh thu hoạt động tài chính: Nhìn chung doanh thu này có tăng và giảm nhưng tốc độ tăng giảm không đáng kể như năm 2011 thì tăng 79,2 % tương ứng 8.055triệu đồng nhưng sang năm 2012 thì giảm 3.770 triệu đông tương ứng 20,69% do nguồn thu chủ yếu của hoạt động này là thu từ tiền lãi gửi ngân hàng, thu cổ tức và doanh thu hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp như đầu tư mua bán chứng khoán, thanh lý các khoản vốn góp liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, công ty con, đầu tư vốn khác, lãi tỷ giá hối đối, lãi chuyển nhượng vốn.
Về thu nhập khác: Đây là khoản thu không nhiều trong tổng thu nhập của công ty nhưng nó cũng góp phần làm tăng hoặc giảm trong tổng doanh thu của công ty như năm 2011 thì giảm 30,89% tương ứng 93 triệu đồng so với năm 2010 nhưng sang đến năm 2012 thì lại tăng đáng kể tăng 576% tương ứng 1.199 triệu đồng so với năm 2011 nguồn thu này chủ yếu là thu từ việc thanh lý tài sản, thu từ việc bán phế liệu phế phẩm, thu do xử lý công nợ, xử lý chênh lệch, lợi nhuận của cổ đông không chia và thu bồi thường do nhân viên sai phạm.
Tóm lại, tổng doanh thu thực hiện của Công ty qua 3 năm đều giảm do tình hình thủy sản trong nước gặp nhiều khó khăn, điều này ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty mà trong đó doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty chiếm tỷ trong cao sao với tổng doanh thu như năm 2012 chiếm tới 97,03% trên tổng doanh thu.
4.4.1.2 Phân tích doanh thu theo kết cấu mặt hàng
Sản phẩm kinh doanh chủ yếu của công ty là Tôm bên cạnh đó là Mực những sản phẩm này rất đa dạng đủ sức cạnh trạnh đối với các đối thủ cùng ngành nghề với công ty. Ngoài ra công ty còn kinh doanh những sản phẩm khác như: Ghẹ xanh, ghẹ lột chiên giòn, thịt ghẹ, càng ghẹ, cua đông và ruốc sấy khô…
Công ty kinh doanh nhiều mặt hàng nhưng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty chủ yếu từ sản phẩm chính của công ty là sản phẩm Tôm và Mực đồng thời sản phẩm cá chủ yếu mang lại doanh thu từ công ty Cadovimex II và sản phẩm khác mang lại doanh thu nhưng không chủ yếu. Để thông qua đó biết được sản phẩm góp phần làm tăng doanh thu của công ty .
Bảng 4.7 Cơ cấu doanh thu theo nhóm sản phẩm qua 3 năm 2010, 2011, 2012 Đơn vị tính: triệu đồng Cơ cấu Doanh thu Năm Chênh lệch 2011 So với 2010 Chênh lệch 2011 so với 2012 2010 2011 2012 Số tiền Tỷ trọng ( % ) Số tiền Tỷ trọng ( % ) Số tiền Tỷ trọng ( % ) Số tiền Tỷ lệ ( % ) Số tiền Tỷ lệ ( % ) Sản phẩm Tôm 654.173 84,17 505.942 83,97 443.415 85,31 (148.231) (22,66) (62.527) (12,36) Sản phẩm Mực 85.666 11,02 78.826 13,08 64.094 12,33 (6.840) (7,98) (14.732) (18,69) Sản phẩm Cá 36.850 4,75 16.418 2,74 10.146 1,95 (20.432) (55,45) (6.272) (38,20) Sản phẩm khác 495 0,06 1.332 0,21 2.085 0,41 837 169 735 56,53 Tổng Cộng 777.184 100 602.518 100 519.740 100 (174.666) (22,47) (82.778) (13,74)
Qua bảng phân tích ta thấy tổng doanh thu bán hàng năm 2010 đến năm 2012 giảm mạnh nguyên nhân là do:
Năm 2010 đến năm 2012: Phần lớn Công ty chỉ thu được doanh thu từ hoạt động kinh tôm, việc kinh doanh các loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ khác không mang lại hiệu quả nên doanh thu thấp. Vì vậy doanh thu tôm chiếm tỷ trọng rất cao bình quân qua ba năm (84,48%) trong tổng doanh thu tiêu thụ các mặt hàng mà giá cả nguyên liệu đầu vào tăng trong đó Tôm nguyên liệu chiếm 93% tổng giá thành sản phẩm, nên ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu và lợi nhuận của công ty. Giá cả nguyên liệu đầu vào tăng vào những mùa trái vụ và giảm dần vào vụ chính. Mặt khác khách hàng Trung Quốc thường sang tận vùng nguyên liệu như ở Phú Tân là mỏ tôm của cả nước để thu gom. Ngoài ra tình trạng thiếu nguyên liệu kéo dài, quản lý bơm chích tạp chất vào nguyên liệu thủy sản chưa đồng bộ làm cho sản lượng thu mua sản xuất của công ty thấp vì vậy giá cả biến động thất thường không theo một qui luật chung nào, do đó cũng ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty. Nên doanh thu Tôm đều giảm qua ba năm.
Tình hình hoạt động bán hàng của Công ty gặp nhiều khó khăn hơn nên doanh thu các loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đều giảm cho thấy rõ ở hình dưới đây về cơ cấu doanh thu theo nhóm sản phẩm.
0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 700000
NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012
Tôm Mực Cá Khác
Hình 4.2 Cơ cấu doanh thu theo nhóm sản phẩm
Doanh thu bán tôm có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong ba năm, nhưng tổng doanh thu thì lại không cao mà giảm qua ba năm do nguyên liệu đầu vào của ba năm giảm tôm nguyên liệu thiếu mà còn nhiễm hóa chất kháng sinh như năm 2011 giảm 22,66% tương ứng 148.231 triệu đồng so với năm 2010 và năm 2012 giảm chỉ 12,36% tương ứng 62.527 triệu đồng so với năm 2012 đồng thời nguyên liệu tôm đầu vào thiếu kéo dài nên việc thu mua nguyên liệu khó khăn cùng với giá tôm đầu vào tăng nên sản phẩm đầu ra và doanh thu của
công ty giảm bên cạnh đó thì chịu sự canh tranh không lành mạnh đới với những doanh nghiệp cùng ngành và giá thức ăn tăng liên tục dẫn đến người nuôi tôm bị lỗ và ngừng nuôi bên cạnh đó thì nuôi tôm nước lợ bị bệnh đốm trắng và đầu vàng nên gây tôm chết nhiều và chết sớm do đó sản phẩm tôm nguyên liệu thiếu. Sản phẩm bán qua những thị trường chủ lực của công cũng giảm đồng thời sự chịu sự cạnh tranh của các doanh nghiệp khác cùng ngành.
Doanh thu bán mực có tốc độ tăng trưởng qua ba năm lúc giảm lúc tăng nhưng tổng doanh thu qua ba năm thì lại giảm như năm 2011 giảm hơn so với năm 2011 là 7,98% tương ứng là 6.840 triệu đồng sang năm 2012 thì tiếp tuc giảm 18,69% tương ứng 14.732 triệu đồng do tình hình đánh bắt thủy sản qua ba năm gặp rất nhiều khó khăn ảnh hưởng từ điều kiện tự nhiên nên sản phẩm sản xuất ra giảm qua ba năm nhưng đảm bảo về chất lượng.
Còn doanh thu sản phẩm cá chủ yếu từ công ty con Cadovimex 2 mang lại và doanh thu từ sản phẩm khác tăng đều qua ba năm nhưng không đáng kể.
Tóm lại, doanh thu qua ba năm của công ty giảm do tình trạng mà sản phẩm chính của công ty là tôm và mực giảm nên kéo theo doanh thu của công ty giảm. Tuy nhiên để đánh giá chi tiết hơn cần xem xét tới chi phí mà công ty đã bỏ ra đầu tư để đạt đến mục đích cuối cùng là lợi nhuận để đưa ra phương hướng kinh doanh có lợi cho công ty.
4.4.2 Phân tích chi phí kinh doanh
Những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh là chi phí vì vậy cần xem xét tình hình thực hiện chi phí một cách cẩn thận nhằm hạn chế tối thiếu các loại chi phí trong quá trình hoạt động kinh doanh thì sẽ đồng nghĩa với việc làm tăng lợi nhuận cho công ty và nâng cao được kết quả hoạt động kinh doanh.
Tổng chi phí của công ty từ năm 2010-1012 bao gồm các khoản như: Giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính và chi phí khác được trình bày qua bảng số liệu dưới đây:
Bảng 4.8 Tổng hợp chi phí của công ty qua 3 năm 2010 – 2012 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011 so với 2010 Chênh lệch 2011 So với 2012 2010 2011 2012 Số tiền Tỷ lệ ( %) Số tiền Tỷ lệ ( %) 1. Giá vốn hàng bán 682.145 512.775 427.743 (115.370) (16,91) (85.032) (16,58 ) 2. Chi phí bán hàng 42.812 41.637 39.677 ( 1.175 ) ( 2,74 ) ( 1.960 ) ( 4,71 ) 3. Chi phí QLDN 29.615 26.633 28.216 ( 2.982 ) ( 10,06 ) 1.583 5,94 4. Chi phí TC 23.330 30.819 29.530 7.489 32,10 ( 1.289 ) ( 4,18 ) 5. Chi phí khác 64 109 941 48 75 832 763 Tổng chi phí 759.996 611.973 526.107 (148.023) (19,47) (85.866) (14,03)
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh qua 3 năm 2010-2012 – CADOVIMEX )
Qua bảng số liệu trên cho thấy cùng với sự tăng trưởng của tổng doanh thu thì tổng chi phí qua ba năm (2010-2012) cũng tăng lên không kém như:
Giá vốn hàng bán: Đây là khoản chi phí ảnh hưởng trực tiếp và rất lớn đến doanh thu của công ty đồng thời khoản chi phí này tỷ lệ thuận với doanh thu bán hàng của công ty do đó giá vốn hàng bán cũng giảm theo khi doanh thu giảm như giá vốn hàng bán năm 2011 thì giảm 115.37 triệu đồng so với năm 2012 tương ứng giảm 16,91% đến năm 2013 tiếp tục giảm 16,58% tương ứng 85.032 triệu đồng đều đó cho thấy giá vốn hàng bán tương đối ổn định giảm đều qua ba năm nguyên nhân do cơ chế thị trường sự biến động nguồn nguyên liệu ba năm tương đối không ổn định tình trạng nguyên liệu đầu vào kém phẩm chất nên lượng tiêu thụ ra giảm do nguồn nguyên liệu đầu vào giảm nên chi phí giá vốn hàng bán qua ba năm giảm.
Chi phí bán hàng của công ty cũng giảm qua ba năm phần chi phí này tùy thuộc vào hoạt động bán hàng của công ty trong mỗi năm nên chi phí bán hàng năm 2011 giảm 2,74 % so với năm 2010 nhưng sang năm 2012 lại giảm 4,71% so với năm 2011 nguyên nhân do công ty có số lượng khách hàng và đơn đặt hàng tương đối ổn định.
Chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty lúc tăng giảm qua ba năm (2010 - 2012) tuy tăng giảm qua ba năm nhưng khoản chi phí này ít biến động phần chi phí quản lý doanh nghiệp thì phần chi trả lương cho nhân viên chiếm tỷ trọng cao. Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2011 so với năm 2010 giảm
10,06% nhưng đến năm 2012 thì tăng 5,94%do công ty đầu tư trang thiết bị văn phòng mới và chi mua thêm đồ dùng.
Chi phí tài chính của công ty chủ yếu là lãi vay mà công ty phải trả cho những khoản vay trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đồng thời phần chi phí này chiếm phần lớn trong chi phí tài chính của công ty trong ba năm (2010 – 2012) khoản chi phí này lúc tăng lúc giảm nhưng giảm cũng không đáng kể như chi phí tài chính năm 2011 tăng 32,10% so với năm 2010 đến năm 2012 thì giảm chỉ có 4,18% so với năm 2011 như vậy chi phí tài chính của công ty không mấy lạc quan.
Chi phí khác chiếm phần rất nhỏ trong tổng số chi phí nên không gây ảnh hưởng nhiều đến chi phí của công ty nhung cũng góp phần ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty nhưng phần chi phí khác của công ty tăng qua 3 năm (2010 – 2012) năm 2011 tăng 75% so với năm 2010 đến năm 2012 tăng 763% so với năm 2011 nguyên nhân do vi phạm các điều khoản thanh toán với các nhà cung cấp nguyên liệu và một số khoản chi phí khác phát sinh trong quá trình đầu tư. Vì vậy công ty cần có biện pháp để giảm khoản chi phí này góp phần làm tăng lợi nhuận ở cuối năm.
Tóm lại, tổng chi phí tại công ty qua 3 năm có xu hướng giảm sự giảm này chủ yếu là do chi phí nguyên vật liệu đầu vào thấp nên giá vốn hàng bán thấp. Do đó công ty cần phải có chính sách thu mua và tồn trữ nguyên vật liệu hợp lý để nâng cao lợi nhuận. Ngoài ra, tổng chi phí tăng còn do sự gia tăng quá lớn trong chi phí lãi vay. Đây cũng là nhân tố Công ty cần xem xét kỹ khi quyết định đi vay, làm sao cho việc sử dụng vốn vay có hiệu quả.
4.4.3 Phân tích lợi nhuận của công ty
4.4.3.1 Phân tích tình hình lợi nhuận từ năm 2010 đến năm 2012
Để phán ánh đầy đủ các mặt số lượng và chất lượng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của công ty có thể phán ánh đầy đủ và toàn diện về công ty được trình bày qua bảng số liệu dưới đây.
Bảng 4.9 Tổng hợp lợi nhuận của công ty qua 3 năm 2010 - 2012 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011 So với 2010 Chênh lệch 2011 So với 2012 2010 2011 2012 Số tiền Tỷ lệ ( %) Số tiền Tỷ lệ ( %) 1. Lợi nhuận gộp 95.039 89.743 91.997 (5.296) (5,57) 2.254 2,51 2. Lợi nhuận HĐTC (7.840) (12.549) (15.075) (20.389) 260 (22.915) 182,60 3.Lợi nhuận HĐKD 9.452 8.879 9.029 (573) (6,06) 150 1,69 4. Lợi nhuận khác 237 99 466 (138) (58,23) 367 371 5. Tổng LNTT 9.689 8.978 9.495 ( 708 ) ( 7,31 ) 517 5,76
Lợi nhuận sau thuế 7.266 6.733 7.121 ( 533 ) ( 7,34 ) 388 5,76
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh qua 3 năm 2010 - 2012 – CADOVIMEX)
Qua bảng số liệu trên cho thấy lợi nhuận trước thuế của công ty tăng giảm đều qua ba năm (2010 – 2012) cho thấy công ty kinh doanh có hiệu quả trước tình trạng lạm phát của đất nước vẫn còn và tình hình khó khăn của ngành thủy sản.
Lợi nhuận trước thuế của công ty năm 2011 giảm 7.31% so với năm 2010 và sang năm 2012 thì lợi nhuận trước thuế tăng 5,76% so với 2011 nguyên nhân do khoản doanh thu từ từ hoạt động sản xuất kinh doanh qua ba năm cũng tăng giảm đều nhau. Bên cạnh đó lợi nhuận khác của công ty tăng trong năm 2012 là 371% so với năm 2011 còn lợi nhuận từ hoạt động tài chính âm qua ba năm cho thấy tình hình lãi vay của công ty vẫn còn cao mà khoản thu nhập tài chính của công ty không đủ để bù đắp được khoản lãi vay. Lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2012 tăng 388 triệu đồng tương ứng 5,76% so với năm 2011 kết quả đạt được không cao nguyên nhân do tình hình thủy sản của ngành năm 2012 có nhiều biến động và tình hình kinh tế Việt Nam năm 2012 gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó thì thị trường xuất khẩu chưa hoàn toàn hồi